Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mẹo chữa trẻ sơ sinh hay quấy khóc không rõ nguyên nhân

10 cách dỗ khi bé quấy khóc

Bài viết này nhận được sự tham vấn y khoa của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh có hơn 14 năm kinh nghiệm đến từ bệnh viện Nhi Đồng 1, chuyên ngành Nội Nhi.

Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày không rõ nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng. Bé sẽ không chịu nghe lời, trở nên cực kì cáu kỉnh và gào khóc đến đỏ mặt tía tai. Vậy làm sao để hạn chế tình trạng trẻ quấy khóc cả ngày? Bài viết sau đây Huggies sẽ chia sẻ một số lý do cùng với những mẹo chữa trẻ hay quấy khóc . Mẹ hãy theo bài viết ngay nhé!

Dấu hiệu phổ biến khi bé sắp nổi cơn giận - Thông điệp từ tiếng khóc của trẻ

Trong 3 tháng đầu đời, bé có thể chợt khóc chợt nín và nhiều khi việc ôm ấp, dỗ dành hay cho bú cũng không làm trẻ bớt khóc. Tuy nhiên, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu bé sắp nổi giận như: khóc nhè, dụi mắt, đòi mẹ liên tục, từ chối tham gia các hoạt động… để biết chính xác lý do khiến bé quấy khóc.

Không phải ngẫu nhiên mà bé quấy khóc nhiều, thật ra khi được khoảng 3 tháng tuổi tiếng khóc của bé đã mang nhiều thông điệp hơn. Thông qua tiếng khóc, bé có thể biểu đạt trạng thái tâm lý, cảm xúc của mình. Tiếng khóc của bé là tín hiệu có thang bậc, nếu âm thanh càng cao hoặc càng mạnh thì thể hiện sự bất an của bé càng lớn.

Dựa vào những dấu hiệu bé sắp nổi giận để đoán chính xác lý do khiến bé quấy khóc

Dựa vào những dấu hiệu bé sắp nổi giận để đoán chính xác lý do khiến bé quấy khóc (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay quấy khóc

Ba mẹ cần dựa vào nhiều thông tin để biết chính xác lý do khiến trẻ hay quấy khóc. Dưới đây là các lý do thường gặp khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều mà các bậc cha mẹ nên tham khảo.

  • Trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ do đói
  • Đây có thể là nguyên nhân đầu tiên cha mẹ thường nghĩ đến khi thấy bé khóc. Một số dấu hiệu nhận biết bé quấy khóc do cơn đói là bé sẽ khóc nhiều và miệng nhóp nhép.

  • Bé quấy khóc do tã đã bẩn
  • Khi tã bỉm bị dơ bẩn khiến bé khó chịu thì bé sẽ khóc để gửi “tín hiệu” ngay để cha mẹ biết và thay tã. Tuy nhiên, một số bé có thể không quấy khóc khi tã bẩn nhưng mẹ cũng phải kiểm tra tã của bé thường xuyên và thay ngay nếu cần thiết.

  • Trẻ sơ sinh quấy khóc do gắt ngủ, buồn ngủ
  • Mọi người thường nghĩ rằng trẻ em là đối tượng rất dễ ngủ, các bé có thể ngủ vào bất cứ lúc nào tại bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi bé cảm thấy khó chịu và muốn đi ngủ, bé sẽ quấy khóc dữ dội khiến bố mẹ lo lắng nếu không biết nguyên nhân.

  • Bé bị khó chịu, đau bụng
  • Chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bé quấy khóc không thể dỗ dành. Hiện tượng trẻ sơ sinh khóc dai dẳng trong nhiều giờ đồng hồ, hoặc trong nhiều ngày liên tục có thể là dấu hiệu bệnh lý mẹ cần lưu ý.

    Ngay cả khi bé không bị đau bụng sau khi bú, một vài đợt đầy hơi ở bụng cũng có thể khiến bé quấy khóc nhiều hơn. Nếu mẹ nghi ngờ con bị đầy hơi hãy thử xử lý bằng các biện pháp đơn giản như đặt trẻ nằm ngửa, nắm hai chân và cho bé cử động kiểu đạp xe. Một số nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ sơ sinh như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm ruột... Với trường hợp này, cha mẹ không nên tự chữa cho con bằng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Bé cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng
  • Khi vệ sinh, tắm rửa hoặc thay bỉm cho bé, nếu trẻ cảm thấy lạnh thì sẽ phản ứng bằng cách khóc. Tương tự với thời tiết quá nóng trẻ cũng sẽ khó chịu và quấy khóc nhưng sẽ không khóc quá gay gắt như khi lạnh.

  • Trẻ mọc răng
  • Mọc răng cũng có thể là nguyên nhiên khiến trẻ quấy khóc vì mọc răng có thể khiến trẻ đau và phát sốt. Mức độ quấy khóc vì mọc răng ở các bé rất khác nhau nhưng nhìn chung chẳng bé nào tránh khỏi khó chịu hoặc quấy khóc trong suốt thời kỳ mọc răng.

  • Những lý do nhỏ nhặt khác
  • Một số lý do khác khiến bé quấy khóc như bé không muốn bị tác động, kích thích, quần áo chật, nhạy cảm với những vật dụng như nhãn mác quần áo thô nhám…

    >> Bài viết cùng chủ đề:

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm
  • Trẻ khóc đêm: Khi nào là bất thường và 6 mẹo hay mẹ nên biết
  •  

    Trẻ quấy khóc do mọc răng

    Trẻ quấy khóc do mọc răng (Nguồn: Sưu tầm)

    Mách mẹ mẹo chữa trẻ hay quấy khóc

    Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày là vấn đề khiến mẹ rất lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi trong giai đoạn 1 – 2 tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ hãy cố gắng dành những cử chỉ yêu thương, quan tâm trẻ. Đồng thời, phụ huynh cũng nên quan sát và tìm cách hiểu được phản ứng của trẻ. Sau đây là một số lời khuyên, mẹo chữa trẻ hay quấy khóc cho cha mẹ có thể tham khảo:

  • Cố gắng giữ bình tĩnh
  • Giữ thái độ bình tĩnh trước tiếng khóc của con sẽ giúp các bậc cha mẹ dễ tìm ra nguyên nhân và sau đó dỗ dành trẻ.

  • Nhẹ nhàng vuốt ve khi bé quấy khóc
  • Được bố mẹ vuốt ve sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng, có được cảm giác an toàn và tự bình tĩnh trở lại. Cha mẹ hãy cố gắng bồng bế bé nhiều hơn để làm giảm bớt những cơn khóc của bé.

  • Cho phép mình tách bé ra một lúc
  • Trong những trường hợp quá căng thẳng, cha mẹ có thể nhờ người thân hay bạn bè trông hộ bé ít phút để bạn có thể đi dạo. Hoặc tranh thủ chợp mắt một chút vào thời gian bé ngủ ban ngày để không bị quá mệt nếu bé quấy khóc không chịu ngủ vào ban đêm.

  • Đưa bé ra ngoài
  • Nếu thời tiết thuận lợi, ba mẹ có thể đưa bé ra ngoài thay đổi không khí, bổ sung vitamin D để bé vui vẻ tránh quấy khóc.

    Trong trường hợp trẻ hay khóc đêm nhưng vẫn ăn uống bình thường, phát triển tốt thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó nên tạo môi trường ngủ thoải mái cho con, giúp bé ngủ sớm và đúng giờ hơn.

    >> Có thể bạn quan tâm: Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

    Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc cho cha mẹ

    Cha mẹ cố gắng bình tĩnh, dành những cử chỉ yêu thương, quan tâm trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ quấy khóc bất thường

    Khi nào nên đưa trẻ quấy khóc đi khám bác sĩ?

    Khi tình trạng quấy khóc ngày càng nghiêm trọng và kèm theo bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng như sau, cha mẹ cần đem con đi khám bác sĩ để được khám và theo dõi:

  • Trẻ quấy khóc nhiều sau khi ngã, bị thương.
  • Trẻ quấy khóc thường xuyên khi đang bị bệnh.
  • Khóc kèm theo biểu hiện xanh tím mặt.
  • Quấy khóc kèm theo những thay đổi về hành vi, ăn uống và giấc ngủ của bé.
  • Mẹ có nên để trẻ sơ sinh quấy khóc rồi tự nín?

    Câu trả lời là không mẹ nhé, bởi vì cho trẻ sơ sinh tự khóc tự nín là một hiểu lầm vô cùng tai hại. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ khóc do buồn ngủ nên để bé tự ngủ sẽ không quấy khóc nữa. Tuy nhiên, mẹ cần dỗ dành và đưa bé vào giấc ngủ chứ không phải để trẻ tự nín. Như vậy sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon, ngủ đủ và vui tươi cả ngày chẳng mấy khi quấy khóc.

    Mẹ có nên để trẻ sơ sinh quấy khóc rồi tự nín ?

    Mẹ cần dỗ dành và đưa bé vào giấc ngủ chứ không để trẻ tự nín (Nguồn: Sưu tầm)

    Trẻ quấy khóc bất thường có ảnh hưởng gì không?

    Khi trẻ sơ sinh quấy khóc cha mẹ trước tiên cần phải bình tĩnh, không nên giữ thái độ quá lo lắng. Sau đó, cha mẹ quan sát những biểu hiện của trẻ và áp dụng một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc ở trên.

    Tuy nhiên, trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều, khó ngủ có thể là dấu hiệu tình trạng bất thường trong cơ thể khiến trẻ khó chịu. Đó có thể là do những nguyên nhân thông thường như đói, tã ướt, buồn ngủ... hoặc cũng có thể là một số bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm màng não, viêm ruột thừa, dị ứng thức ăn, tắc ruột,... Vì vậy cha mẹ cần phải chú ý và đưa trẻ đến khám ngay những bệnh viện có chuyên môn về nhi khoa ngay khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào.

    Hy vọng qua bài viết trên của Huggies, mẹ đã có một số thông tin bổ ích về tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc và những mẹo chữa trẻ hay quấy khóc đơn giản. Nếu có những thắc mắc nào về vấn đề con quấy khóc cả ngày, mẹ hãy gửi về Góc chuyên gia để được giải đáp. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm mục Chăm sóc bé để biết thêm các cách giúp bé ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.

    Nguồn tham khảo:

    https://www.whattoexpect.com/first-year/care/how-to-make-baby-stop-crying

    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/crying-colic/Pages/Calming-A-Fussy-Baby.aspx

    https://www.parents.com/baby/care/newborn/ways-to-soothe-fussy-newborn/

    EmptyView

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;