Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Có nên dùng sữa chua cho bé 6 tháng không?

cho bé dưới 1 tuổi ăn sữa chua

Mẹ mong muốn bổ sung sữa chua cho bé 6 tháng vì những lợi ích mà sản phẩm này mang lại. Tuy nhiên, mẹ lại thắc mắc rằng liệu con của mình đã đến độ tuổi có thể ăn được sữa chua hay chưa và cách dùng như nào cho đúng. Hiểu được tâm lý đó, bài biết dưới đây của Huggies sẽ giải đáp giúp mẹ câu hỏi ”Có nên cho bé 6 tháng ăn sữa chua” và sự hướng dẫn của chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh trong bài viết sau mẹ nhé!

>> Tham khảo:

1. Sữa chua là gì?

Sữa chua là sản phẩm được làm đa số từ sữa bò tươi, được lên men bởi các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus sp, Bifido sp, Streptococcus thermophilus... Các vi khuẩn sẽ chuyển hóa đường lactose trong sữa thành acid lactic, tạo môi trường toàn với PH= 4-5, gây bất lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, đồng thời cũng làm các protein trong sữa đông vón lại, biến sữa từ dạng lỏng thành sệt. Nói dễ hiểu hơn một chút sữa chua chính là sữa bò tươi đã lên men nhờ lợi khuẩn tiêu hóa 1 phần trước khi được trẻ sử dụng.

>> Tham khảo thêm: Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng

Sữa chua là sữa bò tươi được lên men

Sữa chua là sữa bò tươi được lên men (Nguồn: Sưu tầm)

2. Lợi ích từ sữa chua cho bé 6 tháng 

Vì sự tạo thành đặc biệt như trên, sữa chua đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể của trẻ em bao gồm:

Bổ sung dinh dưỡng

Sữa chua trẻ em là thức ăn giàu dinh dưỡng. 100g sữa chua cung cấp khoảng 100 kcal/ đây là thức ăn có năng lượng cao hơn nhiều so với sữa thông thường (sữa công thức 100ml chỉ cung cấp khoảng 67 kcal). Sữa chua giàu đạm, chứa 5-6g/ 100g với thành phần casein chiếm 80%, còn lại 20% là đạm whey. Chất béo trong sữa chua chiếm 4-5g/100g, khoảng 70% chất béo bão hòa với hàm lượng acid béo rất đa dạng phong phú, rất dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó sữa chua rất giàu vitamin và khoáng chất, canxi chiếm 121mg/ 100g sữa chua, phospho 95mg, ngoài ra còn có sắt, magie, kẽm, và các vitamin nhóm B, C, E, K, A, D. Do đó, với hàm lượng đạm cao và canxi dễ hấp thu, sữa chua là thực phẩm có tác dụng nổi trội để hỗ trợ phát triển xương, giúp trẻ cao lớn, hệ răng xương chắc khỏe.

>> Tham khảo thêm: Chi tiết cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi bé trai đầy đủ

Bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột

Nhờ lượng lớn vi khuẩn có lợi đi vào đường ruột sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cạnh tranh thức ăn với vi khuẩn gây hại, giúp vi khuẩn xấu không thể tăng trưởng mạnh, cũng giúp bảo vệ cho trẻ không mắc các bệnh lý đường ruột. Khi trẻ dùng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, sữa chua cho bé rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Sữa chua nên dùng cách xa cử kháng sinh mới có hiệu quả. Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, sữa chua giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy nhờ lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

>> Tham khảo thêm: Lời đáp từ chuyên gia: Mẹ cho con bú uống bia được không?

Giúp tiêu hóa thức ăn

Các lợi khuẩn trong sữa chua trẻ em có khả năng tổng hợp vitamin, men tiêu hóa phụ với men tiêu hóa non yếu của trẻ để tiêu hóa thức ăn, đồng thời giúp hấp thu thức ăn dễ dàng hơn vào cơ thể. Đối với một số trẻ bị bất dung nạp lactose thể nhẹ do thiếu men lactase nên không thể tiêu hóa được lactose có trong sữa, thì sữa chua là sản phẩm làm từ sữa có thể dùng được vì lactose đã được vi khuẩn chuyển hóa thành lactic. Tương tự khi trẻ bị bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, táo bón, suy dinh dưỡng, niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương dẫn đến giảm hấp thu thì sữa chua là thức ăn thích hợp vì rất dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, vitamin và khoáng chất. Nghiên cứu đã chứng minh cơ thể hấp thu sữa chua tốt hơn gấp 3 lần so với sữa bò tươi.

>> Tham khảo thêm: Cách dùng vitamin D3 K2 MK7 cho trẻ sơ sinh đúng và hiệu quả

>> Bí kíp cho mẹ:

Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu u, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Tăng cường miễn dịch tại ruột và cơ thể

Hệ tiêu hóa người là cơ quan miễn dịch lớn nhất cơ thể nó chiếm tới 80% tế bào sản xuất kháng thể. Sữa chua cho bé là nguồn bổ sung các vi khuẩn có ích (probiotic) cho ống tiêu hóa giúp tăng cường tiêu hóa hấp thu, tăng cường chức năng miễn dịch tại ruột và toàn bộ cơ thể. Những nghiên cứu gần đây ở Nhật Bản, Italy và Thụy Sĩ đã chứng minh được rằng sữa chua làm tăng hàm lượng kháng thể chống vi khuẩn. Gần đây nhất người ta còn tìm thấy hàm lượng interferon có thể được gia tăng gấp ba lần trong máu của người có thói quen dùng sữa chua hàng ngày. Interferon là kháng thể không đặc hiệu của tế bào để chống lại sự nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus. Ngoài ra, đặc tính bảo vệ của vi khuẩn chí trội bifidus còn tổng hợp vitamin, tổng hợp enzym hệ tiêu hóa và giảm pH môi trường phân nên ức chế vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, trong sữa chua có ít nhất 10 loại kháng sinh không độc hại, dễ phân hủy và không tồn tại trong cơ thể có thể giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh và cảm cúm.

>> Tham khảo: Vàng da sơ sinh và các biến chứng nguy hiểm

Mẹ có thể xem thêm video clip về những bệnh lý tiêu hóa thường gặp của bé (Nguồn: Youtube Huggies)

Bảo vệ răng miệng

Sữa chua trẻ em có hàm lượng chất béo thấp nên không gây ra các vấn đề về răng, miệng. Axit lactic có trong sữa chua cũng góp phần bảo vệ lợi rất tốt.

Như vậy, sữa chua không những là một thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng mà còn là nguồn bổ sung các vi khuẩn có ích cho ống tiêu hóa, làm tăng cường tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, làm tăng cường chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể và sữa chua còn được sử dụng trong dinh dưỡng điều trị các bệnh tiêu hóa, không dung nạp lactose, tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.

>> Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho bé

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

3. Khi nào mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua?

Mẹ không biết trẻ mấy tháng ăn được váng sữa, sữa chua vì cả 2 sản phẩm này đều giúp tăng sức đề kháng cho bé. Mẹ băn khoăn có nên dùng sữa chua, váng sữa cho bé 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng hay 9 tháng? Theo chuyên gia Mỹ Linh, bé từ 6 tháng tuổi là đã có thể ăn sữa chua và váng sữa. Mẹ có thể dùng sữa chua cho bé ăn dặm. Ăn sữa chua cũng giống như tất cả thức ăn dặm khác cần tuân thủ nguyên tắc ăn dặm: ăn từ ít đến nhiều. Sữa chua cho bé 6 tháng đến 1 tuổi có thể làm từ sữa công thức hoặc sữa mẹ là dễ tiêu hóa nhất. Nếu bố mẹ quá bận rộn thì có thể mua sữa chua làm sẵn bán ngoài thị trường từ các thương hiệu uy tín.

Khởi đầu nên ăn bao nhiêu là đủ? Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn sữa chua không đường khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50 gram. Tăng lượng sữa chua từ từ để hệ đường ruột thích nghi từ từ. Trẻ dưới 12 tháng tuổi tối đa có thể ăn một hộp sữa chua nhỏ khoảng 100ml một ngày.
>> Tham khảo: Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua (Nguồn: Sưu tầm)

4. Những tiêu chí chọn và cho bé ăn sữa chua đúng cách

Sữa chua cho bé có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên để phát huy hết tác dụng của sữa chua chúng ta cần chọn và cho trẻ ăn đúng cách:

Chọn đúng loại sữa chua dành riêng cho bé

Ở mỗi giai đoạn phát triển, bé đều có những điểm khác biệt riêng. Vì vậy, để hỗ trợ sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé, mẹ cần lựa chọn loại sữa chua phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của bé. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho bé có một chế độ dinh dưỡng đa dạng và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả, cũng như tạo điều kiện cho bé thưởng thức thức ăn ngon miệng hơn.

Không nên ăn lúc đói

Không dùng sữa chua ngay trước bữa ăn bởi nếu ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ pH thích hợp để lợi khuẩn sinh trưởng và phát triển tốt là 4 - 5 trở lên; còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống nên các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 - 2 giờ sau bữa ăn. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.

>> Tham khảo: Chảy máu cam ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc

Các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 - 3 giờ mới nên ăn sữa chua.

Không đun nóng sữa chua

Sữa chua thường bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, vì vậy, để đảm bảo tác dụng của sữa chua và tránh trẻ bị viêm họng do quá lạnh, cần lấy sữa chua ra khỏi tủ bảo quản trước giờ ăn 15 - 30 phút. Trong trường hợp cần dùng gấp, có thể để làm ấm lên bằng cách đặt sữa chua vào bát nước nóng khoảng 60 - 80oC. Tuyệt đối không đun nóng sữa chua vì làm mất tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.

Bảo quản trong tủ lạnh

Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về, tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua. Khi mua, cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.

>> Tham khảo: Cách cai sữa cho bé

Cho bé ăn sữa chua đúng cách để mang lại lợi ích tốt nhất

Cho bé ăn sữa chua đúng cách để mang lại lợi ích tốt nhất (Nguồn: Sưu tầm)

5. Top 3 loại sữa chua dành cho bé 6 tháng bổ dưỡng nhất

Sữa chua Susu Vinamilk

Sự thành công và uy tín của Vinamilk không chỉ giới hạn ở quốc gia mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế, khẳng định vị thế là một thương hiệu sữa tiềm năng toàn cầu. Sản phẩm sữa chua của Vinamilk là  nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ em chứa đựng nhiều chất xơ, canxi, vitamin A,và vitamin B, giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện, kích thích sự thông minh của trẻ.

Sữa chua Hoff

Hoff là thương hiệu sữa chua đến từ Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ như phô mai tươi và váng sữa. Sữa chua Hoff được chế biến từ phương pháp lên men tự nhiên, sử dụng nguồn sữa bò tươi kết hợp với 100% trái cây tự nhiên. Với nhiều thành phần dưỡng chất, Hoff không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé, bao gồm cả trí não và thể chất.

Sữa chua Nestle P'tit

Nestlé P’tit là dòng sản phẩm sữa chua dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi, đến từ thương hiệu nổi tiếng Nestlé. Sản phẩm đặc biệt đa dạng về thành phần dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Đặc biệt, trong thành phần của sữa chua Nestlé P’tit có chứa vitamin C giúp củng cố hệ miễn dịch, vitamin D kết hợp với canxi để hỗ trợ việc phát triển hệ xương, giúp bé có chiều cao và xương cứng cáp...

6. Những câu hỏi thường gặp

Trẻ 6 tháng, 7 tháng ăn sữa chua mấy lần 1 tuần thì tốt?

Theo thông tin mà Huggies đã cung cấp thì độ tuổi thích hợp để cho trẻ bắt đầu ăn sữa chua là từ sau 7.5 tháng tuổi vì khi đó thì hệ tiêu hóa của bé đã đủ khỏe mạnh để có thể hấp thụ được toàn diện chất dinh dưỡng. Trước 7.5 tháng tuổi thì các mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa chua trắng không đường và lượng sữa chua ăn không quá 80gram/lần/ngày, 1 tuần nên cho bé ăn 2 lần.

Nên cho trẻ ăn sữa chua có đường hay không đường?

Nếu bé đang trong giai đoạn vừa bắt đầu tập ăn sữa chua (từ 6 tháng đến 7.5 tháng tuổi) thì mẹ nên sử dụng sữa chua không đường dành riêng cho trẻ. Nếu bé đã lớn và cần nhiều năng lượng hơn thì mẹ hãy cho trẻ ăn sữa chua có đường nhé.

Trẻ mấy tuổi ăn được sữa chua người lớn?

Trẻ sau 2 tuổi thì có thể ăn được sữa chua người lớn. Còn nếu trẻ vẫn đang trong giai đoạn mới tập ăn từ 6 tháng tuổi đến trước 2 tuổi thì mẹ không nên cho bé ăn sữa chua dành cho người lớn. Bởi sản phẩm sữa chua cho người lớn không thích hợp với hệ thống tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Avatar expert

BS. Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bs. Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;