Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Sa tử cung sau sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lý sa tử cung sau sinh

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, có khoảng 10% phụ nữ tại Việt Nam bị sa tử cung sau khi sinh con, phần lớn nằm ở độ tuổi 40-60. Tuy nhiên, các mẹ ở độ tuổi trẻ hơn cũng có thể gặp bệnh này. Nhiều mẹ bị sa tử cung có tâm lý e ngại, mặc cảm dẫn đến giấu bệnh có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị về bệnh sa tử cung này trong bài viết dưới đây nhé!

Sa tử cung sau sinh là gì?

Sa tử cung (hay còn gọi là sa dạ con, sa sinh dục, sa thành âm đạo) xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ đầy đủ cho tử cung, làm tử cung tụt xuống vào ống âm đạo, thậm chí lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo.

Ai có nguy cơ cao bị sa tử cung sau sinh?

Bệnh lý sa tử cung sau sinh có nguy cơ cao đối với các mẹ:

  • Khó sinh, hoặc cơn co thắt tử cung lúc sinh quá dài.
  • Mang thai khi đã nhiều tuổi hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Mang thai đôi, đa thai hoặc kích thước thai nhi lớn khiến mẹ phải rặn nhiều khi sinh khiến tử cung dễ bị sa xuống.
  • Mang thai quá lớn hoặc sinh nhiều lần, sinh dày, không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, bị rách tầng sinh môn.
  • Từng có xuất hiện tổn thương, phẫu thuật ở tử cung.
  • Từng phẫu thuật lớn ở vùng xương chậu khiến các mô khung chậu suy yếu.
  • Làm việc nặng ngay sau sinh và không kiêng cữ cẩn thận, khiến đáy bụng phải co bóp quá nhiều, tạo thành tổn thương và dẫn đến sa tử cung.
  • Thừa cân, béo phì gây áp lực cho cơ xương chậu.
  • Ho mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến sa tử cung.
  • Lớn tuổi bị rối loạn dinh dưỡng, khiến hệ nâng đỡ tử cung suy yếu.
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung như: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có kích thước bất thường.
  • Bị táo bón sau sinh, rối loạn đại tiện kéo dài.

Các giai đoạn của bệnh sa tử cung sau sinh

Mẹ biết không, sa tử cung sau sinh được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Bệnh chưa có biểu hiện bất thường, các cơ quan của vùng chậu của mẹ vẫn hoạt động bình thường.
  • Giai đoạn 1: Cổ tử cung bắt đầu sa vào âm đạo.
  • Giai đoạn 2: Cổ tử cung bắt đầu lòi ra ngoài cửa âm đạo.
  • Giai đoạn 3: Toàn bộ cổ tử cung lộ hẳn ra ngoài âm đạo.

Sa tử cung có nguy hiểm không?

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sa tử cung là bệnh lý hậu sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng đấy mẹ ơi. Nếu mẹ không điều trị sớm, sa tử cung có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Loét âm đạo: Đây là biến chứng thường gặp ở những mẹ bị sa tử cung giai đoạn 3. Tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo dễ bị cọ sát với quần. Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn tới nhiễm trùng và loét âm đạo.
  • Các cơ quan khác cũng bị sa xuống: Tử cung sa xuống trong thời gian dài mà không được đẩy lên sẽ khiến cho những cơ quan khác của vùng chậu như ống dẫn trứng, bàng quang, buồng trứng… cũng có nguy cơ bị sa xuống. Điều này sẽ khiến cho việc bài tiết của mẹ gặp rất nhiều khó khăn và nặng hơn là tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Viêm nhiễm diện rộng: Những mẹ có sức đề kháng kém, khi bị cọ xát dẫn tới viêm loét và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm diện rộng, bao gồm viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,... Nếu chuyển nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và thậm chí tử vong.
  • Vô sinh: Nếu sa tử cung nặng, khối sa bị viêm loét, hoại tử,... thì việc cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ hoàn toàn tử cung là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ tính mạng cho mẹ. Khi tử cung bị cắt bỏ thì đồng nghĩa với việc mẹ không còn khả năng mang thai nữa.

Biến chứng của sa tử cung rất nguy hiểm nên khi thấy cơ thể có điều bất thường, mẹ hãy chú ý kỹ càng và đừng ngần ngại để liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phụ khoa nhé.

Phương pháp điều trị sa tử cung

Bài tập giúp mẹ luyện cơ sàn chậu

Phương pháp điều trị sa tử cung sau sinh không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị sa tử cung không phẫu thuật dành cho những trường hợp tương đối nhẹ. Triệu chứng bệnh không ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt và bản thân mẹ vẫn có nhu cầu sinh thêm con sau này. Ngoài ra, những phương pháp này cũng được áp dụng với các mẹ đã lớn tuổi hoặc có thể trạng yếu, sức khỏe kém, không muốn hoặc không thể thực hiện phẫu thuật được. Mẹ có thể được điều trị sa tử cung không phẫu thuật bằng cách:

  • Dùng thuốc tân dược, liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ, giúp tăng cường sức mạnh hệ cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung.
  • Dùng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên dưới dạng xông hơi hoặc sắc uống.
  • Sử dụng các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Tham khảo: Tập kiểm soát bàng quang.
  • Thay đổi thói quen hoạt động, giảm hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống chưa nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón.
  • Cố định tử cung qua âm đạo cũng được xếp vào nhóm điều trị sa tử cung không phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y khoa chuyên dụng để nâng đỡ và cố định tử cung ở đúng vị trí, tránh tử cung bị sa xuống âm đạo hoặc tuột ra ngoài.

Phương pháp điều trị sa tử cung sau sinh cần phẫu thuật

Trong trường hợp tử cung sa hẳn ra bên ngoài, chỉ dùng mắt thường đã có thể quan sát thấy, đồng thời, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm ở tử cung, gây ra viêm loét, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Tùy theo độ tuổi, nhu cầu sinh sản, tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật cắt một phần hoặc cắt bỏ toàn phần tử cung.

Phòng ngừa sa tử cung sau sinh

Để phòng ngừa sớm bệnh sa tử cung, mẹ cần lưu ý những điều sau nhé:

  • Mẹ nên sinh bé trong độ tuổi từ 22 - 29. Vì về mặt sinh lý, đây là thời kỳ sung mãn, các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, dễ phục hồi.
  • Khi sinh nở, mẹ nên để cán bộ y tế có chuyên môn phục vụ, không để chuyển dạ kéo dài và cần được khâu tầng sinh môn nếu khi đẻ bị rách.
  • Sau khi sinh, mẹ cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không hoạt động nặng sớm trước ba tháng.
  • Mẹ cần tránh lao động quá nặng nhọc liên tục hoặc phải thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi làm việc ở tư thế đứng và đi lại quá nhiều.
  • Ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu. Mẹ nhớ chỉ luyện những bài tập nhẹ hoặc phải có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Mẹ cần uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời tăng cường tiết sữa cho con bú.
  • Mẹ nên giữ ấm, ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu có thể dẫn đến sa tử cung.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn khuyên rằng:

bac si

Sau sinh 6 tuần, mẹ nên tập thể dục sớm để vừa giảm cân, vừa phòng tránh sa tạng chậu, cũng như tránh một số rối loạn chức năng ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này của trẻ như són tiểu, táo bón, giảm chất lượng tình dục…Mẹ nên bắt đầu bằng các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng không đòi hỏi trang thiết bị và phải tới phòng tập, giúp tăng cường vùng bụng dưới và cơ sàn chậu. 

Cách tập như sau:
Mẹ chỉ cần một tấm thảm nhỏ. Ở tư thế ngồi, nằm ngửa trên sàn hay quì gối, lưng thẳng, thả lỏng 2 đùi, động tác chủ đạo là thít chặt cơ vùng bụng, cơ vùng chậu, vùng hội âm, giữ trong vòng 3- 5 giây sau đó thả lỏng 3-5 giây và lặp lại lại khoảng 10 lần động tác.Mỗi ngày mẹ nên tập khoảng 30 phút thì các cơ sẽ săn chắc dần.

Tuy nhiên, dù tập tầng sinh môn tích cực mẹ cũng cần tránh các động tác mang vác nặng phải gồng bụng, các tư thế ngồi xổm, táo bón đòi hỏi rặn lâu, làm tăng áp lực ổ bụng…mẹ nhé!

bac si

Tham khảo: Cách ở cữ sau sinh khoa học mẹ cần biết.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin cần thiết cho mẹ về bệnh sa tử cung sau sinh. Huggies mến chúc mẹ sau sinh luôn khỏe mạnh để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất. Nếu cần thêm thông tin, mẹ có thể truy cập Góc chuyên gia Huggies để tìm hiểu thêm, mẹ nhé!

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;