Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Trắc nghiệm nhận biết bạn đã có thai

Trắc nghiệm nhận biết bạn đã có thai

Nếu đang phân vân "Liệu mình có mang thai hay chưa?" nhưng lại còn quá sớm để sử dụng que thử thai, thì hãy làm ngay bài trắc nghiệm dưới đây để xem thử mình đã có thai chưa nhé!

>>> Tham khảo: 
Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất
Nhìn bụng biết có thai như thế nào?

BÀI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT BẠN ĐÃ CÓ THAI HAY CHƯA

Để làm bài trắc nghiệm để nhận biết có thai, ghi lại câu trả lời của bạn (A, B, C hoặc D) trên một mảnh giấy và kiểm đếm các câu trả lời dựa trên bảng kết quả ở cuối bài này.

Câu hỏi 1 – Bạn nghĩ kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ tới trong bao lâu?

A. Hai tuần hoặc nhiều hơn.

B. Trong một vài ngày.

C. Trễ vài ngày.

D. Trễ bất thường - một tuần hoặc hơn.

Thông tin cho bạn

Nếu thời gian không phải là 2 tuần thì có thể bạn đang ở giai đoạn rụng trứng. Một số phụ nữ mệt mỏi và đầy hơi gần thời điểm này. Chờ cho đến khi qua thời điểm đó, bạn cần đi xét nghiệm thai nếu bạn vẫn còn nghĩ rằng có thể bạn đang mang thai.

 

Câu hỏi 2 – Bạn cảm thấy ngực thế nào?

A. Bình thường.

B. Căng nhẹ.

C. Sưng lên.

D. Cả B và C.

Thông tin cho bạn

Hầu hết (nhưng không phải tất cả) phụ nữ trải qua hiện tượng căng ngực trong kỳ đầu mang thai, tuy nhiên không phải ngực bạn không thay đổi có nghĩa là bạn không có thai.

 

Câu hỏi 3 – Bạn có hay mệt mỏi không?

A. Không.

B. Một hoặc hai lần.

C. Tôi mệt mỏi vào cuối ngày.

D. Tôi hoàn toàn kiệt sức từ sáng đến tối.

Thông tin cho bạn

Hầu hết (nhưng không phải tất cả) phụ nữ bị mệt mỏi ở đầu thai kỳ, tuy nhiên không phải không mệt mỏi là bạn không có thai.

 

Câu hỏi 4 - Bạn có cảm thấy buồn nôn?

A. Không.

B. Đôi khi hơi buồn nôn.

C. Thỉnh thoảng buồn nôn nhưng khi ăn thì cơn buồn nôn sẽ hết.

D. Không thể nuốt bất cứ thứ gì xuống và mệt mỏi cả ngày.

Thông tin cho bạn

Mặc dù phần lớn phụ nữ mang thai đều buồn nôn trong thời gian đầu của thai kỳ, nhưng không phải tất cả đều như vậy. Không buồn nôn cũng không có nghĩa là không mang thai.

 >> Tham khảo: Ốm nghén: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Câu hỏi 5 – Cảm xúc của bạn có thất thường không?

A. Không.

B. Một chút.

C. Có, thường ủ rũ.

D. Có – tinh thần bất ổn, buồn vui thất thường.

Thông tin cho bạn

Nội tiết tố sản sinh trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến các bà bầu là khác nhau. Nếu bạn không thay đổi cảm xúc cũng không có nghĩa là bạn không mang thai.

 

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Câu hỏi 6 - Bạn có đi tiểu thường xuyên hơn?

A. Không.

B. Hơn một chút so với bình thường.

C. Có, thậm chí có một lần đi vào ban đêm.

D. Rất thường xuyên, tôi dường như không thể chịu nổi vài giờ.

Thông tin cho bạn

Nội tiết tố sinh ra trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng đến các bà bầu là khác nhau. Nếu bạn không đi tiểu thường xuyên không có nghĩa là bạn không mang thai.

 

Câu hỏi 7 – Bạn có hay thèm ăn hoặc thấy vị tanh trong miệng?

A. Không.

B. Có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước kia không thường ăn.

C. Có vị lạ trong miệng- có thể hơi tanh.

D. Cả hai câu trên.

Thông tin phản hồi:

 Cả hai đều có thể là dấu hiệu đầu thai kỳ nhưng không phải tất cả phụ nữ mang thai có những triệu chứng này.

 

Câu hỏi 8 – Bạn có thấy gì lạ ở chất nhầy ở tử cung hay âm đạo?

A. Không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào.

B. Chất nhầy cổ tử cung dường như mỏng và co giãn.

C. Chất nhầy cổ tử cung dày hơn bình thường.

D. Chất nhầy cổ tử cung dày và nhiều hơn bình thường.

Thông tin phản hồi:

Thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung có thể là một dấu hiệu mang bầu sớm nhưng có thể bạn có thể bỏ lỡ thay đổi đó nếu không thường xuyên kiểm tra. Nếu bạn không nhận thấy sự thay đổi đó không có nghĩa là bạn không mang thai.

  >> Tham khảo: Máu báo thai là gì và cách phân biệt rõ ràng nhất

Câu hỏi 9 – Bạn có hay chảy máu nướu răng khi đánh răng hay chảy máu cam không?

A. Không bao giờ.

B. Có chảy máu nướu răng.

C. Có chảy máu cam.

D. Cả B và C.

Thông tin phản hồi:

Ở một số phụ nữ, mang thai có thể làm tăng độ nhạy của màng nhầy. Nếu bạn không chảy máu nướu răng khi đánh răng hay chảy máu cam không có nghĩa là bạn không mang thai.

 

Câu hỏi 10 – Gần đây, bạn có bị đau đầu thường xuyên hơn không?

A. Không.

B. Một hai lần đau đầu.

C. Đau đầu thường xuyên.

D. Đau đầu mỗi ngày.

Thông tin phản hồi:

Trong ba tháng đầu mang thai, đau đầu là chuyện bình thường. Nếu trước đây bạn hay bị đau đầu, mang thai có thể làm cho vấn đề này tệ hơn.

 

BẢNG TÍNH ĐIỂM

CÂU HỎI A B C D
1. Khi nào bạn đợi kì kinh nguyệt tiếp theo? 0 1 2 3
2. Bạn cảm thấy ngực thế nào? 0 1 2 3
3. Bạn có hay mệt mỏi không? 0 1 2 3
4. Bạn có cảm thấy buồn nôn? 0 1 2 3
5. Cảm xúc của bạn có thất thường không? 0 1 2 3
6. Bạn có đi tiểu thường xuyên hơn? 0 1 2 3
7. Bạn có hay thèm ăn hoặc thấy vị tanh trong miệng? 0 1 2 3
8. Bạn có thấy gì lạ ở chất nhầy ở tử cung hay âm đạo? 0 1 2 3
9. Bạn có hay chảy máu nướu răng khi đánh răng hay chảy máu cam không? 0 1 2 3
10. Gần đây, bạn có bị đau đầu thường xuyên hơn không? 0 1 2 3

KẾT QUẢ: BẠN ĐÃ CÓ THAI HAY CHƯA?

Hầu hết câu A / 0-11 điểm

Bạn không có dấu hiệu mang thai sớm. Một số triệu chứng mang thai cần có thời gian để phát triển thêm, và những phụ nữ không có kinh nghiệm hầu như không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu ban đầu này cho đến khi việc mang thai rõ hơn. Hãy xem chúng như giai đoạn để bạn tiếp cận với việc mang thai.

Hầu hết câu B / 12-23 điểm

Có một vài dấu hiệu mang thai sớm xuất hiện. Tuy nhiên, dễ nhầm lẫn vì có nhiều điểm giống nhau giữa dấu hiệu thời kỳ đầu mang thai và những căng thẳng trong thời kỳ kinh nguyệt. Chờ đợi và xem chúng như giai đoạn để bạn tiếp cận với việc mang thai, hoặc nếu bạn không thể chờ đợi, hãy làm xét nghiệm thai. Tuy nhiên nếu xét nghiệm quá sớm, bạn sẽ nhận được một kết quả không chính xác ngay cả khi bạn đang mang thai.

Hầu hết câu C / 24-35 điểm

Bạn đang có vài dấu hiệu mang thai sớm. PMT có thể giải thích một vài điều nhưng cần phải làm xét nghiệp thử thai để kiểm tra. Càng gần đến ngày kinh mà bạn xét nghiệm thì kết quả càng chính xác hơn.

Hầu hết câu D / 36+ điểm

Bạn có nhiều dấu hiệu mang thai - nhưng chúng có thể là PMT, thậm chí có thể do tâm lí của bạn khi bạn quá mong có con - tiềm thức đôi khi có thể đánh lừa cơ thể chúng ta. Chờ đến qua kỳ kinh, bạn hãy làm xét nghiệm mang thai. Nếu bạn đang cảm thấy lo ngại kỳ kinh muộn, hãy đến gặp bác sĩ, bởi vì một số phụ nữ không có kết quả dương tính do mức độ hCG thấp.

>> Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng nhất không nên bỏ qua

Theo Patient, nếu bạn đang trong độ tuổi có khả năng sinh sản và vẫn có các hoạt động tình dục bình thường thì dù có sử dụng các biện pháp tránh thai cũng không hoàn toàn loại bỏ khả năng mang thai. Vì vậy, khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình đang bị trễ hoặc có các triệu chứng mang thai thì vẫn nên kiểm tra xem mình có mang thai không nhé. Ngoài việc hoàn thành bài trắc nghiệm phía trên, bạn hãy kết hợp que thử thai và các phương pháp thử thai khác để có kết quả cuối cùng chính xác nhất nhé!

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Thụ thai hoặc tìm hiểu  Cách tính ngày rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất bạn nhé. 


 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Cách tính tuổi thai kỳ
Thụ thai 31/10/2018

Cách tính tuổi thai nhi và ngày dự sinh chính xác nhất

Tuổi thai nhi được tính như thế nào? Ngày dự sinh được tính ra sao? Các phương pháp tính tuổi thai đơn giản, chính xác nhất mà mẹ có thể tham khảo qua bài viết dưới đây!

Thời điểm dễ thụ thai nhất
Thụ thai 31/10/2018

Thời điểm dễ thụ thai nhất

Thời điểm sinh hoạt vợ chồng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thụ thai. Quan hệ càng gần thời điểm rụng trứng (khi trứng rời khỏi buồng trứng) thì cơ hội thụ thai càng cao.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;