Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cảm giác đắng nhạt miệng khi mang thai

Hội chứng loạn vị khi mang thai

Một trong những triệu chứng bất thường nhất khi mang thai là sản phụ cảm thấy vị lạ như có kim loại trong miệng mình. Khi lần đầu tiên xuất hiện, vị này có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu một cách mơ hồ. Nhưng cảm giác này rất thực, và nó phổ biến đến độ có hẳn một cái tên, là chứng loạn vị giác (Dysgeusia). Cùng Huggies tìm hiểu hiện tượng đắng hoặc nhạt miệng khi mang thai nhé.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu cảm thấy như thế nào khi bị đắng, nhạt miệng?

Loạn vị giác thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ (từ tuần 1– tuần 12) và thường tự mất đi trong các giai đoạn kế tiếp. Nhiều phụ nữ mô tả loạn vị giác là cảm giác như thể mình ngậm một mớ tiền kim loại trong miệng hoặc lúc mút cái tay vịn bằng sắt. Vị này cũng có thể được miêu tả như một dư vị chua còn lại sau khi ăn đồ ăn, mặc dù lúc ấy sản phụ chưa ăn gì cả.

Thật không may cho mẹ nếu như chứng loạn vị giác lại xuất hiện ngay sau thời gian mẹ vừa trải qua những biểu hiện ốm nghén. Nếu so sánh chứng buồn nôn khi ốm nghén thì việc bị chứng loạn vị giác hành thực sự rất khó chịu. Với vài phụ nữ, vượt qua được những cơn buồn nôn đã giúp vị giác hoạt động trở lại. Với nhiều người khác, họ phải trải qua từng triệu chứng một. Thậm chí, có người vừa bị buồn nôn, vừa bị loạn vị giác cùng lúc.

Tham khảo: Thời kỳ thai nghén

Nguyên nhân nào gây đắng/nhạt miệng ở mẹ bầu?

Theo Healthline, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp hiện tượng đắng miệng, nhạt miệng trong quá trình mang thai:

  • Rối loạn vị giác: Hội chứng này có thể là nguyên nhân làm mẹ bầu không cảm nhận đúng hương vị thật của thức ăn nữa. Các vị đắng, chua, cay, mặn, ngọt bị thay đổi liên tục làm mẹ bầu mất cảm giác thèm ăn và giảm sút sự thích thú khi ăn, uống.
  • Rối loạn nội tiết trong thai kỳ: Khi mang thai, hormone thai kỳ tăng cao, cộng với việc cơ thể bị rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng đến vị giác và khiến mẹ bầu thường bị đắng miệng.
  • Viêm tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt bị nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút hoặc bị nhiễm trùng có thể khiến tuyến nước bọt bị tắc, làm giảm việc tiết nước bọt trong quá trình xử lý thức ăn ở khoang miệng. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không vệ sinh răng miệng phù hợp hoặc không chú ý đến việc phải uống đủ nước hàng ngày, có thể dẫn đến việc tăng khả năng bị viêm tuyến nước bọt, dẫn đến cảm giác khô miệng, đắng miệng.
  • Trào ngược dạ dày: Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường có tâm lý ăn cho hai người, khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động nhiều, dạ dày phải sản xuất nhiều dịch vị hơn để tiêu hóa thức ăn. Việc dư thừa axit hoặc gặp chứng bệnh liên quan đến dạ dày sẽ khiến axit, hơi, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương cho thực quản, thanh quản, dễ khiến mẹ bầu hay bị ợ chua, đắng miệng, buồn nôn.
  • Thói quen ăn uống: Quá trình thai nghén hoặc do sở thích cá nhân, nhiều mẹ bầu có xu hướng ăn nhiều đồ ăn có vị đắng như: mướp đăng, rau đắng, nghệ, vỏ cam… Việc này khiến cho những lần thưởng thức món ăn tiếp theo của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng, nhưng hiện tượng này chỉ mang tính tạm thời và sẽ nhanh hết, mẹ yên tâm nhé.

Nhạt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trang đắng miệng, nhạt miệng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi trong bung mẹ. Tuy nhiện, khi mẹ bị nhạt miệng khi mang thai trong trong thời gian dài, việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả em bé do làm ảnh hưởng đến tâm lý và chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Một số ảnh hưởng mẹ nên lưu ý như sau:

  • Em bé bị suy dinh dưỡng, phát triển không tốt, bị thiếu chất vì không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Mẹ có khả bị dọa sảy thai
  • Nếu như mẹ bị vấn đề này quá lâu, thai nhi sẽ có nguy cơ tử vong và ảnh hưởng xấu đến mẹ.

Tham khảo: Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên làm gì khi bị loạn vị giác?

Chứng loạn vị giác rất khó điều khiển và thậm chí rất khó để có thể giải quyết. Nó sẽ tự ổn khi thai của mẹ lớn dần, vì thế cùng với thời gian mẹ có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Thông thường, mẹ sẽ cảm thấy một sự dễ chịu hẳn sau khi bước qua giai đoạn đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt đầu tiên) khi nội tiết tố đã ổn định và cơ thể đã hòa hợp cùng với thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, một số phụ nữ cảm thấy chứng loạn vị giác này kéo dài suốt thời gian mang thai, và buộc phải học cách sống chung với nó.

Thức ăn và các loại sốt làm tăng sự tiết nước miếng có thể giúp mẹ. Miệng tiết ra nhiều nước miếng có thể tẩy sạch cảm giác khó chịu. Nhưng, với những sản phụ đã tiết nước miếng quá nhiều và miệng bị khô thì dù có tăng hơn nữa cũng không có tác dụng nhiều.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Bà bầu bị nhạt miệng nên ăn uống như thế nào?

Những thức ăn mẹ nên ăn

Bánh sandwich

Để có được bữa ăn vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa tạo cảm giác ngon miệng, sandwich là một trong những lựa chọn không thể không nhắc đến. Sandwich cung cấp khoáng chất, protein, vitamin.

Ngoài ra, mẹ có thể ăn chung với hành tây, rau xanh và cà chua để bổ sung thêm chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Sữa chua

Sữa chua có công dụng kích thích vị giác rất tốt. Mẹ có thể ăn sữa chua chung với các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, điều) và trái cây cắt nhỏ. Mật ong, phô mai cũng là lựa chọn phù hợp để ăn cùng với sữa chua. Ngoài ra, ăn sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Khoai tây hấp/nướng

Đây là loại củ có chứa những chất dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu như: chất xơ, canxi, kali, kẽm, vitamin C, B1, B2 và phốt pho. Điều đáng lưu ý ở đây là protein trong khoai tây còn tốt hơn protein trong đậu nành và những loại rau củ khác.

Những thức ăn mẹ không nên ăn

Mẹ nên tránh xa các loại thức ăn sau:

  • Gia vị cay nóng: tiêu, ớt, sốt mù tạt, bột cà ri,..
  • Những món ăn có mỡ động vật
  • Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:

bac si

Một số lưu ý về ăn uống mẹ bầu cần ghi nhớ khi bị đắng nhạt miệng:
• Tránh ăn đồ chiên xào vì mỡ nhiều trong đồ ăn khiến thức ăn chậm tiêu hóa. Nên ăn các thức ăn luộc, hấp…thay cho chiên xào.
• Tránh ăn thức ăn tẩm quá nhiều gia vị gây tăng cảm giác khó chịu nơi khứu giác, tang phản ứng kích ứng ở dạ dày.
• Tránh các thức ăn cứng khó tiêu…làm dạ dày thêm ì ạch.
• Tránh ăn xong tập vận động ngay. Việc ăn xong lên giường ngủ ngay cũng không phải là một giải pháp tốt vì thức ăn cứ tồn đọng trong dạ dày và không thể tiêu hóa được

bac si

 

một số bí kíp, mẹo khắc phục tình trạng đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai

Một vài mẹo nhỏ khắc phục tình trạng đắng miệng, nhạt miệng:

  • Đánh răng thường xuyên với loại kem bạc hà.
  • Sử dụng bàn chải có mặt lưỡi, để có thể vệ sinh toàn diện.
  • Dùng chỉ nha khoa để xỉa răng mỗi ngày. Đặc biệt chú ý đến vùng nướu, nơi thức ăn và vi khuẩn bám nhiều.
  • Sử dụng nước súc miệng và súc vào giữa các lần đánh răng. Mẹ nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để kiểm tra xem hóa chất trong nước súc miệng có tiềm ẩn nguy hiểm gì cho thai nhi
  • Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm
  • Uống nước lọc suốt cả ngày, có thể vắt thêm vài lát chanh hoặc trái cây chua vào khi uống.
  • Ngậm và ăn đá lạnh. Có thể ăn đá với nước chanh, chút thuốc bổ hoặc nước trái cây.
  • Các loại trái cây họ chanh như cam, nho, chanh, dứa và kiwi có thể tốt cho mẹ.
  • Các món ngâm chua như dưa chua, dưa chuột muối, ôliu, tương ớt và các loại nước sốt cũng sẽ tốt.
  • Khoai tây muối và dấm, nhưng đừng ăn quá nhiều, chúng rất dễ gây ghiền.
  • Táo xanh.
  • Kẹo có vị chua.
  • Sing-gum nhai không đường.

Đắng miệng, nhạt miệng tuy không phải là một chứng bệnh nguy hiểm đối mới mẹ bầu, nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu và dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ khi tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm. Ngoài ra, triệu chứng đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như trào ngược dịch mật, suy giảm chức năng gan,…Vì thế mẹ bầu nên lưu ý theo dõi và thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Để tìm hiểu thêm về thông tin chăm sóc trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo chuyên mục Mang thai hoặc gửi các các thắc mắc chưa có lời giải đáp về Góc chuyên gia Huggies để được tư vấn thêm.

Đồng thời, mẹ đã có thể bắt đầu nghĩ đến tên cho bé, tham khảo cùng Huggies nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;