Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Táo bón sau sinh - mẹ nên điều trị như thế nào?

mẹ bầu bị táo bón sau sinh

Bài viết đã được thông qua cố vấn y khoa từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chuyên ngành Nội Nhi của bệnh viện Nhi Đồng 1.

Có khoảng 20% mẹ bỉm sau sinh gặp hiện tượng táo bón. Táo bón sau sinh luôn khiến các sản phụ cảm thấy không thoải mái, thậm chí đau rát, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy mẹ bị táo bón sau sinh nên làm gì và hiện tượng này gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ trọng không? Huggies mời mẹ cùng tìm đọc thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Táo bón sau sinh là gì?

Sau khi sinh nở một thời gian, mẹ có thể sẽ gặp phải tình trạng táo bón. Táo bón sau sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ngay cả các mẹ chưa từng bị táo bón trong hoặc trước khi mang thai.

Táo bón sau sinh là tình trạng đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần và kèm theo triệu chứng đau rát hậu môn khi đi đại tiện. Ngày nay, tình trạng này được xem xét như là một bệnh lý bởi nó tự tồn tại với những nguyên nhân cơ năng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón sau khi sinh làm giảm chất lượng cuộc sống của người phụ nữ và khiến việc chăm sóc con cái trở nên khó khăn hơn.

Táo bón sau sinh là gì

Táo bón sau sinh ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (Nguồn: Very Well)

Vì sao mẹ bị táo bón sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bỉm gặp tình trạng táo bón sau sinh. Một số nguyên nhân phổ biến có thể là do:

  • Nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ còn cao.
  • Mẹ sử dụng thuốc giảm đau khi chuyển dạ như: pethidine hoặc diamorphine.
  • Mẹ sử dụng một số vitamin và dưỡng chất như: viên sắt, canxi và uống sữa bột.
  • Mẹ bị táo bón trong quá trình mang thai và tiếp tục kéo dài nhiều tháng sau sinh.
  • Sau sinh, mẹ mất nhiều máu và nước do sản dịch, đại tràng không được cung cấp dưỡng chất tốt, dẫn đến táo bón.
  • Mẹ mất nhiều nước để tạo sữa cho con bú nhưng lại ít uống nước bổ sung vì sợ loãng sữa, dẫn đến phân khô cứng.
  • Chế độ ăn sau sinh của mẹ nhiều đạm, ít rau, củ, quả,…
  • Hệ thống tiêu hóa bị chậm lại trong quá trình chuyển dạ.
  • Mẹ ít vận động và bị căng thẳng, làm ức chế nhu động ruột.
  • Mẹ bị đau khi đại tiện do vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn chưa lành, nhịn hoặc ngại đi, dẫn đến táo bón.
  • Hiện tượng táo bón sau sinh có nguy hiểm không?

    Táo bón sau sinh có thể tự khỏi vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng, xen kẽ với tiêu chảy, hoặc phân đi ra có chất nhầy hoặc máu, mẹ nên báo với bác sĩ ngay.

    Việc táo bón lâu ngày sẽ tạo ra áp lực trực tràng, dẫn đến nguy cơ bị trĩ hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác, nên mẹ cần lưu ý nhé!

    Điều trị táo bón sau sinh như thế nào?

    Điều trị táo bón sau sinh dùng thuốc

    Phương pháp điều trị này cần hạn chế tối đa nếu mẹ cho bé bú trực tiếp vì các thành phần của thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi điều trị táo bón bằng thuốc này nhé.

    Điều trị táo bón sau sinh không dùng thuốc

    Mẹ có thể giảm tình trạng táo bón sau sinh bằng việc điều chỉnh thực đơn, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý như:

  • Bổ sung chất xơ vào bữa ăn: Việc ăn thức ăn lợi sữa là rất quan trọng nhưng mẹ cũng đừng quên bổ sung đủ các loại rau, hoa quả tươi hàng ngày nhé. Các chất xơ sẽ giúp kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, hút nước và trương nở, tạo khối phân giúp thải lượng phân ra ngoài cơ thể.
  • Ăn đúng giờ: Chia nhỏ các bữa ăn và ăn các loại thức ăn lỏng. Mẹ cũng có thể bổ sung một cốc sữa chua trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
  • Uống nhiều nước: Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể uống nước lọc, nước hoa quả, nước canh, nước trong thức ăn,…
  • Giữ tinh thần thoải mái: Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón phổ biến.
  • Hạn chế các loại thức ăn khó tiêu như: đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Kiêng ăn các thức ăn tinh chế như: thức ăn nhanh, đồ hộp.
  • Không sử dụng các loại chất kích thích như: cà phê, chè đặc, bia, rượu, thuốc lá,...
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Sau sinh, mẹ nên đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng, giúp tăng cường lưu thông máu, các cơn co thắt thành ruột tăng lên, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Phụ nữ sau sinh bị táo bón nên ăn gì?

    Việc bổ sung các thực phẩm sau đây vào chế độ ăn sẽ giúp mẹ giảm tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả đồng thời lợi sữa cho con bú:

  • Đu đủ chín:
  • Đu đủ là loại hoa quả không những có hàm lượng chất xơ dồi dào mà còn chứa men tiêu hóa papain, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng như đẩy nhanh quá trình đào thải phân. Quả đu đủ còn mang đến một công dụng khác cho mẹ là lợi sữa. Vì thế, mẹ nên kết hợp đu đủ chín vào bữa ăn hàng ngày.

    Táo bón sau sinh nên ăn gì

    Đu đủ không chỉ hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh còn có lợi cho sữa mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

  • Khoai lang
  • Khoai lang từ lâu đã được biết đến với đặc tính nhuận tràng và sử dụng trong điều trị táo bón. Một củ khoai lang vừa, cả vỏ chứa tới 4g chất xơ, rất tốt để giảm chứng khó tiêu.

  • Trái bơ
  • Theo nghiên cứu cho thấy, một quả bơ mang đến cho cơ thể 9g lượng chất xơ thiết yếu hàng ngày. Bơ chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nên có tác dụng tốt trong việc chữa táo bón sau sinh. Không chỉ vậy, quả bơ còn cung cấp magie cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ làm mềm và đào thải nhanh phân ra ngoài.

    Quả bơ là thực phẩm trị táo bón sau sinh hiệu quả

    Quả bơ cung cấp dưỡng chất cần thiết trong điều trị táo bón sau sinh (Nguồn: Sưu tầm)

  • Các loại hạt
  • Một số loại hạt như hạt lanh, hạt hạnh nhân, hạt bí ngô,... chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, không chỉ giúp giảm tình trạng táo bón sau sinh mà còn mang đến nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ qua sữa mẹ. Các mẹ nên bổ sung các loại hạt giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.

  • Sữa chua
  • Sữa chua chứa nhiều men vi sinh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Khi men vi sinh đi vào đường tiêu hóa, chúng sẽ thúc đẩy vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sữa chua cũng hỗ trợ giảm chứng khó tiêu, đầy bụng và táo bón.

     Sữa chua hỗ trợ giảm triệu chứng khó tiêu, táo bón sau sinh rất hiệu quả

    Sữa chua hỗ trợ giảm triệu chứng khó tiêu, táo bón sau sinh rất hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

  • Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
  • Vì quá trình vượt cạn khiến mẹ mất đi một lượng máu đáng kể nên việc bổ sung chất sắt trước và sau khi sinh là rất quan trọng. Những thực phẩm bổ sung sắt giúp phục hồi lượng máu bị mất trong quá trình sinh như: nghêu, sò, ốc, các loại thịt đỏ, hạt đậu, diêm mạch, bí ngô, các loại rau bina, bông cải xanh,...

  • Ngũ cốc
  • Các loại ngũ cốc như yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt và lúa mạch có nhiều chất xơ hòa tan, có lợi cho sức khỏe đường ruột. Để giảm tình trạng táo bón sau sinh, mẹ nên bổ sung các loại ngũ cốc và bánh mì nguyên cám sau đây:

    - Yến mạch: Cám yến mạch chứa 15g chất xơ trên 100g.

    - Lúa mì: Cám lúa mì chứa 43g chất xơ trên 100g.

    - Gạo lứt: 1 cốc gạo lứt chứa 4g chất xơ.

    - Bánh mì nguyên cám: Một lát bánh mì nguyên cám chứa khoảng 2-3g chất xơ.

     Ngũ cốc không chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân mà còn giúp điều trị táo bón sau sinh rất hữu hiệu

    Ngũ cốc không chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân mà còn giúp điều trị táo bón sau sinh rất hữu hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

  • Các loại thức uống bổ dưỡng
  • Để giảm táo bón sau sinh, mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày, trung bình là 2 lít nước, số lượng này có thể được tăng lên tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

    Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm các loại nước khác giúp hỗ trợ nhu động ruột như sinh tố, nước trái cây, trà thảo mộc, đồ uống bổ sung canxi,…

    >> Tìm hiểu thêm: Chế độ sau sinh - nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé

    Giảm táo bón sau sinh khi đi đại tiện đúng cách

    Một số nguyên tắc sau mẹ cần nên chú ý để tình trạng táo bón sau sinh được cải thiện:

  • Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo được “thói quen” cho não bộ và tăng cường sự hoạt động ổn định của đường ruột, đại tràng của mẹ. Mẹ nên đi tốt nhất là vào buổi sáng hoặc bất cứ khung giờ nào mẹ cảm thấy thoải mái.
  • Không được nhịn đi tiêu: Bên cạnh làm mất phản xạ đi tiêu, dẫn đến táo bón nặng hơn; nhịn đi tiêu còn chất thải tích tụ lâu ngày trong cơ thể, sản sinh ra nhiều chất độc không tốt.
  • Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh: Mẹ đừng mang sách, điện thoại vào nhà vệ sinh để giải trí nhé, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, lâu ngày gây ra táo bón, trĩ.
  • Chú ý tư thế đi vệ sinh: Tư thế tốt nhất để đi tiêu chính là tư thế ngồi xổm, tạo điều kiện để đẩy khối chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Nếu bồn cầu nhà mình là bệ bệt thì mẹ có thể để một chiếc ghế tầm 20cm dưới chân để tạo tư thế ngồi xổm.
  • Táo bón sau sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, vì vậy, mẹ đừng cảm thấy lo sợ hoặc quá hoang mang nhé. Hy vọng mẹ sẽ mau chóng vượt qua cơn khó chịu mang tên táo bón này, và tận hưởng một hành trình làm mẹ thật suôn sẻ, đong đầy niềm vui và hạnh phúc. Mẹ hãy truy cập Góc chuyên gia Huggies nếu còn đang lo lắng ở những vấn đề sau sinh khác nhé!

    >>> Có thể bạn quan tâm:

  • Trẻ sơ sinh bị táo bón: 4 nguyên nhân cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh
  • Táo bón khi mang thai và cách chữa hiệu quả
  • Nguồn tham khảo:

    https://www.healthline.com/health/pregnancy/postpartum-constipation

    https://www.webmd.com/parenting/what-to-know-about-postpartum-constipation#

    >> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
    Sinh con 30/11/2018

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

    Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

    sinh ba khác trứng
    Sinh con 30/11/2018

    Sinh ba khác trứng

    Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
    Bé tập đi 15/01/2019

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

    Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;