Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ khi mang thai

Hành trình mang thai mang đến cho mẹ rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: từ mừng vui, phấn khích đến hồi hộp, mong chờ,... và song song với những cung bậc yêu thương đó, là những nỗi lo trước những thử thách mới, vấn đề sức khỏe mà có thể mẹ chưa từng gặp qua. Một trong số đó có thể kể đến là bệnh trĩ thai kì. Để chuẩn bị tâm lí cũng như hiểu hơn về tình trạng "lòi dom" này, Huggies mời mẹ cùng tìm đọc bài viết dưới đây nhé!

Vì sao mang thai lại dễ bị trĩ?

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến khi mang thang với 20-50% thai phụ sẽ trải nghiệm ở mức đồ nhiều hay ít. Hầu hết, các phụ nữ đều không mắc bệnh trĩ cho đến khi mang thai. Bà bầu bị bênh trĩ là do các nguyên nhân sau:

  • Khi mang thai, theo Honor Health, trọng lượng cơ thể của bé yêu trong bụng mẹ càng tăng, nên tạo ra một áp lực trọng lượng lên các mô và cơ quan nội tạng của mẹ, đặc biệt là vùng xương chậu. Bên cạnh đó, dòng máu lưu chuyển vào các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng tại đây bị hạn chế, khiến các tĩnh mạch này sưng và gây đau.
  • Nội tiết tố khi mang thai làm các mô cơ, thành mạch của mẹ được nới lỏng. Sự giãn thành tĩnh mạch có thể dẫn đến hiện tượng sưng tại đây, khiến mẹ dễ bị trĩ trong thai kỳ.
  • Để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé yêu trong bụng, khi mang thai, mẹ bầu có thể tăng thể tích máu hơn 40% so với thông thường. Thể tích máu tăng, dẫn đến khả năng giãn tĩnh mạch cũng cao hơn, là một trong những nguyên nhân dễ khiến mẹ gặp bệnh trĩ khi mang thai.
  • Mẹ có tiền sử bệnh trĩ cũng dễ gặp trĩ trong thai kỳ.
  • Mẹ bị táo bón, thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài.
  • Mẹ tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai.
  • Mẹ ngồi hoặc đứng quá lâu trong một khoảng thời gian dài.

Tham khảo: Táo bón khi mang thai

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu mắc bệnh trĩ

Có hai dạng trĩ trong và trĩ ngoài. Để phân biệt dạng trị, mẹ có thể lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Nếu là trĩ trong, mẹ có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh.
  • Trĩ ngoài tạo cảm giác như có 1 vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng như một quả nho. Nếu nghi ngờ, hãy lấy một cái một gương và kiểm tra. 

Kích thước trĩ không nhất thiết phải phải chỉ số cố định và rõ rệt. Một số phụ nữ mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một "ngồi lên một con dao sắc" hoặc "bị rạch bởi một lá bài". Tuy nhiên, nếu mẹ thấy mình bị trĩ mà không cảm thấy đau đớn thì cũng không cần lo lắng.

Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác. Nếu mẹ lo lắng hãy kiểm tra hãy tới cơ sở y tế. Việc này sẽ tốt hơn cho sự an toàn của bạn và con bạn.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Chúng cũng có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể. Tất cả những cảm giác này sẽ trải nghiệm rất khác biệt nếu mẹ chưa từng trải qua trước đó.

Một số phụ nữ cho biết rằng sau khi quan hệ tình dục, cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.

Tham khảo: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không

chăm sóc mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai

Cách điều trị trĩ khi mang thai hiệu quả

Điều quan trọng là mẹ phải nhận ra sớm nếu có các dấu hiệu trĩ. Bác sĩ gia đình, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa của mẹ có thể giúp mẹ biết chắc chắn về điều đó. Đừng xấu hổ, mẹ có thể chắc chắn rằng họ cũng từng nhìn thấy hàng ngàn búi trĩ khác. Nếu họ cũng đã có một đứa con, họ sẽ càng đồng cảm với mẹ.

Có nhiều cách điều trị trĩ mà mỗi cách lại cho một có hiệu quả rất khác nhau. Nhưng thực tế, điều trị chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Hầu hết phụ nữ cho biết rằng họ rất khó chịu với các triệu chứng đó và chỉ cảm thấy thoải mái sau khi đã sinh con. Thậm chí có người đã mất vài tuần để tình trạng bị trĩ hoàn toàn mất đi.

  • Tránh bị táo bón.
  • Có một loạt các loại kem có thể giúp giảm thiểu ứ máu. Nhưng bạn cần nói chuyện với dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào trong khi mang thai.
  • Ngoài ra, có các loại kem giúp bôi trơn tại hậu môn sẽ giúp thải phân dễ dàng hơn.
  • Mẹ có thể uống một chút thuốc nhuận tràng. Nó giúp làm mềm phân và giúp điều hòa tần suất chuyển động trong ruột.
  • Mẹ cũng có thể mua miếng tẩm thuốc được ngâm tẩm với kem hoặc thuốc nước.
  • Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa thuốc gây mê hoặc gây tê cục bộ, rất hiệu quả để giảm đau.
  • Chườm lạnh / lau rửa và tắm nước mát cũng sẽ có hiệu quả.
  • Gói chườm đá cũng rất hữu ích, nhưng không nên dùng trong thời gian dài. Hãy đảm bảo đá lạnh được bọc gói với một miếng vải mềm được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bi-cacbonat có trong soda được hòa tan trong một bồn tắm nước ấm cũng có thể giúp ích cho mẹ.
  • Tránh nâng vật nặng. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.
  • Việc Giữ vùng hậu môn rất sạch sẽ là rất quan trọng. Sau khi đi tiêu hãy đảm bảo mẹ đã làm sạch mình rất kỹ bằng giấy vệ sinh mềm và khăn lau. Mẹ có thể dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Đừng ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
  • Tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị. Nó có thể dẫn đến việc bị đau hơn nữa khi đi vệ sinh.
  • Tránh làm trầy xước da nếu mẹ bị ngứa. Điều này có thể làm hỏng thành tĩnh mạch và suy chúng yếu thêm.
  • Hãy tập luyện Kegels chăm chỉ. Chúng giúp mẹ duy trì sức mạnh sàn chậu và sức khỏe, đảm bảo là tất cả mọi thứ trong cơ thể bạn có được sức mạnh vốn có của nó.
  • Ngủ nghiêng hẳn về một bên mà không phải là nằm ngửa hoặc sấp. Nghiêng trái là vị trí tốt nhất để giảm bớt ứ máu tại vùng chậu / hậu môn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa. Sẽ thật vô ích nếu có một bộ tiêu hóa yếu ớt.
  • Tránh tăng cân quá nhiều. Việc tăng cân lành mạnh nhất trong thai kỳ là ở trong khoảng 10-12 kg, nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hàng loạt các biến chứng khác.
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài vì sẽ gây tụ máu trong khu vực xương cùng.
  • Một chiếc gối có hình chữ O thể sẽ hữu ích. Mặc dù có một số ý kiến bất đồng của những người thực hiện chăm sóc sức khỏe rằng chúng sẽ hạn chế lưu lượng máu lưu chuyển ra - vào khu vực.

Tham khảo: Chữa bệnh trĩ cho bà bầu

Mẹo nhỏ khi bị trĩ

Trĩ có thể gây nhiều đau đớn và cảm giác hơn khi chúng nhô ra ngoài. Tìm cách nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại bên trong hậu môn, nó sẽ giúp làm giảm sự khó chịu và ứ máu. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhằm biết cách tốt nhất để làm việc đó.

Cách ngăn ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ

Có rất nhiều điều mà mẹ có thể thực hiện, nhưng thông thường không bảo đảm thành công hoàn toàn. Mẹ có thể hi vọng hoặc ước mong cơ thể mình miễn nhiễm với loại bệnh này. Tuy nhiên, có một số mẹo giúp làm giảm nguy cơ, ngăn ngừa mắc bệnh trĩ khi mang bầu mà mẹ nên tham khảo:

  • Tránh táo bón. Đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ.
  • Uống nhiều nước - ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác...có thể giúp mẹ tránh táo bón.
  • Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.
  • Đặt bàn chân của mẹ trên một chiếc ghế khi đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu mẹ cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Đừng bỏ qua những cảm giác cần về việc cần phải làm sạch và rỗng trong ruột bạn. Tín hiệu này dẫn đến các vấn đề về táo bón. Theo thời gian, nó cũng ảnh hưởng đến những việc các nhịp điệu và cảm giác bị giảm vì ruột đã không làm việc hiệu quả như yêu cầu.
  • Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của mẹ có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám...có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies®nào!

Mẹ đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;