Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Nguyên nhân trẻ sốt về đêm tay chân nóng và cách xử lý

trẻ sốt về đêm tay chân nóng thumb

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt về đêm kèm theo lòng bàn tay, bàn chân nóng là tình trạng khá phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang phản ứng với sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus. Việc hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách chăm sóc đúng cách trong giai đoạn này là điều cần thiết. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về tình trạng trẻ bị sốt về đêm tay chân nóng trong bài viết sau!

>>> Xem thêm:

Nguyên nhân trẻ bị sốt tay chân nóng

Tình trạng trẻ bị sốt kèm tay chân nóng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng trẻ sốt về đêm tay chân nóng bao gồm:

Trẻ bị sốt do virus gây bệnh

Theo các bác sĩ, tình trạng lòng bàn tay và bàn chân nóng khi trẻ sốt thường liên quan đến việc virus tấn công các mao mạch, làm rối loạn điều hòa nhiệt và khiến tứ chi mát hơn so với thân nhiệt trung tâm. Một số loại virus phổ biến gây ra hiện tượng này bao gồm: Virus tay chân miệng, sốt xuất huyết, virus cúm, virus thủy đậu,...

Trẻ bị sốt do virus gây bệnh

Trẻ bị sốt về đêm tay chân nóng có thể do nhiễm virus gây bệnh (Nguồn: Internet)

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng

Hiện tượng sốt sau tiêm phòng là phản ứng thường thấy ở nhiều trẻ nhỏ. Đây là cách cơ thể bé đáp ứng với vắc xin để xây dựng miễn dịch. Sốt sau tiêm thường xảy ra trong vòng 24–48 giờ đầu và có thể đi kèm cảm giác nóng ở tay chân. Tuy nhiên, tình trạng này thường không nguy hiểm và sẽ tự lui sau một thời gian ngắn nếu bé được chăm sóc đúng cách.

Trẻ bị sốt về đêm do thay đổi nhiệt độ

Trẻ bị sốt vào ban đêm có thể bắt nguồn từ sự thay đổi nhiệt độ môi trường khiến cơ thể không kịp thích nghi. Khi cha mẹ ủ ấm quá mức, nhiệt tích tụ khiến thân nhiệt trẻ tăng cao dẫn đến sốt. Ngoài ra, thời tiết biến động thất thường, đặc biệt là lúc giao mùa, cũng dễ làm hệ điều hòa thân nhiệt của trẻ rối loạn, từ đó gây ra tình trạng sốt về đêm.

>>> Xem thêm:

Biểu hiện của trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng

Khi trẻ lên cơn sốt, bố mẹ có thể nhận biết qua một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Khuôn mặt và hai má ửng đỏ hoặc trông nhợt nhạt bất thường, nhiệt độ da tăng rõ rệt.
  • Ánh mắt bé trở nên kém linh hoạt, thiếu sức sống, kèm theo vẻ uể oải.
  • Trẻ dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ kéo dài, thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Khi áp nhẹ má người lớn lên trán bé sẽ cảm nhận được sự nóng bất thường.
  • Trường hợp trẻ sốt đến 39 độ, tay chân cũng sẽ ấm lên rõ rệt.

Biểu hiện của trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng

Thân nhiệt bé tăng rõ rệt là một trong những biểu hiện trẻ bị sốt (Nguồn: Internet)

Trẻ sốt chân tay nóng có sao không?

Tình trạng trẻ sốt về đêm tay chân nóng không chỉ khiến bé mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không xử lý kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra gồm:

  • Mất nước: Sốt khiến trẻ ra mồ hôi nhiều và tiểu tiện thường xuyên, dễ dẫn đến thiếu nước. Khi không được bù đủ, trẻ có thể khô môi, mắt trũng, khát nhiều, táo bón và giảm tiết nước mắt. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê hoặc đe dọa tính mạng.
  • Co giật: Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột dễ khiến bé bị co giật, biểu hiện qua việc toàn thân run, mắt trợn ngược, miệng há rộng, chảy nước dãi, thở dồn dập hoặc ngưng thở.
  • Rối loạn hô hấp: Sốt do các bệnh lý như viêm phổi, viêm họng hay viêm phế quản có thể làm trẻ thở gấp, nghẹt mũi, ho nhiều, đau họng hoặc tai.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt về đêm tay chân nóng

Trong trường hợp trẻ sốt về đêm tay chân nóng, cách chăm sóc đúng cách không chỉ giúp hạ sốt hiệu quả mà còn hạn chế được nhiều rủi ro sức khỏe.

Trẻ sốt dưới 38 độ C

  • Không vội dùng thuốc: Nhiệt độ chưa quá cao, bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc tại nhà.
  • Tăng cường nước: Cho bé uống nước lọc, nước trái cây loãng hoặc bú mẹ nhiều hơn để tránh mất nước và hỗ trợ làm mát cơ thể. Tránh tuyệt đối nước đá, nước ngọt có gas.
  • Cho bé nghỉ ngơi hợp lý: Không để bé nằm lì một chỗ, nhưng cũng hạn chế vận động mạnh. Khuyến khích bé đi lại nhẹ nhàng trong nhà, ngủ trưa từ 2–3 giờ giúp cơ thể phục hồi.
  • Bổ sung vitamin C: Ưu tiên trái cây tươi như bưởi, cam, kiwi, dưa hấu... để tăng sức đề kháng.
  • Mặc đồ thoáng mát: Cởi bỏ quần áo dày, bao tay chân nếu có. Ưu tiên trang phục mỏng nhẹ, giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt. Tuyệt đối không đắp chăn dày kín đầu.

Trẻ sốt trên 38 độ C

  • Làm mát đúng cách: Dùng khăn ấm lau người, tập trung các vùng như nách, trán, bẹn, lòng bàn tay và bàn chân. Không sử dụng nước lạnh hoặc đá.
  • Dùng thuốc hạ sốt đúng liều: Dựa vào cân nặng của bé để tính liều lượng. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Đưa trẻ đi khám nếu không hạ sốt: Nếu các biện pháp tại nhà không hiệu quả, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt về đêm tay chân nóng

Mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt tay chân nóng giúp trẻ mau bình phục

Bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây trong quá trình chăm sóc em bé bị sốt tay chân nóng:

  • Tránh sử dụng nước lạnh để lau người hoặc chườm trực tiếp lên da bé: Việc dùng nước lạnh nhằm hạ sốt có thể phản tác dụng. Khi gặp lạnh, da bé sẽ co lại, giữ nhiệt bên trong và khiến thân nhiệt không thoát ra ngoài, làm tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, điều này còn có nguy cơ gây bỏng lạnh hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến hô hấp của trẻ.
  • Không áp dụng các phương pháp dân gian như bôi dầu hoặc cạo gió: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, việc ma sát mạnh từ cạo gió hoặc bôi dầu có thể làm tổn thương da, gây bỏng nhẹ và làm tăng nguy cơ kích ứng, ảnh hưởng đến thể trạng chung của bé.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng: Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, do đó phản ứng với các thành phần thuốc có thể diễn ra rất nhanh và mạnh. Việc cha mẹ tự ý dùng thuốc hoặc theo lời truyền miệng để điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều rủi ro.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt tay chân nóng

Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp “trẻ sốt về đêm tay chân nóng”

Sốt như thế nào thì cho đi viện?

Nếu bé sốt trên 38,5°C dù đã uống thuốc nhưng không thuyên giảm, tình trạng sốt kéo dài liên tục trong 48 giờ không có dấu hiệu cải thiện, kèm theo hiện tượng thở nhanh, co giật, phát ban lạ hoặc bỏ bú, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. việc chậm trễ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể và khả năng phục hồi.

Bé không sốt nhưng tay chân nóng có sao không?

Khi bé không bị sốt nhưng tay chân lại cảm thấy nóng, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thân nhiệt của trẻ cũng có sự thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, thường cao hơn vào buổi chiều. Nếu nhiệt độ vượt quá 38°C, việc đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết để xác định nguyên nhân và nhận tư vấn chính xác.

Trên đây là những thông tin giúp bố mẹ hiểu rõ về tình trạng trẻ sốt về đêm tay chân nóng. Mặc dù tình trạng này không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng các bậc phụ huynh cần theo dõi kỹ để phát hiện những triệu chứng bất thường và phản ứng kịp thời.

Huggies luôn sẵn sàng bên mẹ trên hành trình chăm sóc con yêu. Các sản phẩm tã bỉm Huggies nổi bật bao gồm Huggies Skin Perfect với chất liệu mềm mại nâng niu làn da bé, Huggies Platinum Naturemade với các thành phần tự nhiên bảo vệ làn da nhạy cảm, và Huggies Dry Tràm Trà giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa hăm tã hiệu quả. Với các kích cỡ từ tã NB đến tã quần size XXXL, Huggies mang lại sự thoải mái tối ưu cho bé ở mọi giai đoạn phát triển, giúp bé luôn khô ráo và thoải mái vận động suốt cả ngày.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;