MỤC LỤC BÀI VIẾT
Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là rất quan trọng. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thì cần điều chỉnh sang chế độ ăn cho người tiểu đường để tránh những biến chứng thai kỳ. Ăn kiêng để giảm cân trong thời kỳ mang thai là điều không nên, bởi vì mẹ có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho chính mẹ và em bé, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Tham khảo:
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn được biết đến với tên đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên trong thời gian mang thai. Theo các chuyên gia, tiểu đường thường là do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để kiểm soát và chuyển hóa đường, làm mức đường trong máu tăng cao.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp xuất hiện rất sớm, ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất. Dù trước đó không có vấn đề về sức khỏe cũng như đường huyết, mẹ bầu vẫn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng đến sức khỏe mẹ và em bé trong bụng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa với một chế độ thực đơn dinh dưỡng hợp lý để có thể kiểm soát đường huyết và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí?
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu (Nguồn: Bộ Y tế)
Biến chứng tiểu đường thai kỳ cho mẹ và thai nhi
Ảnh hưởng tiểu đường đối với mẹ bầu
Ảnh hưởng tiểu đường đối với thai nhi
Vì sao phải xây dựng chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị tiểu đường?
Tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu
Mức đường huyết mục tiêu mà các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần theo đuổi (Nguồn: Bộ Y tế)
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Để xây dựng một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu thường thai kỳ, bạn cần chú ý đến lượng calo và mức đường huyết của mẹ bầu. Lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ và thai nhi phụ thuộc vào chỉ số BMI, cụ thể là:
Chỉ số BMI (kg/m2) |
Năng lượng ước tính dựa vào cân nặng trước khi mang thai (kcal/kg/ngày) |
Thiếu cân (<19.8) |
35 - 40
|
Cân nặng bình thường (19.8-26) |
30 - 35
|
Thừa cân (26.1-29) |
24
|
Béo phì (>29) |
12 - 18
|
Song thai |
Phải bổ sung thêm 500kcal/ngày vào các khuyến nghi trên
|
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tỷ trọng các chất mà mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là:
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Các loại thực phẩm chủ yếu được xếp thành 3 nhóm chính là:
Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.
Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và nguy hiểm?
Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn gì? (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn nhiều loại thực phẩm chứa protein lành mạnh
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm nhiều nạc, giàu protein. Có thể kể đến:
Lựa chọn các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Chất bào không bão hòa là chất cần thiết cho chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ. Một số thực phẩm sau có chứa chất béo không bão hòa:
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?
Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn những thức ăn chứa nhiều đường, đặc biệt là các loại thức ăn chứa nhiều đường hấp thụ nhanh như:
Sữa, trái cây tự nhiên, ngũ cốc nguyên hạt và chế phẩm của ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen thì có thể ăn và uống ở chế độ vừa phải.
Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Thức ăn chứa nhiều tinh bột luôn là thức ăn quen thuộc đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chú ý tránh ăn quá nhiều tinh bột trong một ngày. Những thức ăn nhiều tinh bột là:
Để làm được điều đó, các bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 phần: 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ để đảm bảo năng lượng cho mẹ và bé mà không làm đường huyết tăng cao. Lượng tinh bột trong mỗi phần ăn chỉ nên chiếm khoảng ½ đến ⅔.
Cắt giảm chất béo bão hòa
Dù là mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không thì việc cắt giảm chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn vẫn là điều vô cùng cần thiết. Để cắt giảm chất béo bão hòa hiệu quả, mẹ bầu nên:
Tránh các loại thức ăn chứa đường và tinh bột ẩn
Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột ẩn gây hại cho sức khỏe như:
Một số thực phẩm cần kiêng khác mà mẹ bầu nên biết
Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường trong 1 ngày
1. Bữa sáng
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu bữa sáng là 7 - 8 giờ sáng và mẹ bầu nên ăn sáng trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi dậy.
Các chất nên có trong bữa sáng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là:
Xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu tiểu đường cần lưu ý giảm bớt đường, tinh bột nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)
2. Bữa trưa
Bữa trưa là thời điểm mà các mẹ bầu nên nạp thêm năng lượng và duy trì để đường huyết không bị giảm quá thấp. Tuy nhiên, mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần chú ý đến lượng chất dinh dưỡng trong bữa trưa, tránh khiến đường huyết tăng quá cao sau khi ăn.
Thời điểm tốt nhất để ăn trưa: Khoảng 12h – 12h30 hàng ngày. Bạn nên ăn trưa trong một khoảng thời gian cố định mỗi ngày.
Chế độ ăn:
Lưu ý: Để không ăn quá nhiều tinh bột trong bữa trưa, bạn nên tránh kết hợp các thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Cụ thể là:
3. Bữa tối
Thời điểm ăn tốt nhất cho bữa tối là khoảng 18h30, duy trì cố định mỗi ngày.
Chế độ ăn:
Lưu ý về cách chế biến:
4. Bữa ăn phụ
Trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ, các bữa ăn phụ cung cấp thêm năng lượng cho mẹ bầu, giúp duy trì đường huyết ổn định trong ngày. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chia 3 bữa ăn lớn thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, trong đó gồm có 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ.
Thời điểm tốt nhất để ăn bữa phụ là 3 khung giờ sau: 10h00 sáng, 15h30 chiều và 21h30 tối.
Một số thực phẩm nên ăn trong bữa phụ:
Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chi tiết trong 1 tuần
Sau đây, Huggies xin gợi ý đến các mẹ thực đơn chi tiết trong một tuần giúp điểm soát đường huyết ở mức ổn định.
NGÀY 1
NGÀY 2
NGÀY 3
NGÀY 4
NGÀY 5
NGÀY 6
NGÀY 7
Xem thêm:
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu & 5 Loại canxi tốt 2023
Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách theo từng giai đoạn
Bổ sung axit folic đúng cách cho mẹ bầu
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi lúc này mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ăn càng nhiều càng tốt, ăn gì cũng được, đặc biệt khi mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể bỏ túi một số thực phẩm hợp lý cho thực đơn thai kỳ của mình. Để tìm hiểu thêm hiện tượng tiểu đường thai kỳ và những thông tin khác, mẹ có thể truy cập ngay Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!
>> Bí kíp cho mẹ:
Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)