Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Vàng da sơ sinh và các biến chứng nguy hiểm

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp nhưng nhiều bố mẹ chưa biết rõ nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da, liệu trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý? Bên cạnh đó, các dấu hiệu nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh như thế nào? Điều trị vàng da trẻ sơ sinh ra sao? Cùng Huggiesbác sĩ chuyên khoa 2 - Nguyễn Phước Mỹ Linh giải đáp các vấn đề bé sơ sinh bị vàng da và các biến chứng nguy hiểm trong bài viết sau đây mẹ nhé!

Vàng da sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng thường gặp, cứ 3 trẻ chào đời thì có 1 trẻ vàng da, cứ 3 bé sanh non thì có 2 trẻ da bị vàng. Vậy tại sao bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh lại phổ biến, như thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh hay vàng da lành tính, vàng da như thế nào là bệnh lý. Muốn hiểu được vấn đề này chúng ta sẽ làm quen với hợp chất hóa học bilirubin và con đường chuyển hóa của nó, chính hợp chất bilirubin khi tăng nồng độ trong máu sẽ làm da bé chuyển màu vàng nhé!

Bình thường, trong máu của chúng ta có hồng cầu, là cấu trúc có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan trong cơ thể để nuôi sống. Hồng cầu bình thường có tuổi đời 100-125 ngày, khi già đi sẽ bị vỡ ra, qua 1 quá trình biến đổi tạo thành bilirubin gián tiếp, sau đó được chuyên chở đến gan. Tại gan, bilirubin gián tiếp này sẽ được chuyển thành bilirubin trực tiếp tan được trong nước và được thải qua đường ruột và nước tiểu dưới dạng màu vàng. Do đó, chúng ta thường thấy màu phân và nước tiểu của người bình thường khỏe mạnh có màu vàng nhạt nhé!

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh hay vàng da lành tính do hồng cầu bào thai của trẻ sau khi lọt lòng mẹ sẽ bị vỡ hàng loạt, được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành như trẻ nhỏ. Vì hồng cầu bị vỡ nhiều làm tăng bilirubin trực tiếp trong máu, bên cạnh đó, gan trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa đủ khả năng chuyển hóa kịp hết bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp để thải ra phân và nước tiểu nên bilirubin gián tiếp mới ứ đọng lại trong máu, gây vàng da. Nhưng đa số qua 1 thời gian rất ngắn sau sinh khoảng 5-7 ngày, cơ thể trẻ sẽ dần hoàn thiện thì vàng da sẽ cải thiện dần và không gây ra biến chứng nguy hiểm gì cho trẻ. Ngoài ra vàng da sinh lý còn có thể được chữa bằng các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh theo dân gian.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da

Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp

  • Do tăng phá hủy hồng cầu: hồng cầu bị phá hủy nhiều sẽ tạo nhiều bilirubin khiến trẻ bị vàng da nặng, gặp trong trường hợp bị bất đồng nhóm máu mẹ-con, ví dụ như mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B; con bị bướu huyết thanh hay máu tụ, con đa hồng cầu ở mẹ bị tiểu đường, trẻ bị hồng cầu liềm, thiếu men G6PD...
  • Giảm chức năng chuyển hóa tại gan: trẻ sanh non gan chưa trưởng thành, trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh làm tổn thương gan, trẻ suy giáp, vàng da do sữa mẹ (sữa mẹ có chất ức chế chuyển bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp. Chất này sẽ bị bất hoạt khi đun nóng sữa mẹ khoảng 60 độ, nhưng vàng da sữa mẹ thường nhẹ, không cần điều trị và tự biến mất sau 4-6 tuần).
  • Tăng chu trình ruột gan làm hấp thu bilirubin từ ruột vào gan trong trường hợp trẻ bị chướng bụng, tắc ruột do hẹp môn vị, tắc tá tràng, tắc ruột non phân su, chậm đi tiêu phân su...

Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp

  • Tắc đường mật bẩm sinh làm bilirubin trực tiếp không thải ra đường ruột được, gây tích tụ bilirubin trực tiếp trong máu gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Loại vàng da này thường xuất hiện muộn sau 14 ngày tuổi, kèm gan to, tiêu phân bạc màu, không còn phân màu vàng nữa, tiểu sậm màu

Dấu hiệu vàng da sơ sinh nào cần đưa trẻ đi khám?

Vàng da sinh lý

Vàng da sơ sinh rất thường thường gặp, may mắn thay đa số là vàng da sinh lý không cần điều trị. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh? Các bạn chú ý vàng da sinh lý xuất hiện trên trẻ sanh đủ tháng khỏe mạnh với đặc điểm xuất hiện từ ngày thứ 3-10 sau sinh. Trẻ bị vàng da nhẹ ở đầu mặt có thể lan đến ngực, nhưng bụng và tay chân không vàng nhé! Trẻ vẫn bú tốt, tăng cân đều đều, ngủ ngoan.

Vàng da sơ sinh bệnh lý

Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da như thế nào thì nghi ngờ bệnh lý cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và xét nghiệm máu? Các mẹ cần chú ý các đặc điểm sau nhé!

  • Vàng da xuất hiện sớm 1-2 ngày sau sanh hoặc muộn sau 14 ngày.
  • Mức độ vàng da nặng: có nghĩa là lan từ đầu mặt đến ngực bụng rồi tay chân, cả người đều vàng
  • Các biểu hiện kèm theo vàng da như trẻ bỏ bú, co giật, gồng ưỡn người, li bì, trên người có khối máu tụ, bướu huyết thanh hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác làm trẻ không khỏe.

Lời khuyên cho các bà mẹ sau sinh cần nằm phòng có đầy đủ ánh sáng thì mới kịp phát hiện sự thay đổi bất thường về màu da của bé!

Biến chứng vàng da sơ sinh

Vàng da bệnh lý có thể để lại biến chứng nguy hiểm, nổi bật nhất là 2 biến chứng vàng da nhân và xơ gan.

Vàng da nhân là biến chứng xảy ra khi bilirubin gián tiếp tăng cao trong máu, vượt ngưỡng bảo vệ của hàng rào máu não, xâm nhập vào các nhân trong não bộ, hủy hoại tế bào thần kinh gây ra di chứng thần kinh không hồi phục. Hàng rào máu não còn rất non yếu nhất là trong tuần đầu sau sanh, do đó đa số biến chứng này xảy ra sớm trong vòng 7 ngày đầu đời. Sau 7 ngày, khi hàng rào máu não trưởng thành, trẻ sẽ tự có khả năng bảo vệ khỏi sự xâm nhập của bilirubin. Tuy nhiên, đối với trẻ non tháng, càng non thì hàng rào máu não càng mong manh, càng dễ bị tổn thương và thời gian trưởng thành của hàng rào máu não càng lâu hơn so với trẻ sanh đủ tháng nhé! Biểu hiện lâm sàng của vàng da nhân sớm như li bì, bỏ bú, mất phản xạ sơ sinh, giảm trương lực cơ làm người trẻ mềm nhũn hoặc tăng trương lực cơ làm người co gồng, co giật. Biểu hiện nặng hơn có thể hôn mê, ngưng thở và tử vong. Nếu trẻ sống sót có thể để lại di chứng như mù, liệt, bại não...

Xơ gan là biến chứng muộn của vàng da ứ mật do tăng bilirubin trực tiếp, tình trạng ứ mật không được giải quyết sớm sẽ gây tổn thương gan và gây xơ gan sau này. Để phòng ngừa biến chứng này bé bị vàng da tắc mật cần được chẩn đoán và điều trị sớm trước 2 tháng tuổi.

điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Điều trị vàng da sơ sinh

Điều trị vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp

Trẻ sơ sinh bị vàng da loại này sẽ được điều trị tại bệnh viện với 2 phương pháp tùy mức độ khẩn cấp giảm bilirubin trong máu xuống dưới ngưỡng an toàn bao gồm chiếu đèn và thay máu.

  • Chiếu đèn với ánh sáng xanh hoặc trắng, 1 hoặc 2 mặt chiếu khắp cơ thể trẻ liên tục chỉ ngừng khi cho bú. Liệu pháp chiếu đèn dùng ánh sáng trị liệu để biến bilirubin gián tiếp thành photobilirubin tan được trong nước và sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu. Bác sĩ sẽ truyền dịch tăng cường hơn 10-20% nhu cầu để tránh mất nước cho bé. Chú ý, phơi nắng trong dân gian không có tác dụng điều trị vàng da sơ sinh đâu nhé!
  • Thay máu được thực hiện trong trường hợp bilirubin máu tăng quá cao, đe dọa vàng da nhân, cần khẩn cấp làm giảm bilirubin máu ngay bằng cách rút máu chứa bilirubin cao của trẻ ra bớt và truyền trả vào bằng máu của người bình thường có cùng nhóm máu. Quá trình thay máu này đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa sơ sinh nhé!

Điều trị vàng da sơ sinh do tăng bilirubin trực tiếp

  • Tùy theo nguyên nhân gây tắc mật cụ thể là gì, nếu tắc nghẽn đường dẫn mật ngoài gan có thể phẫu thuật tái lưu thông đường dẫn mật sớm trước 2 tháng tuổi để tránh biến chứng xơ gan sau này.
  • Nếu tắc nghẽn đường mật trong gan thì phẫu thuật không có hiệu quả, cần phải nghĩ đến phương pháp thay thế như ghép gan.

Bên cạnh các biện pháp điều trị giảm bilirubin máu, cần chú ý điều trị nguyên nhân gây vàng da sơ sinh như nhiễm trùng, suy giáp, tắc ruột... thì mới giải quyết được tình trạng bệnh của trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies

Avatar expert

BS. Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bs. Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;