Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chữa trị trào ngược dạ dày cho phụ nữ mang thai

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày

Đối với nhiều mẹ bầu, trào ngược dạ dày là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, thường xảy ra trong khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ. Tình trạng phổ biến này khiến không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi bởi thường xuyên bị ợ nóng, đầy bụng. Vị đắng hoặc chua đọng lại trong khoang miệng làm mẹ chán ăn, dẫn đến bé yêu trong bụng có thể bị thiếu dưỡng chất. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây của Huggies để có thêm thông tin về hiện tượng trào ngược dạ dày và cách giảm trào ngược hiệu quả khi mang thai nhé!

Trào ngược dạ dày khi mang thai là gì?

Trào ngược dạ dày (GERD) hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là hiện tượng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây nên các triệu chứng như ợ nóng. Những cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn trong một thời gian ngắn. Nếu trào ngược dạ dày diễn ra trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho thực quản của mẹ.

Hầu hết mọi người đều có thể bị trào ngược dạ dày, nhưng người béo phì, hút nhiều thuốc và phụ nữ mang thai là những nhóm có nguy cơ mắc cao hơn cả. Mẹ bầu có thể phòng tránh trường hợp này bằng cách tránh những thực phẩm có xu hướng kích hoạt chứng ợ nóng như: các loại trái cây họ cam, quýt, caffeine, đồ uống có gas hoặc soda, thức ăn cay, cà chua, socola hoặc các thức ăn có nhiều dầu mỡ. bệnh mô liên kết.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày ở mẹ bầu có thể kéo dài trong cả thai kỳ và nặng hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm nhẹ và hết hẳn ngay sau khi bé yêu ra đời.

Mẹ bầu có thể phân biệt hội chứng trào ngược dạ dày và nôn nghén bằng các biểu hiện khác nhau. Nôn nghén là tình trạng ốm nghén nặng, gây cảm giác đầy hơi, khó chịu ở bụng, buồn nôn và nôn nhiều gây mất nước và sút cân. Chứng nôn nghén có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6 của thai kỳ, còn đa phần rơi vào tuần 8 – 12 và sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu hoặc kéo dài đến hết thai kỳ.

Dấu hiệu mẹ bầu bị trào ngược dạ dày

Mẹ bầu sẽ dễ dàng nhận thấy mình có dấu hiệu trào ngược dạ dày khi có những biểu hiện rõ rệt sau:

  • Đầy hơi, ợ chua, ợ nóng: Ban đầu, mẹ có thể cảm thấy nóng rát vùng thượng vị rồi lan toả đến cổ họng, do axit trong dạ dày bắt đầu trào ngược. Ngoài ra, mẹ sẽ thấy những biểu hiện đi kèm như tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Buồn nôn, ói mửa: Khi mẹ ngủ, các tế bào thần kinh tiêu hoá hoạt động mạnh và tư thế nằm làm cho dạ dày với thực quản bằng nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch axit đẩy lên cổ họng. Vì vậy, mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Khó nuốt thức ăn: Mẹ cảm thấy đau cổ họng và khó nuốt thức ăn. Lý do cho việc này là do lớp niêm mạc ở thực quản bị phù nề, làm lối đi xuống của thức ăn bị thu hẹp lại khi mẹ ợ chua, ợ nóng quá nhiều lần.
  • Đau thượng vị, tức ngực: Tình trạng trào ngược dạ dày khiến các đầu mút ở thực quản phải chịu kích động mạnh từ dịch axit. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu tức ở vùng thượng vị, ngực.
  • Khàn tiếng và ho: Dịch axit bao tử có chứa thành phần enzyme pepsin và axit clohydric (HCl). Khi bị đẩy lên thực quản nhiều lần, dịch axit bao tử có thể làm dây thanh quản bị sưng, gây khàn tiếng, mất tiếng. Khi dịch này đi xuống thanh quản, sẽ dễ gây hiện tượng ho khi trào ngược.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Mẹ có thể luôn cảm thấy khó chịu do bụng chướng, khó tiêu. Tình trạng này diễn ra do thức ăn vẫn còn đọng lại ở dạ dày chưa tiêu hóa kịp, sản sinh ra chất độc gây hại trong dạ dày.

Vì sao mẹ bầu bị trào ngược dạ dày, ợ nóng?

Trong trường hợp thông thường, có hai nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày ở mẹ bầu:

  • Thay đổi hormone: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra lượng progesterone nhiều hơn bình thường, làm vòng cơ thắt thực quản mềm giãn ra và xuất hiện kẽ hở. Vì vậy, các axit cùng thức ăn sẽ dễ bị trào ngược thông qua các kẽ hở này.
  • Tử cung giãn nở: Để đảm bảo đủ không gian cho con yêu phát triển trong bụng, tử cung mẹ bầu sẽ bắt đầu giãn nở từ tháng thứ 4 thai kỳ. Hoạt động này vô tình làm tăng áp lực ổ bụng, gây kích thích dạ dày và ống hậu môn. Dạ dày và thực quản bị chèn ép làm tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản, gây trào ngược dạ dày thực quản ở mẹ bầu. Thống kê cho thấy, 80% mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ gặp phải các vấn đề tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là đau dạ dày và bệnh trĩ.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn do thực quản:

  • Suy cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản là cơ quan thấp nhất trong thực quản, nối liền thực quản với dạ dày, có nhiệm vụ giãn mở để đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Ở trạng thái bình thường thì cơ chỉ được giãn ra khi nuốt và đóng lại ngay sau đó để có thể ngăn ngừa không cho dịch dạ dày bị tràn lên. Nhưng khi cơ thắt bị suy yếu (có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cơ thắt bị suy yếu) sẽ khiến cho việc giãn nở và co lại thực hiện không đúng và khiến cho dịch ở dạ dày trào lên thực quản.
  • Sự bất thường ở cơ hoành: Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản. Nếu cơ hoành gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt dưới thực quản, đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.

Và những nguyên nhân do dạ dày:

  • Nồng độ hormone tăng đột biến: Nồng độ hormone relaxin trong cơ thể mẹ bầu nếu tăng đột ngột có thể cản trở quá trình tiêu hoá. Thức ăn mẹ đã ăn vào có thể được tiêu hoá ở dạ dày lâu hơn, cơ thể phải tiết ra nhiều axit hơn, dễ gây hiện tượng ợ hơi, đầy bụng.
  • Các bệnh liên quan đến dạ dày như: Ung thư dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào axit dạ dày lên thực quản.
  • Do lực tác động đến ổ bụng lớn: Các tình huống như ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây áp lực lớn cho ổ bụng cũng tạo điều kiện cho trào ngược dạ dày xuất hiện.

    Ngoài ra, khi tham vấn về tình trạng trào ngược dạ dày mẹ có thể sẽ được tư vấn các nguyên nhân khác như:

  • Nhiễm khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là thủ phạm chính gây nên nhiều tình trạng bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ bầu sẽ có thể bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp phát triển và gây bệnh.
  • Mặc quần áo chật: Việc lựa chọn trang phục chưa phù hợp với kích cỡ cơ thể đang dần lớn hơn có thể sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, bụng bị bó hẹp và chèn ép lên dạ dày nên dễ bị trào ngược hơn.
  • Căng thẳng và lo lắng kéo dài: Có rất nhiều lý do khiến mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài trong gia đoạn này như lo lắng về việc chuẩn bị nuôi dưỡng và chăm sóc con yêu trong tương lai. Điều đó sẽ khiến lượng cortisol sản sinh nhiều hơn và làm giảm khả năng hoạt động của vòng cơ thắt thực quản dưới khiến cho việc kích thích tiết dịch vị axit nhiều hơn. Khi axit dư thừa quá nhiều dễ dàng bị trào ngược lên.
  • Thừa cân, béo phì: Mẹ bầu có thể có tâm lý chung là càng cố gắng ăn nhiều các loại thực phẩm càng tốt để giúp con tăng cân. Tuy nhiên, nếu ăn với mức quá nhiều hoặc ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên nướng, thức ăn nhanh,... làm lượng chất béo bão hoà tồn tại nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Đây cũng chính là thủ phạm gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Tiền sử bệnh: Khi mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hay thoát vị Hiatal, trào ngược dạ dày cũng có thể là nguy cơ mẹ bầu dễ gặp tình trạng này.
  • Sử dụng các chất kích thích: bia rượu, thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá; Sử dụng một số loại thuốc tây y như: Thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng, trị cao huyết áp, kháng sinh,… khiến mẹ bị trào ngược dạ dày.
  • Yếu tố bẩm sinh, di truyền: Tỷ lệ con cái, cháu chắt bị trào ngược dạ dày ở những gia đình có bố mẹ, ông bà mắc bệnh sẽ cao hơn so với các trẻ khác mà các thành viên trong quan hệ huyết thống gặp phải tình trạng này.
  • Ốm nghén: Ốm nghén là hội chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Hội chứng này đặc trưng bởi triệu chứng buồn nôn và nôn mửa thường xuyên. Mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng ốm nghén có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa, kích thích dạ dày co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị và phát sinh cơn đau.

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày và ợ nóng

Cách giảm trào ngược dạ dày cho mẹ bầu

Sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn có thể giúp làm giảm chứng trào ngược dạ dày, nhưng mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé. Một số loại thuốc chứa hàm lượng natri cao, có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng trong các mô cơ thể. Thêm vào đó, cũng có vài loại thuốc có chứa thành phần nhôm, sẽ không an toàn cho mẹ bầu.

Huggies sẽ mách mẹ một số bí kíp giảm trào ngược dạ dày cho mẹ bằng các thói quen ăn uống, sinh hoạt và vận động lành mạnh sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành các bữa chính và phụ, các bữa có thể cách nhau khoảng 2 tiếng.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chậm - nhai kỹ - no lâu.
  • Tránh đồ ăn dầu mỡ, cay nóng hoặc có chứa bất cứ thành phần nào làm giãn cơ thắt thực quản dưới cũng như làm tăng nguy cơ ợ nóng.
  • Không uống nước trong khi ăn.
  • Không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.
  • Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ tốt cho quá trình tiêu hóa.
  • Nằm ngửa hoặc nghiêng sang trái và gối cao đầu khi ngủ.
  • Mặc quần áo thoải mái, co giãn tốt để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý trong suốt quá trình mang thai.
  • Ăn 1 đến 2 hộp sữa chua mỗi ngày để kích thích quá trình tiêu hóa.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà lưu ý rằng:

bac si

Các mẹ nên tránh ăn tối quá muộn, đặc biệt là ăn cách giờ ngủ chưa tới 2 giờ. Càng ăn tối muộn thì mẹ bầu dễ lười vận động, thức ăn càng tiêu hóa chậm, ì ạch ứ trệ lại trong hệ tiêu hóa và lên men, khiến hơi thở có mùi chua. Mẹ bầu nên chọn các bữa tối nhẹ nhàng với rau củ, trái cây, thực phẩm ít calo, ít béo. Sau khi ăn, các mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa phần nào, tránh ứ đọng nhiều tại dạ dày, nơi có nồng độ acid cao. 

bac si

Tham khảo: Dinh dưỡng cho bà bầu.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày nặng mẹ bầu cần gặp bác sĩ

Hiện tượng trào ngược dạ dày có thể thuyên giảm một phần sau khi mẹ thay đổi lối sống và tận dụng các mẹo nêu trên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hiện tượng trào ngược dạ dày vẫn kéo dài kèm thêm các triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa khác như: viêm loét dạ dày. Mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng sau:

  • Nôn mửa liên tục.
  • Đau dạ dày kéo dài, có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất theo thời gian.
  • Bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Cơ thể xanh xao và sụt cân trong thời gian ngắn.
  • Các triệu chứng khởi phát liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.
Trào ngược dạ dày tuy không nguy hiểm nhưng cũng cần được khắc phục sớm, để mẹ bầu có một thai kỳ thoải mái và nhẹ nhàng. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với mẹ bầu. Mẹ hãy tìm đọc thêm những kiến thức về Chăm sóc trong thai kỳ và các thắc mắc thường gặp trong Góc chuyên gia nhé! 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;