Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị - Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Dinh dưỡng cho bà bầu
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Tiền sản giật

Phòng ngừa tiền sản giật

Tiền sản giật chỉ xảy ra ở thai kì của con người. Rối loạn này xuất hiện từ giữa tam cá nguyệt thứ 2 với tần suất khoảng 5-8% thai kì. Tiền sản giật có thể phát triển sớm hơn ở trường hợp nặng hoặc có thể chỉ là vấn đề nhỏ trong cả thai kì, thậm chí có khi chỉ xuất hiện sau khi sinh.

Tiền sản giật thường gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Một số nghiên cứu cho thấy tần suất gặp lên đến 10% nhưng là con số nào đi nữa thì đây cũng là vấn đề sản khoa nghiêm trọng trong thai kì. Do đó, các bà mẹ mang thai nên khám thai định kì để theo dõi có bị tiền sản giật không. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể trở thành sản giật gây nhiều biến chứng nặng nề cho cả mẹ và con. 

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Triệu chứng của Tiền sản giật

  • Tăng huyết áp.
  • Có đạm trong nước tiểu.
  • Phù – thường rõ ở bàn tay, chân và bàn chân.

Tham khảo: Bà bầu phù chân tháng cuối

Tiền sản giật xảy ra thế nào?

Trong các trường hợp nhẹ, tiền sản giật thường không ảnh hưởng mẹ và bé. Nhưng nếu lưu lượng máu giảm và ảnh hưởng chức năng nhau thai, bé sẽ tăng trưởng không tốt như bình thường nên bé sinh ra có thể bị nhẹ cân. Tình trạng giảm lượng oxy và dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng tổng thể của bé, vấn đề này gọi là Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR).

Nếu mẹ bị tiền sản giật nặng, sẽ có nguy cơ bong nhau thai ở nơi mà nhau thai gắn kết với thành tử cung. Những trường hợp huyết áp quá cao có thể dẫn đến sinh non hoặc thậm chí tử vong thai.

Thời gian là vấn đề rất quan trọng với tiền sản giật. Phải cân bằng được sự tăng trưởng và điều kiện ra đời của bé với sức khoẻ của mẹ. Nguy cơ bé tử vong thường không do rối loạn của tiền sản giật mà lại do biến chứng của sinh non.

Tham khảo: Dấu hiệu sinh non

Tiền sản giật xảy ra thế nào

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật

  • Mang đa thai. (Tham khảo: Mang thai đôi)
  • Mang thai con đầu lòng.
  • Bà bầu lớn tuổi (hơn 40 tuổi).
  • Có tiền sử tăng huyết áp trước đó (tăng huyết áp vô căn).
  • Bị đái tháo đường hoặc bệnh lý thận trước đó.
  • Thai kì trước đây bị tiền sản giật.
  • Tiền sản giật có vẻ liên quan đến di truyền và có tiền sử gia đình.
  • Bà bầu thiếu dinh dưỡng. (Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu)
  • Bệnh lý răng miệng cũng được cho là có liên quan.
  • Thừa cân hoặc béo phì trong thai kì. (Tham khảo: Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ)

Tại sao tiền sản giật xảy ra

Thật ra người ta vẫn chưa biết chính xác tại sao tiền sản giật xảy ra. Mặc dù yếu tố nguy cơ có vẻ rõ ràng nhưng không thể hoàn toàn căn cứ vào đó. Ngoài ra sự đáp ứng viêm ở mẹ cũng có thể là vấn đề vì hệ thống miễn dịch của mẹ có thể sẽ phản ứng lại với em bé và nhau thai.

Điều trị tiền sản giật thế nào?

Tiền sản giật sẽ khỏi sau em bé chào đời. Nếu huyết áp bà bầu quá cao có thể ảnh hưởng sức khoẻ mẹ hay bé, sinh mổ sớm là giải pháp chọn lựa.  Nếu thai chưa đủ trưởng thành, mẹ sẽ được chỉ định dùng thêm steroid để thúc đẩy phổi thai nhi phát triển hơn. Thỉnh thoảng dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cũng giúp kéo dài thời gian bé ở trong bụng mẹ càng lâu càng tốt.

Nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ hoặc trung bình, bà bầu sẽ được kê toa uống các thuốc hạ áp và đo huyết áp mỗi ngày. Các bà bầu có thể tự đo huyết áp bằng các máy đo cầm tay tự động. Yếu tố chính trong kiểm soát tiền sản giật là theo dõi huyết áp bà bầu và nhịp tim của thai. Nghỉ ngơi trên giường và giảm hoạt động thể chất có thể giúp giảm huyết áp về mức bình thường. Luôn theo dõi sát để đảm bảo tiền sản giật không phát triển thành sản giật.

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Khi nào huyết áp trở nên quá cao?

Theo định nghĩa, tăng huyết áp là khi huyết áp trên ở mức 140-159 và huyết áp dưới ở mức 90-109. Tăng huyết áp nặng là khi huyết áp trên cao hơn 160 và huyết áp dưới cao hơn 110.

Khi nào cần đến bác sĩ

Thỉnh thoảng, tiền sản giật có thể trở nên nguy hiểm và diễn ra trong thời gian rất nhanh, mặc dù ảnh hưởng của nó đôi khi không rõ ràng. Bạn nên đi khám nếu có các dấu hiệu sau:

  • Đột ngột phù tay, mặt hoặc chân làm bạn tăng cân vì cơ thể giữ nước.
  • Đau bụng vùng dạ dày và có vẻ như là khó tiêu. Đau có thể lan ra 2 bên xương sườn.
  • Đau đầu dữ dội không bớt sau khi nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.
  • Mờ mắt. Nhìn thấy chớp sáng là dấu hiệu cảnh báo.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Cảm giác bất an cho bản thân hoặc cho bé.
  • Thay đổi thể tích nước tiểu so với bình thường.

Chuyện gì xảy ra sau khi sinh?

Nên tiếp tục theo dõi huyết áp sau khi sinh. Nếu huyết áp vẫn còn cao, bạn sẽ được kê toa dùng thuốc hằng ngày đến khi huyết áp trở về bình thường. Việc theo dõi thường xuyên rất quan trọng. Đa số huyết áp sẽ tự trở về bình thường sau khi sinh bé.

Một số bằng chứng cho thấy bà bầu bị tiền sản giật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau cao hơn. Do đó bạn nên giữ cân nặng vừa phải và lối sống tích cực để giúp giảm thiểu các nguy cơ sức khoẻ lâu dài.

Phòng ngừa tiền sản giật

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Một số bà bầu uống aspirin mỗi ngày từ lúc thai được 14 tuần để phòng ngừa. Nhưng việc này chỉ có tác dụng ở một số người.

Ngoài ra cũng có bằng chứng cho rằng bổ sung thêm can-xi trong chế độ ăn có thể giúp phòng ngừa tiền sản giật.

Tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bà bầu

Tìm sự hỗ trợ

  • Đến gặp bác sĩ để tư vấn thêm.
  • Tham khảo thông tin ở www.aapec.org.au

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!

Cùng Huggies tính ngày dự sinh nhé

Cùng Huggies tính ngày dự sinh nhé

EmptyView

Huggies đồng hành cùng bạn

Tã dán sơ sinh

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ