Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?

Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
  2. Thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?
  3. Sinh non có sao không và những trường hợp có nguy cơ sinh non?
  4. Mẹ bầu nên đến viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ

 

Mang thai là một hành trình tuyệt vời trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, việc theo dõi tuần thai là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Huggies sẽ giải đáp thắc mắc bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần và những điều mẹ bầu cần lưu ý trong thời kỳ này.

Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?

 Với câu hỏi “Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần”, chuyên gia giải đáp thắc mắc này như sau: Bầu ở tháng thứ 9 là 39 tuần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang ở cuối thai kỳ và chuẩn bị chào đón một thiên thần nhỏ ra đời. Thai nhi ở giai đoạn này đã trải qua một hành trình dài và gần như hoàn thiện các bộ phận trển cơ thể.

>> Xem thêm: 

Mẹ bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần

Mẹ bầu 9 tháng có thể đón em bé chào đời (Nguồn: Sưu tầm) 

Thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?

Thai đủ ngày khi thai nhi 40 tuần tuổiTuy nhiên, khi thai nhi vượt qua tuổi thai 38 tuần, được coi là thai trưởng thành và có khả năng sống dễ dàng khi ra khỏi bụng mẹ.

Theo các chuyên gia, trẻ được sinh ra sau 9 tháng, tương đương từ 39 đến 41 tuần, ít có nguy cơ gặp phải biến chứng sức khỏe. Trẻ sinh sớm hoặc sinh muộn hơn thời gian này sẽ có nguy cơ cao hơn về rủi ro sức khỏe. Thời gian sinh nở của phụ nữ có thể chia thành các nhóm cụ thể như sau:

  • Sinh non: Trẻ sinh trước 37 tuần tuổi.
  • Sinh sớm: Trẻ sinh từ 37 đến 38 tuần.
  • Sinh đủ tháng: Trẻ sinh từ tuần thai thứ 39đến 40.
  • Sinh cuối thời hạn: Trẻ sinh ở tuần thai thứ 41.
  • Sinh muộn: Trẻ sinh từ tuần thai 42 trở đi.

Thời gian sinh nở của mỗi phụ nữ có thể khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tâm lý, cơ địa và các yếu tố kích thích từ bên ngoài. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, việc sinh sớm hoặc muộn trong khoảng 1 đến 2 tuần là bình thường và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Một số trường hợp, sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn dự sinh từ 7 đến 10 ngày.

>> Xem thêm: 

Thai nhi 40 tuần tuổi là đủ ngày

Thai nhi đủ ngày hoàn thiện các bộ phận và sinh ra khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Sinh non có sao không và những trường hợp có nguy cơ sinh non

Khi sinh non, các bộ phận cơ thể bé như phổi, não,... chưa phát triển toàn diện. Vì thế, những em bé sinh non (từ tuần 28 đến tuần 32) sẽ cần có sự chăm sóc đặc biệt của máy móc và đội ngũ y bác sĩ trong khoảng thời gian dài.

Em bé khi sinh non gặp phải nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số rủi ro như chậm phát triển, vàng danhỏ, gặp vấn đề thính giác và thị giác, không tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể,...

Dưới đây là những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ sinh non:

  • Trường hợp thứ nhất, nguy cơ do thai như: có nhiều hơn một thai (đa thai), thai quá lớn hoặc nước ối quá nhiều... làm tử cung căng tức quá mức dễ dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.
  • Trường hợp thứ hai: bất thường của tử cung (u xơ tử cung to, hở eo tử cung), nhiễm trùng đường tiểu, bệnh mãn tính của thai phụ (cao huyết áptiểu đường… Ngoài ra, việc thai phụ nhẹ cân hoặc thừa cân khi mang thai, bị nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao hoặc đã phẫu thuật vùng bụng trong thời gian mang thai cũng là những tình huống đáng chú ý.
  • Trường hợp thứ ba - nguy cơ do thói quen như: không đi khám thai đều đặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia trong thời gian mang thai hoặc tự ý dùng thuốc không theo kê đơn của bác sĩ.

Em bé sinh non chưa đủ 9 tháng

Em bé sinh non chưa đủ 9 tháng dễ gặp các vấn đề sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 

Mẹ bầu nên đến viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ

Ở giai đoạn mang bầu tháng thứ 9, mẹ bầu có thể xuất hiện một số dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì thế, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây mẹ bầu hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời:

  • Xuất huyết âm đạo: Tình trạng ra máu âm đạo càng nhiều càng nghiêm trọng nên mẹ cần chú ý.
  • Ra nước ối: Nếu mẹ bầu thấy dịch âm đạp tiết ra nhiều ồ ạt hoặc lỉ rỉ liên tục có mùi tanh và nhơn nhớt… có thể là dấu hiệu vỡ ốirỉ ốiVì thế, mẹ cần tới bệnh biện ngay lập tức ngay khi phát hiệu dấu hiệu bất thường này.
  • Đau bất thường bụng dưới và tử cung: Cơn co xuất hiện theo chu kỳ liên tục và không giảm đi sau một giờ nghỉ ngơi. Đặc biệt, nếu bà mẹ đang mang thai dưới 37 tuần, việc xuất hiện các dấu hiệu này có thể là một tín hiệu cho thấy nguy cơ sinh non và cần đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Thai nhi không cử động hoặc ít cử động hơn bình thường.
  • Các biểu hiện khác bất thường khác mẹ mang thai có thể gặp phải là: sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thởđau đầucực kỳ gay gắt, đau ngực, buồn nôn, rối loạn thị giác và co giật. Những dấu hiệu này đều cần được xử lý ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn cho bà mẹ và thai nhi.

>> Xem thêm: 

Mẹ bầu nên đến viện nếu thấy dấu hiệu chuyển dạ

Ở thời điểm nhạy cảm này, nếu thấy các dấu hiệu bất thường mẹ cần đến ngay bệnh viện (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là tất cả những thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc “bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần” và những dấu hiệu bất thường mẹ phải nhập viện ngay. Hành trình mang thai đầy khó khăn của mẹ bầu đang đến những chặng cuối cùng. Chúc mẹ sẽ cán đích thành công, khỏe mạnh và chào đón một thành viên nhỏ đến với gia đình nhé!

Nếu các mẹ còn có nhu cầu biết những thông tin khác thì có thể vào tham khảo tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên giaHuggies sẽ giải đáp cho các mẹ nhanh chóng nhất có thể. 

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;