Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh? Có nguy hiểm không?

Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Những dấu hiệu chuyển dạ giả khiến mẹ bầu nhầm lẫn mình sắp lâm bồn và lo lắng về sự an toàn của thai nhi. Vậy chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh? Chuyển dạ giả có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cùng Huggies tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo thêm:

  • 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong 24 giờ, 2 ngày và 1 tuần
  • Dấu hiệu vỡ ối sắp sinh như thế nào?
  • Chuyển dạ giả là gì?

    Để hiểu rõ đáp án chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, mẹ cần nắm rõ khái niệm chuyển dạ giả. Chuyển dạ giả là tình trạng cơn gò tử cung xuất hiện và biến mất nhưng không kích thích quá trình sinh em bé. Những cơn đau chuyển dạ giả có cường độ đều nhau, không diễn ra dồn dập như quá trình chuyển dạ thật. Thai phụ có thể gặp các cơn gò dạng này ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

    Có khi, bạn cảm thấy những cơn co thắt bụng dưới vào giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 2 hoặc sớm hơn nhưng không gây mở cổ tử cung. Chuyển dạ giả cũng được xem là “bước đệm” cho thấy giai đoạn chuyển dạ thật sắp diễn ra.

    Tham khảo thêm: Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?

    Chuyển dạ giả là gì

    Chuyển dạ giả là hiện tượng cơn gò tử cung xuất hiện và biến mất, nhưng không kích thích sinh con (Nguồn: Internet)

    Dấu hiệu chuyển dạ giả Braxton Hicks (cơn gò sinh lý)

    Phụ nữ mang thai thường gặp phải cơn gò Braxton Hicks vào một số giai đoạn trong thai kỳ. Chuyển dạ giả Braxton Hicks thường đi kèm với những dấu hiệu như xuất hiện dịch âm đạo màu nâu, chất lỏng chảy ra từ vùng kín, đau lưng, chuột rút,... Bên cạnh đó, các cơn gò không lặp lại theo chu kỳ, chúng có thể mạnh hơn hay yếu đi và thường gặp khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.

    Ban đầu, các cơn gò chuyển dạ giả xuất hiện không thường xuyên, chỉ một vài lần trong ngày. Khi thai phụ bước vào 3 tháng cuối thai kỳ và gần đến ngày sinh thì các cơn gò mới xảy ra nhiều lần trong nhiều giờ liên tục. Cơn gò có thể giúp làm mềm và mỏng cổ tử cung, góp phần làm cho quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi mà không cần thực hiện các phương pháp khởi phát chuyển dạ.

    Xem thêm: 

  • Hướng dẫn cách rặn đẻ & thở không đau khi sinh thường
  • Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ thật như thế nào?
  • Chuyển dạ giả Braxton Hicks

    Chuyển dạ giả Braxton Hicks thường đi kèm với dấu hiệu xuất hiện dịch âm đạo, đau lưng, chuột rút (Nguồn: Sưu tầm)

    Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh?

    Từ tuần thai 37, những cơn co thắt sinh lý giả sẽ bắt đầu xuất hiện, cường độ tăng dần cho đến sát ngày sinh. Một số mẹ bầu còn xuất hiện dịch nhầy màu hồng - do nút nhầy cổ tử cung có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung khi phụ nữ mang thai bị bong ra. Khi dịch nhầy ra ngoài có nghĩa tử cung có hiệu sẵn sàng cho việc sinh em bé.

    Ngoài ra, trong khoảng thời gian này mẹ bầu còn cảm nhận được sự tụt xuống của thai nhi. Đây được xem là quá trình di chuyển của thai nhi để tạo áp lực cho cổ tử cung mở nhanh hơn. Thông thường, ít nhất cũng phải sau 1 -2 tuần thì các mẹ bầu mới chuyển dạ thật.

    Tóm lại, chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Câu trả lời là không có thời gian nhất định cho mẹ biết chính xác chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh. Thai phụ nên dựa vào các biểu hiện của chuyển dạ giả, quan sát cơ thể của mình, cảm nhận những cơn đau về mức độ đau và tần suất cơn đau.

    Tham khảo thêm:

  • Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
  • Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh
  • Nguyên nhân gây chuyển dạ giả là gì

    Sau khi tìm hiểu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, thai phụ cũng không nên bỏ qua những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

  • Yếu tố thể chất: Mẹ bầu có khung chậu không bằng phẳng hoặc bất thường ở tử cung có thể dẫn đến các cơn đau co thắt.
  • Lo lắng, sợ hãi: Cảm xúc lo lắng về việc mang thai hay những điều khác trong cuộc sống cũng có thể gây ra tình trạng chuyển dạ giả.
  • Tiền sử mang thai trước: Điều này liên quan đến cách tử cung thay đổi hoặc giãn ra sau khi mẹ bầu mang đa thai.
  • Vị trí của em bé: Thai phụ có thể gặp hiện tượng chuyển dạ giả nếu em bé ở tư thế ngôi mông. Tử cung sẽ cố gắng di chuyển em bé bằng những cơn co thắt trong một khoảng thời gian và dừng lại nếu không hiệu quả.
  • Tham khảo: Ngôi thai là gì? Ngôi thai đầu & Các kiểu ngôi thai

    Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?

    Cảm xúc lo lắng về việc mang thai có thể gây ra tình trạng chuyển dạ giả (Nguồn: Sưu tầm)

    Chuyển dạ giả có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Hiện tượng chuyển dạ giả là hoàn toàn toàn bình thường, không nguy hiểm đến thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu không phân biệt được biểu hiện của chuyển dạ giả và chuyển dạ thật. Vì thế, nếu cơn gò xuất hiện đi kèm với những dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được thăm khám, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và em bé.

  • Hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra bất thường.
  • Nước ối bị rò rỉ liên tục hoặc vỡ màng ối.
  • Thai nhi cử động ít hơn 8 lần trong 2 tiếng hoặc không cử động.
  • Xuất hiện các cơn đau co thắt mạnh ở vùng bụng xảy ra cách nhau 5 phút trong vòng 1 tiếng.
  • Thay đổi tư thế nhưng không giúp làm dịu cơn gò, khó thở và đau ngực.
  • Thai chưa được 37 tuần tuổi nhưng xuất hiện các cơn gò co thắt bất thường.
  • Thai phụ sắp đến ngày dự sinh và các cơn gò mạnh hơn, diễn ra gần nhau hơn.
  • Tham khảo thêm: Cách giảm đau khi chuyển dạ và sinh con cho mẹ bầu

    Mẹ bầu cần làm gì khi xuất hiện cơn chuyển dạ giả

    Sau khi được bác sĩ xác định chỉ là dấu hiệu của chuyển dạ giả, mẹ bầu cần chuẩn bị một tinh thần thật tốt để đối phó với những cơn đau co thắt, không quá lo lắng, sợ hãi và lưu ý các vấn đề sau:

  • Mẹ bầu nên đi tiểu để làm trống bàng quang.
  • Uống 3 - 4 ly nước lọc hoặc nước trái cây, sữa, trà thảo mộc,...
  • Nên nằm nghiêng về bên trái để thúc đẩy lưu thông máu đến thận, tử cung và nhau thai tốt hơn.
  • Thay đổi vị trí nằm và ngồi, ví dụ như chuyển từ sofa ra ghế nhựa hoặc từ giường ra ghế dài.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm giúp các cơ xương chậu được thư giãn làm giảm cơn gò.
  • Mẹ bầu nên tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái để có thể kiểm soát được các cơn gò chuyển dạ giả.
  • Tham khảo thêm:

  • Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Dấu hiệu sắp sinh
  • Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh
  • Chuyển dạ giả có nguy hiểm không?

    Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để kiểm soát các cơn gò chuyển dạ giả (Nguồn: Sưu tầm)

    Hy vọng, những thông tin Huggies chia sẻ trong bài viết trên đã mang đến cho mẹ bầu kiến thức quan trọng trong việc nhận biết chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh. Chúc chị em phụ nữ luôn xinh đẹp và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình. Mẹ có thắc mắc gì có thể tham khảo chuyên mục Sinh con và gửi câu hỏi đến Góc chuyên gia nhé!

    Xem thêm: 

  • Dấu hiệu sắp sinh con so (con đầu lòng)
  • Dấu hiệu sắp sinh con rạ (con thứ)
  • BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
    Sinh con 30/11/2018

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

    Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

    sinh ba khác trứng
    Sinh con 30/11/2018

    Sinh ba khác trứng

    Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
    Bé tập đi 15/01/2019

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

    Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;