Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Chiều dài xương đùi thai nhi chuẩn theo tuần mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Sốt phát ban ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Làm sao khi bé bị ho và sổ mũi

Sốt là bệnh lý do virus gây ra thường gặp ở trẻ, nhất là ở trẻ 3 tuổi trở xuống, tuy nhiên nhiều mẹ trẻ dễ nhầm lẫn giữa sốt phát ban ở trẻ với sốt thông thường. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh vì hệ thống miễn dịch còn non yếu. Thấu hiểu những băn khoăn của mẹ khi con trẻ bị sốt, Huggies sẽ chia sẻ về các biểu hiện bệnh và cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị sốt phát ban, giúp mẹ an tâm và bé khỏe mạnh, bình an. 

>> Tham khảo thêm: 

Sốt phát ban là bệnh gì?

Sốt phát ban ở trẻ thường có biểu hiện sốt cao, sau đó sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, làm cho trẻ mệt mỏi, dễ quấy khóc. Sốt phát ban do một số loại virus gây ra, điển hình là các loại virus sởi, rubella, herpes 6, 7,.... Các chủng virus này có khả năng lây lan nhanh giữa người này sang người khác khi tiếp xúc gần với người bệnh. Sốt phát ban thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm da hoặc rôm sảy vì các nốt ban nổi trên da có biểu hiện tương tự nhau.

>> Xem thêm: Từ a-z những điều cần biết về trẻ sơ sinh bị viêm da 

Sốt phát ban nổi mẩn đỏ trên cơ thể trẻ

Sốt phát ban nổi mẩn đỏ trên cơ thể trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em là gì?

Trẻ em với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém vì thế dễ bị bệnh. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em thông thường do virus, các chủng virus phổ biến đó là:

Virus sởi

Khi trẻ có triệu chứng sốt đồng nghĩa với việc virus đã xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng sốt sẽ giảm dần khi những nốt ban xuất hiện. Sốt phát ban ở trẻ do virus sởi gây ra sẽ có nốt ban nổi sần trên da xuất hiện ở tai sau đó lan lên mặt và dần dần lan xuống phần dưới cơ thể. Đi kèm là các triệu chứng ho, sổ mũi, chảy nước mắt, bỏ bú,...

>> Tham khảo thêm: 

Virus rubella

Virus rubella cũng là loại virus dễ tấn công hệ miễn dịch non yếu của trẻ, trẻ thường sẽ bị sốt kéo dài 3 ngày nếu nhiễm loại chủng virus này. Các nốt ban sẽ xuất hiện trên mặt và sau đó lan đến xuống chân, ban có màu nhạt và phân bổ dày đặc trên da. Bên cạnh đó trẻ sẽ bị sưng hạch tai, cổ, đau mỏi cơ,...

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân

Virus herpes 6, 7

Sốt phát ban ở trẻ hầu hết là do hai chủng loại virus herpes 6, 7 gây ra. Đây là 2 chủng virus có khả năng lây truyền nhanh chóng từ người sang người khi tiếp xúc gần với người bệnh. Trẻ bị nhiễm virus herpes 6,7 thường ở nơi có đông người như nhà trẻ, trường học.

>> Tham khảo thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bọ chét, chấy, rận,…

Ngoài các chủng loại virus gây bệnh phổ biến trên thì nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ là do nhiễm khuẩn do các vết thương của bọ chét, chấy, rận,... gây ra. Môi trường sống không sạch sẽ, vật nuôi không được vệ sinh thường xuyên là điều kiện dễ sinh sôi những loại côn trùng gây bệnh. Các vết cắn của côn trùng sẽ gây ngứa cho trẻ và do đó trẻ có xu hướng cọ sát hay gãi vô tình tạo vết thương hở trên da. Virus sốt phát ban sẽ dễ dàng di chuyển vào máu gây sốt cho trẻ.

>> Xem thêm: Trẻ sốt về đêm: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ tại nhà

Biểu hiện của sốt phát ban ở trẻ thường gặp

Để các mẹ có thể nhận diện được sớm, chính xác các biểu hiện của sốt phát ban ở trẻ, Huggies xin chia sẻ một số biểu hiện trước, trong và sau khi phát bệnh sau đây:

Trước phát ban

Giai đoạn đầu của triệu chứng bệnh lý này trẻ thường sẽ quấy khóc, có biểu hiện sốt nhẹ hoặc cao trên 38 độ C tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu sốt phát ban do sởi sẽ sốt cao kèm các triệu chứng ho, đau họng, chảy nước mũi, mắt đỏ, sưng, bỏ bú sữa,... Trường hợp sốt phát ban do virus rubella trẻ sẽ sốt nhẹ hoặc không sốt.

>> Xem thêm: Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Virus: Mẹ Đã Biết Cách? 

Sốt cao khi sốt phát ban ở trẻ

Giai đoạn đầu sốt phát ban trẻ thường sốt cao (Nguồn: Sưu tầm)

Trong phát ban

Sau 1 đến vài ngày từ khi trẻ có biểu hiện sốt, các bé sẽ có dấu hiệu hạ sốt, lúc này các nốt ban sẽ bắt đầu nổi trên da. Các nốt phát ban sẽ có màu hồng hoặc đỏ, xuất hiện li ti hoặc theo từng cụm ở vài cùng cơ thể hoặc khắp cơ thể, đi kèm có thể xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng. Trẻ được chăm sóc đúng cách thì các nốt ban sẽ lặn đi từ 3-5 ngày.

>> Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà 

Sốt cao khi sốt phát ban ở trẻ

Phát ban trên cơ thể khi hạ sốt (Nguồn: Sưu tầm)

Sau phát ban

Sau khi phát ban, cơ thể bé dần hồi phục trở lại, tuy nhiên nếu trẻ được chăm sóc tốt các nốt ban sẽ không gây ngứa và không để lại các vết thâm. Nếu chăm sóc không tốt, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn và dễ để lại sẹo. 

>> Xem thêm: Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chữa trị 

Giai đoạn sau sốt phát ban ở trẻ các nốt ban lặn dần

Các nốt ban sẽ dần lặn khi trẻ dần hồi phục (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh phân biệt sốt phát ban ở trẻ sơ sinh với các bệnh da liễu khác

Sốt phát ban thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác vì các biểu hiện bệnh tương tự nhau. Cha mẹ có thể tự phân biệt các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ với các bệnh da liễu bằng cách quan sát các nốt phát ban trên cơ thể trẻ:

Phân biệt sốt phát ban với viêm da cơ địa ở trẻ em

Sốt phát ban

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

  • Các nốt phát ban không tập trung cụ thể trên một vùng cơ thể nhất định mà hầu hết phát ban toàn cơ thể
  • Nốt phát ban li ti
  • Nổi sần đỏ theo từng vùng da trên cơ thể
  • Nốt phát ban có kích thước lớn, từ 3-4 cm

>> Tham khảo thêm: Viêm da dị ứng eczema ở trẻ: Triệu chứng, cách xử lý  

Phân biệt sốt phát ban ở trẻ với viêm da cơ địa thông qua kích thước nốt ban

Viêm da cơ địa có kích thước nốt ban lớn (Nguồn: Sưu tầm)

Phân biệt sốt phát ban với nốt rôm sảy

Sốt phát ban

Rôm sảy

Các nốt phát ban nổi sần, rải khắp cơ thể

Nhiều nốt ban nhỏ, màu hồng, mụn nước nhỏ li ti, lấm chấm hoặc mọc từng đám

Rôm sảy thường có các mụn nước li ti khác với sốt phát ban ở trẻ nổi sần khắp cơ thể

Trẻ bị rôm sảy thường có các mụn nước li ti màu hồng (Nguồn: Sưu tầm)

Phân biệt sốt phát ban với chàm sữa ở trẻ em

Sốt phát ban

Chàm sữa

  • Kích thước nốt ban không lớn, nhỏ li ti, lấm chấm
  • Màu sắc các nốt ban không đều nhau, đậm nhạt, xen lẫn các vùng da thường
  • Nốt ban rải khắp cơ thể
  • Kích thước nốt ban lớn từ 10-12 cm
  • Màu sắc đều nhau, tương tự như vết bỏng
  • Xuất hiện trên 1 vùng nhỏ trên cơ thể

>> Tham khảo thêm: Dinh dưỡng khi bé bị viêm da dị ứng  

Sốt phát ban ở trẻ các nốt ban rải khắp cơ thể khác với chàm sữa chỉ xuất hiện trên một vùng nhỏ

Chàm sữa xuất hiện một vùng nhỏ trên có thể trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như thế nào tốt nhất?

Việc điều trị khi trẻ bị sốt phát ban là điều hết sức quan trọng, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và can thiệp hạ sốt cho trẻ: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol hoặc thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp cho trẻ. Nới lỏng quần áo, mặc quần áo thoáng mát để hạ nhiệt cho trẻ để tránh sốt cao dẫn đến co giật, gây nguy hiểm. Chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút mỗi giờ. 
  • Bù nước, chất điện giải cho trẻ khi sốt cao: Trẻ sốt cao sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, mất điện giải do tiêu chảy, nôn mửa. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thông mũi, trị ho nếu trẻ ho nhiều, chảy nước mũi nhiều: Các mẹ nên dùng nước muối pha loãng để vệ sinh mũi cho trẻ, giúp mũi thông thoáng, hô hấp dễ dàng hơn. Nếu trẻ ho nhiều các mẹ nên tham khảo bác sĩ thuốc để giảm ho cho bé.

Ngoài ra nên giữ không gian phòng bé thông thoáng, sạch sẽ giúp bé phục hồi nhanh chóng hơn. Thường xuyên theo dõi tình trạng sốt của trẻ sau khi can thiệp các biện pháp hạ sốt và bù nước. Nếu có chuyển biến nặng hơn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

>> Tham khảo thêm: Nhiễm Trùng Da Ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý 

Khi nào sốt phát ban ở trẻ cần được điều trị tại bệnh viện?

Sốt phát ban ở trẻ thường sẽ tự khỏi sau vài ngày chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ vẫn sốt và kèm các triệu chứng sau mặc dù đã dùng các biện pháp hạ sốt và bù nước thì nên đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Sốt cao trên 39 độ C, có dấu hiệu ngủ li bì khó đánh thức hoặc xuất hiện các cơn co giật.
  • Tình trạng phát ban không có hiệu tiến triển tốt sau 3 ngày, bé có hệ miễn dịch yếu, bỏ bú sữa.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ 6 tháng tuổi trở xuống, trẻ có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy, da khô, tiểu ít.

Bác sĩ sẽ thăm hỏi các thông tin về tiền sử bệnh và các triệu chứng đã xuất hiện để đưa ra các chẩn đoán và phương pháp điều trị. Các xét nghiệm có thể được chỉ định để xác định kháng thể chống lại sốt phát ban ở trẻ. Các phương pháp điều trị hiện nay nhằm điều trị để  hạ sốt, bù nước và bù điện giải cho trẻ. Ibuprofen và Acetaminophen là hai loại thuốc thường được dùng để điều trị sốt phát ban ở trẻ nhiều nhất. Và tùy theo mức độ bệnh của trẻ bác sĩ sẽ có thêm các chỉ định khác nếu cần thiết.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Trong các loại sốt phát ban siêu vi thì sởi là bệnh lý nguy hiểm nhất. Sau nhiễm sởi, cơ thể bé có khả năng bị suy giảm miễn dịch trầm trọng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng hậu sởi nặng. Do dó, ba mẹ cần chú ý cho trẻ chích ngừa sởi đầy đủ theo lịch tiêm chủng bắt buộc để bảo vệ trẻ trước căn bệnh nguy hiểm này nhé.

 

bac si

>> Tham khảo thêm: 

Cơ thể bé yêu sẽ rất mệt mỏi, khó chịu và dễ quấy khóc khi có biểu hiện sốt phát ban ở trẻ. Để con yêu được dễ dàng ngon giấc các mẹ nên lựa chọn dòng sản phẩm tã bỉm có khả năng thấm hút và mềm mịn để con được thoải mái nhất. Dòng tã quần, tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft làm từ sợi thiên nhiên cao cấp nhập khẩu 100% từ Châu Âu, và thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp làm dịu và nuôi dưỡng làn da bé yêu. Hơn hết, Huggies thấu hiểu làn da còn non yếu của bé nên sản phẩm có ưu điểm thấm hút khá nhanh và đặc biệt không chứa chất độc hại, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Bên cạnh đó dòng sản phẩm Huggies Tràm Trà tự nhiên được bổ sung tăng cường tinh chất Tràm Trà tự nhiên giúp làm dịu da bé, thiết kế ứng dụng công nghệ 3D, thấm hút tức thì, chống thấm ngược đến 99,9%, các mẹ không phải lo lắng tràn bỉm gây khó chịu cho bé yêu. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe làn da của bé khi lựa chọn sản phẩm tã bỉm Huggies nhé.

>> Tham khảo thêm: 

https://www.huggies.com.vn/-/media/Feature/Products/HuggiesVN/Huggies-Platinum-Naturemade/200912_Website_Naturemade_Product-detail-page_Hero-Banner_Desktop_1520x615-min.jpg?h=580&w=1440&hash=8E581D2C0E7674DBB6CE6E881D72307C

Tã dán Huggies Platinum Naturemade giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé (Nguồn: Huggies)

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý khó tránh khỏi, Huggies tin rằng các bậc phụ huynh sẽ chăm sóc con trẻ thật tốt khi có thêm kiến thức về sốt phát ban mà Huggies đã chia sẻ. Mặc dù sau khi đã bị sốt phát ban, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại loại virus đó, tuy nhiên có nhiều loại virus khác nhau nên việc bé có thể bị phát ban lại là không thể tránh khỏi. Con yêu là món quà tuyệt vời nhất đối với cha mẹ, vì thế hãy chăm sóc bé thật tốt bằng tất cả tình thương yêu của bậc cha mẹ. Hãy truy cập góc chăm sóc bé của Huggies để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về cách chăm con yêu của mình.

 

 

Avatar expert

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;