Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Bí quyết chăm sóc sản phụ sau sinh mổ

Bí quyết chăm sóc sản phụ sau sinh mổ

Ngày nay, nhiều trường hợp sinh nở đã áp dụng phương pháp mổ lấy thai. Phương pháp này tuy hạn chế các biến chứng nhưng cũng khiến không ít sản phụ lo lắng trong việc chăm sóc vết mổ sau sinh. Để giúp các bà mẹ không còn tự ti sau sinh nở và nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp vốn có, Huggies xin chia sẻ bí quyết chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành và không để lại sẹo thông qua bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm:  Nên sinh mổ hay sinh thường? Điều cần biết về sanh mổ 

1. Sinh mổ

Theo thống kê tổng kết cuối năm tại các bệnh viện công và bệnh viện tư tại tp Hồ Chí Minh năm 2014, các ca đẻ mổ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số các ca sinh (45% - 70%). Với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn “vượt cạn” bằng hình thức  sinh mổ  do có những trường hợp mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe nên không có khả năng sinh thường, hoặc được bác sĩ chỉ định sinh mổ nhằm tránh những nguy cơ tai biến khi  sinh thường  .

Từ lúc sinh đến khi được chuyển về phòng hồi sức, mẹ sẽ được các bác sĩ và nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khỏe, dùng thuốc giảm đau, kháng sinh và truyền dịch. Chăm sóc sau sinh mổ cần phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối do đó trong thời gian này, thân nhân sẽ không được vào thăm mẹ.

Khi tình trạng sức khỏe ổn định và mẹ đã hồi tỉnh sau gây mê, có thể cử động chân tay tốt sẽ được chuyển ra phòng chăm sóc bình thường. Lúc này, người nhà có thể vào thăm và hỗ trợ với các nhân viên y tế cùng chăm sóc mẹ.

>> Có thể bạn quan tâm:  Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào? 

Sinh mổ

Sinh mổ (Nguồn: Sưu tầm)

1.1. Sinh mổ có ưu điểm gì không?

Nếu mẹ đã được bác sĩ phụ sản của mình chỉ định sinh mổ thì đây sẽ là phương pháp sinh con này là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong trường hợp này. Việc này cũng giúp mẹ biết rõ chính xác thời gian ra đời của con, giúp mẹ có thời gian sắp xếp và lên kế hoạch chuẩn bị chu đáo.

Bên cạnh đó, việc sinh mổ có kế hoạch giúp mẹ không phải chịu đựng cơn gò chuyển dạ và nguy cơ rách tầng sinh môn.

Ngoài ra, phương pháp sinh mổ còn giúp các mẹ giảm bớt nguy cơ gặp phải các vấn đề sau:

  • Các cơn đau vùng đáy chậu do vết khâu tầng sinh môn hoặc tổn thương.
  • Chảy máu nhiều trong những ngày đầu sau khi sinh con.
  • Cảm giác són tiểu khi mẹ ho, cười. (Tuy nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra trong 1/25 phụ nữ sau khi sinh mổ khoảng 3 tháng đầu).

Tham khảo thêm:  Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh cho mẹ bầu 

1.2. Tác dụng phụ sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau khi sinh mổ thường phải đối mặt với các vấn đề điển hình như sản dịch, ngực căng sữa, thay đổi trong tâm lý.

Ngoài ra, mẹ có thể cảm thấy choáng váng, buồn nôn ngay sau khi mổ, cơn buồn nôn có thể kéo dài đến 48 tiếng. Lúc này, mẹ hãy yêu cầu hộ lý cấp thuốc làm giảm thiểu sự buồn nôn.

Tham khảo thêm:  Dấu hiệu và biểu hiện sắp sinh con thường gặp 

1.3. Sinh mổ xong nằm phòng hồi sức bao lâu?

Mẹ bầu sau khi sinh mổ cần nằm theo dõi ở phòng hồi sức 4 - 6 giờ và nằm viện trong vòng 4 - 7 ngày trước khi về nhà. Tuy nhiên, sự hồi phục sau sinh của mẹ bầu thường được tính theo tuần. Do đó, mẹ bầu và người nhà nên lên kế hoạch chăm sóc kỹ lưỡng bản thân và em bé mới sinh.

Tham khảo thêm: 

1.4. Sinh mổ có ảnh hưởng đến việc mang thai trong tương lai không?

Thực tế, việc sinh mổ có thể ảnh hưởng đến những thai kỳ khác của mẹ bầu trong tương lai. Nếu mẹ đã phải sinh mổ 1 lần thì khả năng cao là mẹ sẽ tiếp tục  sinh mổ lần 2  ,...

Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng, bởi mẹ vẫn có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ trong trường hợp đủ điều kiện sức khỏe và có sự đồng ý của bác sĩ.

Tham khảo thêm:  Lưu ý khi sinh thường sau sinh mổ: Sinh con lần 2 

Điều này là do sau khi mẹ sinh mổ thì nguy cơ  nhau thai bám thấp  ,  nhau tiền đạo  sẽ tăng cao ở lần mang thai tiếp theo, nhất là mẹ nào sinh mổ 2 lần trở lên. Các biến chứng thai kỳ này có thể khiến mẹ bầu mất nhiều máu trong quá trình sinh con, có thể dẫn đến nguy cơ cắt bỏ tử cung.

Ngoài ra, vết mổ lấy thai ở tử cung người mẹ cũng có nhiều rủi ro, điển hình như nguy cơ bị rách ra trong thai kỳ sau, khiến mẹ có thể bị vỡ tử cung. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra, chỉ khoảng 1/200 phụ nữ. Do đó, mẹ bầu cũng nên yên tâm vì đã có bác sĩ, y tá theo dõi chặt chẽ thai kỳ và quá trình chuyển dạ của mẹ.

Tham khảo thêm:  Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi 

 

Ảnh hưởng của sinh mổ

Việc sinh mổ có tác động đến những thai kỳ sau này của mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

2. Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

Nguyên tắc chăm sóc vết mổ sau sinh là giữ vùng vết mổ sạch sẽ, không thoáng, có thể dùng dung dịch betadine hoặc povidine 10% để làm sạch vết mổ.

Trên thực tế, dù kỹ thuật y học hiện đại đến đâu thì sinh mổ vẫn là một ca phẫu thuật lớn, đòi hỏi quá trình chăm sóc sau sinh thật kỹ lưỡng và cẩn thận nhằm đảm bảo vết mổ của mẹ sớm hồi phục. Bên cạnh  chế độ dinh dưỡng sau sinh hợp lý  , mẹ cũng cần quan tâm đến cách vệ sinh cá nhân, vận động và thói quen sinh hoạt của mình. Cụ thể hơn:

2.1. Chăm sóc mẹ những ngày đầu sau sinh mổ

  • Chăm sóc vết mổ:

Thời gian đầu sau sinh khi vết mổ vẫn chưa khô, bác sĩ và các nhân viên hộ sinh sẽ giúp mẹ vệ sinh vết mổ và cho mẹ uống thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung để tránh trường hợp mẹ bị nhiễm trùng.

Khi mẹ bắt đầu mở băng thì mẹ cần lưu ý giữ cho vết mổ được khô, tránh nước. Từ thời điểm này đến khi cắt chỉ, mẹ chỉ nên vệ sinh người bằng nước ấm, tránh để nước vào vết mổ cũng như không bôi thêm bất kỳ loại thuốc nào lên vết mổ.

  • Về vận động:

Các bác sĩ luôn khuyến khích bà bầu sau sinh mổ vận động càng sớm càng tốt. Đối với những mẹ được gây tê tủy sống thì không nên ngồi dậy trong vòng 12 giờ đầu, nhằm tránh biến chứng tụt huyết áp và nhức đầu sau khi mổ. Thay vào đó, mẹ chỉ nên co duỗi chân và có thể nằm nghiêng sang trái hoặc phải tại giường.

  • Về chế độ ăn uống:

Sinh mổ không liên quan đến hệ tiêu hóa nên mẹ vẫn có thể ăn uống sau khi sinh. Tuy nhiên, trong giờ đầu mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo lỏng hoặc súp.

Mẹ cũng cần lưu ý tránh ăn những thực phẩm khó tiêu, dùng nhiều đường, bột, dầu mỡ hay các thức ăn từ đậu tương. Đây là những thực phẩm có thể khiến mẹ bị đầy hơi, táo bón.

  • Chăm sóc vú và cho bé bú sữa mẹ:

Các mẹ sinh mổ thường lên sữa muộn hơn là các mẹ sinh thường. Việc cho bé bú sữa mẹ ngay ngày đầu tiên sau khi mổ cũng rất tốt, có thể cho bé bú ở tư thế nằm nghiêng.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là trước khi cho bé bú, mẹ cần vệ sinh sạch đầu núm vú và nặn bỏ giọt sữa đầu. Cho bé yêu bú sớm ngay sau khi sinh sẽ tận dụng được nguồn sữa non quý báu, cũng như giúp sữa lên nhanh và nhiều hơn.

 

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ

Chăm sóc mẹ những ngày đầu sau khi sinh mổ (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Chăm sóc mẹ trong những ngày tiếp theo

  • Vận động:

Mẹ không nên nằm một chỗ nhiều trên giường sau khi sinh. Để giúp cho sản dịch (máu từ tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản) thoát ra dễ dàng, mẹ có thể nằm sấp 20 – 30 phút, đồng thời mát-xa bụng mỗi ngày để giúp cho tử cung co hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Mẹ cũng nên cho bé bú càng sớm càng tốt vì động tác cho bú cũng giúp tăng sự co hồi tử cung và tránh chảy máu sau sanh mổ.

Từ ngày thứ 2 mẹ có thể ngồi dậy nhẹ nhàng, bước chân xuống giường và đi lại trong phòng. Ngày thứ 3 mẹ có thể ra ngoài, tắm nắng cùng bé khoảng 30 phút mỗi ngày.

  • Theo dõi sự “xì hơi” sau khi sinh:

Mẹ cần theo dõi sự “xì hơi” của mình sau khi sinh, vì mẹ chỉ có thể ăn thức ăn đặc sau khi đã “xì hơi”. Trường hợp chưa “xì hơi” được mà bụng chướng thì mẹ có thể nằm gối đầu cao dạng nửa nằm, nửa ngồi và dùng tay mát- xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, nhằm giúp kích thích các hoạt động co bóp của ruột để tống hơi ra ngoài.

  • Chế độ dinh dưỡng:

Sau khi đã “xì hơi” hoặc khi đã sang ngày thứ 2, mẹ nên bắt đầu ăn uống bình thường và đầu tư vào một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, giàu đạm, canxi, sắt và các loại vitamin, khoáng chất.

Mẹ sau sinh nên ăn gì? Mẹ nên ăn uống đầy đủ, dùng thức ăn chín và nóng, không nên dùng thức ăn lạnh hay đồ nguội vì sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa. Luôn ăn đủ 3 bữa chính (sáng – trưa – chiều xế), đồng thời xen kẽ với 3 bữa chính mẹ nên uống sữa, ăn bánh, các loại trái cây ngọt và các loại chè đậu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón và luôn uống đủ nước. Cơ thể mẹ lúc này đang cần một lượng ca-lo cao, vì thế khẩu phần ăn phải tăng thêm cả về số lượng lẫn chất lượng. Các thành phần chính mẹ cần lưu ý bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày là:

  • Protein: bao gồm cả protein có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng và sữa) lẫn nguồn gốc thực vật (đậu hũ, các loại đậu và ngũ cốc).
  • Canxi: có nhiều trong sữa, trứng, tôm, tép và các loại hải sản.
  • Mẹ cũng cần bổ sung thêm viên sắt và acid folic trong giai đoạn cho bé bú.

Lưu ý: Nếu mẹ có cơ địa bị sẹo lồi thì nên tránh ăn những thực phẩm như thịt gà, bò, hải sản, rau muống.

  • Vệ sinh cá nhân:

Sau sinh mổ khoảng 2-3 ngày là mẹ đã có thể gội đầu và tắm rửa được. Nhưng mẹ cần nên lưu ý một số điều sau:

- Gội đầu với thời gian nhanh (5 – 7 phút), không nên để ngấm nước quá lâu. Sau khi gội xong cần dùng máy sấy khô tóc ngay mẹ nhé!

- Tắm bằng nước ấm. Mẹ có thể tắm vòi hoa sen hoặc đun nước nóng chứ không nên dùng bồn tắm. Nên tắm nhanh và lau khô toàn thân, mặc quần áo, mang vớ chân ngay sau khi tắm để tránh bị nhiễm bệnh.

  • Nghỉ ngơi thư giãn:

Ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày là điều hết sức quan trọng vì trong thời gian ngủ sẽ giúp cơ thể mẹ hồi phục sức khỏe và năng lượng.

Ngoài việc chú ý đến cách vận động, dinh dưỡng sau khi sinh thì sự chăm sóc, quan tâm và hỗ trợ của bố bé và người thân trong gia đình sẽ là liều thuốc bổ quý giá hơn cả đối với mẹ đấy!

>> Có thể bạn quan tâm:  Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ đúng cách 

3. Kinh nghiệm chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà

Sau khi mổ, sản phụ sẽ phải nằm viện trong khoảng 4-5 ngày để hồi phục sức khỏe trước khi về nhà. Khi chăm sóc vết mổ tại nhà, sản phụ nên tránh chạm vào và gãi nếu như có phản ứng ngứa. Các mẹ có thể tắm rửa bình thường rồi dùng khăn sạch làm khô vết mổ nhẹ nhàng.

Đa số các ca sinh mổ hiện nay được khâu bằng chỉ tự tiêu, điều này giúp mẹ không cần phải quay lại bệnh viện để lấy chỉ khâu.

3.1. Một số lời khuyên cho sản phụ trong việc chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà

Sẽ có những bất tiện trong sinh hoạt tại nhà vì vết mổ chưa lành hẳn nên mẹ nhớ lưu ý một số điều sau đây để chăm sóc vết mổ đúng cách:

  • Nên rửa tay thật kỹ khi chạm vào vết mổ.
  • Thời gian tắm không quá dài và tránh ngâm mình vì sẽ làm ướt vết thương.
  • Thấm khô vết mổ bằng khăn mềm sạch sau khi tắm xong.
  • Duy trì vết mổ khô thoáng. Có thể dùng dung dịch betadine hoặc povidine 10% để làm sạch vết mổ.

 

Chăm sóc vết mổ sau sinh

Biết cách chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà đúng cách giúp vết thương nhanh lành hơn (Nguồn: Sưu tầm)

3.2. Vận động sau sinh mổ để đẩy nhanh quá trình phục hồi

Những phụ nữ sau sinh mổ nên vận động càng sớm càng tốt giúp vết mổ nhanh lành, chống dính ruột và tăng tốc độ hồi phục. Ngày đầu tiên sau khi mổ lấy thai, sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng trên giường; sau đó sẽ tập ngồi dậy và bắt đầu đi ra khỏi giường.

Các mẹ sẽ tập đi lại trong phòng và sinh hoạt gần như bình thường khi bước qua ngày thứ ba. Sau khi sinh được khoảng 4-6 tuần, sản phụ có thể tập thể dục bình thường trở lại. 

3.3. Chế độ dinh dưỡng giúp chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành

Một số vấn đề mẹ cần kiêng cữ sau sinh mổ, lưu ý trong chế độ bữa ăn để vết mổ nhanh lành:

  • Giới hạn chế độ ăn uống với các sản phẩm từ đậu tương vì chúng có thể gây đầy hơi và táo bón.
  • Tình trạng  táo bón  và đầy hơi có thể xuất hiện trong vòng 3 - 5 ngày, nên các mẹ hãy uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh. Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu  canxi  và protein để sức khỏe phục hồi nhanh chóng đồng thời tạo nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú.
  • Không nên ăn những thực phẩm có tính hàn và tanh, chẳng hạn như hải sản,... bởi vì chúng ta có thể làm cho máu khó đông ở vết mổ, làm chậm hồi phục vết thương cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không ăn thịt gà, rau muống, các món làm từ nếp, lòng trắng trứng gà,... vì chúng dễ khiến vết thương bị tạo mủ hình thành sẹo lồi.

Tham khảo thêm: 

Ăn gì để vết mổ sau sinh nhanh lành

Sản phụ nên bổ sung nhiều đạm và rau xanh để hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương sau sinh mổ (Nguồn: Sưu tầm)

4. Mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra vết mổ sau sinh khi nào?

Trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu mẹ xuất hiện các dấu hiệu sau đây thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra:

  • Đau bụng dưới dữ dội, nhất là ở vị trí vết mổ, dù không đụng vào cũng rất đau.
  • Vết mổ bị sưng tấy, đỏ vùng da xung quanh hoặc nóng ran, ngứa, hoặc vết mổ có dịch mủ chảy ra, có mùi hôi. Đây là những triệu chứng cho thấy vết thương bị nhiễm trùng.
  • Mẹ sốt cao trên 38,5 độ.
  • Sản dịch sau sinh có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản.

Tham khảo thêm:  Bài tập thể dục sau sinh giúp mẹ hồi phục sức khoẻ

Chăm sóc vết mổ sau sinh là cả một quá trình cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Huggies mong rằng những bà mẹ sau sinh mổ sẽ có tiến trình hồi phục vết mổ suôn sẻ và không còn những lo âu hay tự ti về cơ thể.

Còn nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì hãy tham khảo chuyên mục Sinh mổ hoặc gửi ngay câu hỏi về  Góc Chuyên Gia của HUGGIES®  để được các bác sĩ giải đáp nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: 

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggiestã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

 

Nguồn tham khảo: 

 https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233 

 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6486191/

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

sinh con năm 2024 hợp tuổi nào
Sinh con 10/05/2023

Sinh năm 2024 là năm gì, mệnh gì? Tuổi nào hợp để sinh con?

Sinh năm con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì? Sinh con năm 2024 có tốt không? Năm 2024 hợp với bố mẹ tuổi gì? Tháng nào được mùa sinh năm 2024? Cùng tìm hiểu ngay!
Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 25/11/2018

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, từ vết thương trên cơ thể tới các hormone nội tiết. Kể cả sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng cần được chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng tới tinh thần.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;