Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?

Hình ảnh bụng bầu 5 tháng

 

Khi ở giai đoạn bầu 5 tháng, cả mẹ và bé đang phát triển và trưởng thành một cách nhanh chóng. Đây là một thời điểm đáng nhớ trong quá trình mang bầu vì mẹ có thể cảm nhận bé con một cách rõ ràng hơn bằng những cú đạp rõ ràng. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về những biến đổi về cơ thể, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cũng như những lời khuyên hữu ích để chăm sóc bản thân và thai nhi trong giai đoạn bầu 5 tháng này nhé!

>> Tham khảo thêm: Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ

Kích thước bụng bầu 5 tháng

Thai nhi 5 tháng tuổi thường dài khoảng 27cm và có cân nặng khoảng 360g. Tử cung của mẹ trong giai đoạn này cũng giãn nở hơn để phù hợp với sự phát triển của thai nhi.

Theo đó bụng bầu 5 tháng của mẹ sẽ to lên dễ thấy, tương đương với một quả bóng. Tuy nhiên, độ to nhỏ của bụng bầu còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và không phải mẹ bầu nào cũng có kích thước bụng giống nhau.

>> Xem thêm: Nhìn bụng biết có thai như thế nào?

Hình ảnh bụng bầu 5 tháng của mẹ

Bụng bầu 5 tháng của mẹ đã có thể to lên trông thấy (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi phát triển như thế nào trong các tuần của 5 tháng tuổi ?

Bầu 5 tháng tuổi tương ứng với giai đoạn thai kỳ từ tuần 17 đến tuần 20. Lúc này, sự phát triển của bé sẽ theo từng tuần và mẹ dễ dàng nhận biết theo các dấu hiệu thay đổi như sau:

Thai nhi 17 tuần tuổi

Ở tuần 17, bé con nặng 140g và dài khoảng 13cm, tương ứng kích thước bằng một quả lê. Lúc này, bé đã có chất béo tích tụ dưới da giúp bụ bẫm hơn. Bên cạnh đó, bé bắt đầu mọc tóc và lớp lông tơ mỏng mịn xuất hiện bên ngoài.

Thai nhi 18 tuần tuổi

Khi thai nhi được 18 tuần, hoạt động của em bé trong bụng cũng rõ ràng hơn như tay co duỗi, nắm chặt. Đồng thời, con đã có thể nghe được các âm thanh bên ngoài thành bụng mẹ, do vậy ba mẹ nên thường xuyên mở nhạc hoặc trò chuyện với bé.

Thai nhi 19 tuần tuổi

Tay và chân của em bé bầu 5 tháng tuổi đã cân đối hơn và cũng đã bắt đầu kiểm soát được hành động của mình. Đến tuần 19, cơ thể bé bắt đầu tạo ra phân su và con đang tích cực tập nuốt để rèn luyện hệ tiêu hóa. Trong thời gian này, não bộ của em bé cũng đang hình thành các khu vực đặc biệt liên quan đến thính giác, xúc giác, và vị giác. Đồng thời, phổi cũng đang phát triển nhanh chóng với các đường dẫn khí.

Thai nhi 20 tuần tuổi

Ở tuần thứ 20, em bé có thể dài khoảng 25 cm và nặng khoảng 300g. Các cơ phát phát triển hoàn thiện hơn, tóc và móng cũng dần xuất hiện. Đặc biệt tại thời điểm này, ba mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của bé thông qua ống nghe.

Sự phát triển của thai nhi 5 tháng

Thai nhi 5 tháng xuất hiện các động tác thai máy của bé (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào?

Bước vào giai đoạn bầu 5 tháng, cơ thể và nội tiết tố của mẹ sẽ có nhiều chuyển biến rõ rệt. Dưới đây là những thay đổi cụ thể và được xem là hiện tượng bình thường, mẹ xem để tránh tình trạng lo lắng nhé!

  • Ngực mẹ bắt đầu to hơn, da mặt, quầng vú, âm hộ trở nên sẫm màu hơn. Có một số mẹ bầu 5 tháng ngực bắt đầu tiết sữa non. Nhưng mẹ yên tâm, đây là thay đổi hết sức bình thường và chỉ cần vệ sinh sạch sẽ
  • Da bụng mẹ xuất hiện các vết rạn nhỏ.
  • Khi đánh răng vào buổi sáng, có thể xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Mẹ có thể xem chi tiết hơn về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt cho mẹ bầu để có răng miệng luôn khỏe mạnh trong giai đoạn thai kỳ.
  • Thỉnh thoảng, mẹ có thể xuất hiện những cơn đau căng cứng bụng.
  • Mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều, từ giai đoạn này trở đi cơ thể mẹ sẽ tăng cân nặng nhanh chóng.
  • Bà bầu tháng thứ 5 gặp phải một số vấn đề sức khỏe, khó chịu về tiêu hóa như ợ chua trào ngược thực quản, đầy bụng, táo bón, do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu và có thể mẹ bầu cũng bị chuột rút
  • Chiều dài tử cung lúc này khoảng 14-18cm, nhiều mẹ thắc mắc bầu 5 tháng thai máy như thế nào, đây cũng là mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy mẹ nhé.
  • Dung tích phổi bị thu bé lại nên lúc này mẹ có thể cảm thấy khó thở hơn.
  • Chân và mắt cá chân của mẹ bắt đầu sưng to lên, cơ thể cũng tích nhiều nước hơn bình thường. Ngoài ra, có thể sẽ xuất hiện phù nề khi mẹ đứng lâu.

Một số lưu ý của mẹ bầu 5 tháng

Khi bầu 5 tháng tuổi, mẹ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây để có thai kỳ thuận lợi, bé phát triển toàn diện.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Ăn uống để bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và con trong giai đoạn này là một điều vô cùng quan trọng. Vì cỉ cần thiếu hụt một lượng nhỏ đã có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Do đó, mẹ hãy cố gắng ăn uống và bổ sung thêm các viên uống để hỗ trợ dinh dưỡng toàn vẹn cho cả mình và con.

Ở tháng thứ 5, thai nhi đang lớn nhanh và tích cực cử động nhiều hơn nên cần một lượng dinh dưỡng lớn.

Dinh dưỡng cho mẹ:

  • Mẹ cần bổ sung khoảng 300-400 calo mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng cho cả mẹ và em bé.
  • Thai nhi ngày càng lớn, vì vậy mẹ nên tiếp tục ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau củ và trái cây để giảm tình trạng táo bón trong thai kỳ.
  • Hãy chọn sữa bầu giàu dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
  • Tránh ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm ngọt và chất béo cao, vì chúng có thể khiến mẹ tăng cân một cách không kiểm soát.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà đen, cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine.
  • Tránh ăn những loại trái cây có tính nóng và có thể gây sẩy thai như đu đủ xanh, dứa, nhãn và các loại tương tự.

>> Xem thêm: Chế độ ăn tốt cho bà bầu trong thai kỳ

Dinh dưỡng cho bé:

  • Hãy bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như bột ngũ cốc, salad, cá, trứng, thịt... Đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển trí não của thai nhi.
  • Thai nhi cần lượng sắt đủ để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển thích hợp của não bộ.
  • Đảm bảo cung cấp đủ canxi để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của hệ xương và răng của thai nhi.
  • Thực phẩm giàu đạm như thịt gà, bò, lợn, trứng, các loại hạt... là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển và tái tạo các mô mới trong cơ thể.

Mẹ cần cung cấp dinh dưỡng đi khi bầu 5 tháng

Mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất giúp mẹ và bé khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Chế độ ngủ nghỉ đều độ và khoa học

Đến thời điểm bầu 5 tháng, quan trọng hơn hết là thai phụ nên có đủ giấc ngủ hàng đêm, khoảng từ 7-9 giờ (có thể bổ sung giấc ngủ trưa ngắn nếu cần). Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu có thể ngủ thêm để phục hồi sức khỏe. Đồng thời, mẹ cần lựa chọn tư thế ngủ phù hợp để có giấc ngủ thoải mái hơn.

Tư thế ngủ tốt cho bà bầu là nằm nghiêng hoặc nằm gác chân cao vào ban đêm. Điều này giúp tránh chuột rút và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch. Trong trường hợp mẹ bầu gặp vấn đề trào ngược dạ dày và thực quản, tư thế đầu và lưng cao khi nằm có thể hữu ích.

Thăm khám bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường

Trong giai đoạn mang thai bầu 5 tháng, mẹ nên theo dõi kỹ những sự thay đổi của cơ thể. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, mẹ cần thăm khám bác sĩ kíp thời để được kiểm tra:

  • Xuất hiện các cơ đau ở vùng thượng vị.
  • Có tình trạng co giật và chân sưng vù.
  • Mẹ bầu bị tiểu buốt, tiểu gắt nhiều lần. 
  • Thị lực giảm sút và kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.
  • Mạch máu đập nhanh hơn
  • Xuất hiện nhiều dịch nhầy ở khu vực âm đạo.
  • Bụng bị cứng và đau nhói.
  • Dễ bị ngất xỉu.
  • Đau bụng khi mang thai và có thể xuất hiện kèm máu.
  • Không nhận thấy được dấu hiệu thai máy như đạp, cử động của con trong bụng kéo dài đến tuần 22.

>> Xem thêm: Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Nhất & Xét Nghiệm Cần Có

Khi bầu 5 tháng, mẹ nên khám thai định kỳ

Thai phụ nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bầu 5 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Huggies về sự phát triển của bé và mẹ bầu 5 tháng. Hy vọng với bài viết trên đã giúp mẹ theo dõi dược sự lớn lên từng ngày của thai nhi trọng bụng. Chúc mẹ bầu sẽ vượt qua thai kỳ một cách an toàn và đón em bé chào đời. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;