Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé

Hình ảnh bụng bầu 8 tháng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Những phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8
  2. Sự thay đổi của mẹ bầu tháng thứ 8
  3. Một số lời khuyên dành cho các mẹ bầu 8 tháng

 

Đến giai đoạn mang thai tháng thứ 8, sự phát triển của em bé có nhiều thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, lúc này bé sẽ chuyển về ngôi thai thuận chuẩn bị cho sự chào đời. Đồng thời, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều biến chuyển kèm theo tâm lý lo lắng. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết những thay đổi của thai nhi và mẹ bầu 8 tháng kèm theo lời khuyên bổ ích nhé!

>> Tham khảo thêm:

Những phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8

Tháng thứ 8 của thai kỳ tương ứng với giai đoạn từ tuần 29 đến tuần 32. Thời điểm này, thai nhi sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt về thể chất và tinh thần như sau:

  • Thai nhi tuần 29 nặng khoảng 1,1kg và có chiều dài là 38,6 cm. Lúc này, em bé có nhiều cử động mạnh mẽ như là đá, đấm, trở mình. Bé cũng dần hình thành các cơ quan như não, bộ phận sinh dục và răng.
  • Mang thai tháng thứ 8thai nhi ở tuần 30 tiếp tục tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Chiều dài của bé lúc này khoảng 39,9 cm và cân nặng ước tính khoảng 1,4 kg. Sự tăng cân này làm cho lớp mỡ dưới da bé tích trữ nhiều hơn, khiến da bé căng và má bé trở nên phúng phính hơn. Trong giai đoạn này, tay và chân của thai nhi đã đủ khỏe, cho phép bé hoạt động mạnh mẽ. Bé thích uốn lượn, xoay người và thường có các cú đạp liên tục vào bụng mẹ.
  • Thai nhi tuần 31, bé nặng khoảng 1,5 kg và chiều dài cơ thể có thể đạt mốc khoảng 40 cm. Ngoài ta, lông và tóc của bé sẽ mọc dày hơn và thay cho lông mao ngoài da bé. Đồng thời, một số thai nhi có thể dịch chuyển quay đầu để sẵn sàng chào đời.
  • Khi đến tuần 32 của thai kỳ, thai nhi tiếp tục phát triển về thể chất. Bé dự kiến có trọng lượng khoảng 1,7 kg và chiều dài khoảng 42 cm. Bé vẫn tiếp tục cử động, tóc và móng tay của bé cũng phát triển dài hơn và bé đã có khả năng hồi đáp lại mẹ. Bạn sẽ bị ngạc nhiên khi đặt tay lên bụng, vì đôi khi bé sẽ đáp trả bằng cách đạp vào chỗ mà bạn vừa chạm.

>> Xem thêm: 

Hình ảnh bụng bầu 8 tháng của mẹ

Thai nhi tháng thứ 8 đã có đầy đủ bộ phận (Nguồn: Sưu tầm)

Sự thay đổi của mẹ bầu tháng thứ 8

Bên cạnh sự phát triển của bé, sức khỏe và thể chất của mẹ bầu 8 tháng cũng sẽ có nhiều biến chuyển. Những thay đổi của mẹ bầu phải kể đến như:

  • Khi mang thai tháng thứ 8, mẹ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động thường ngày của mình. Ở thời điểm này, em bé to lên làm căng lồng ngực khiến cho mẹ bầu khó thở hơn. 
  • Bụng của mẹ dần lớn lên, làm thay đổi trọng tâm của cơ thể và tạo áp lực lên lưng, gây đau lưng cho mẹ.
  • Mẹ sẽ gặp tình trạng giãn các khớp và dây chằng giữa xương chậu và cột sống vì sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Điều này khiến mẹ bầu 8 tháng có thể cảm thấy đau khi đi bộ, đứng lâu hoặc ngồi trong thời gian dài.
  • Chân mẹ sẽ có thể xuất hiện dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch kèm theo việc dễ bị triệu chứng chuột rút.
  • Nhiệt độ cơ thể của mẹ luôn cao và có thể cảm thấy nóng dù người xung quanh có thể cảm thấy lạnh.
  • Sự phát triển của tử cung theo bé cũng ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, có thể gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày và ợ nóng. 
  • Trong giai đoạn mang thai tháng thứ 8, mẹ cũng có thể bị đau lưng dưới. Nếu có triệu chứng này, hãy thông báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu mẹ chưa từng gặp phải trước đó, vì đây có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sắp xảy ra.
  • Nếu mẹ xuất hiện các hiện tượng như đau đầu, mờ mắt và cân nặng tăng hơn 500g một tuần thì khả năng mẹ mắc chứng tiền sản giật. Nếu nhận thấy điều này, mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay và thay đổi chế độ ăn uống hạn chế muối.

>> Xem thêm: 

Mẹ bầu 8 tháng dễ đau lưng

Em bé dần lớn lên khiến mẹ bầu 8 tháng dễ đau lưng (Nguồn: Sưu tầm)

Một số lời khuyên dành cho các mẹ bầu 8 tháng

Bổ sung dinh dưỡng: Sức khỏe của mẹ và cân nặng của thai nhi trong tháng thứ 8 phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đảm bảo ăn uống đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, nên tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ và giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt, hạn chế tiêu thụ các loại nước uống chứa chất kích thích, thực phẩm có nhiều đường, cũng như thức ăn giàu dầu mỡ và muối.

Ngủ nghỉ hợp lý: Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 8, mẹ bầu thường gặp các vấn đề về giấc ngủ vì thai nhi đã lớn và chèn ép cơ hoành. Nhưng mẹ hãy cố gắng ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt cũng rất quan trọng, vì mẹ sẽ rất bận rộn khi đến lúc con chào đời. Hãy nhớ rằng việc chăm sóc bản thân tốt nhất cũng là cách trực tiếp để chăm sóc cho con. Sự thư giãn của mẹ trong thời gian này cũng sẽ có lợi cho quá trình sinh nở sau này.

Mẹ bầu 8 tháng cần nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu 8 tháng cần nghỉ ngơi thư giãn để giữ một tinh thần thoải mái nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Không di chuyển nhiều, đi đường dài: Vì trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của mẹ rất nặng nề và dễ bị hụt hơi, do đó mẹ bầu không nên di chuyển đường dài. Nếu để bản thân mất sức sẽ khiến em bé phát triển không được toàn diện, tăng nguy cơ sinh non. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển xa, mẹ nên cầm theo giấy tờ liên quan để sẵn sàng nhập viện nếu có vấn đề gì không may xảy ra.

Khám thai định kỳ: Việc thường xuyên đi khám thai không chỉ giúp mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi. Gần ngày dự sinh, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ mỗi tuần một lần. Bác sĩ sẽ đưa ra dự đoán về ngày dự sinh của bé và theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

>> Xem thêm: 

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Huggies về giai đoạn mang thai tháng thứ 8. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi mẹ sẽ đón em bé chào đời. Chúc mẹ bầu giữ một tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ vì sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con. Mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác trong quá trình mang thai và sinh con sắp tới nhé!

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng công cụ dự đoán ngày sinh của Huggies để chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng chào dón bé con chào đời nhé!

>> Nguồn tham khảo: 

 
Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;