Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

4 bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

mẹ bầu ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng

Trong thời điểm mang thai, cơ thể mẹ bầu thường có rất nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu khiến bà bầu bị cảm khi chuyển mùa hay bị virus tấn công. Vì sao hệ miễn dịch của mẹ bầu suy yếu hơn? Làm sao tăng sức đề kháng cho bà bầu? Để trả lời những câu hỏi này, cùng Huggies tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia

Vì sao hệ miễn dịch suy yếu hơn khi mang thai?

Hệ miễn dịch được hình dung như một “tấm khiên chắn”. Nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, chất độc, nhiễm trùng bằng cách cung cấp kháng thể chống lại những thứ này. Đây là một trong những hệ thống quan trọng trong cơ thể con người. Thiếu nó, các cơ quan khác và sức khỏe tổng thể của con người sẽ bị tổn hại.

Một nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy hệ miễn dịch của người mẹ thay đổi đáng kể trong quá trình mang thai. So với phụ nữ không mang thai, mẹ bầu sẽ dễ nhiễm trùng và bị lây bệnh hơn. Ngoài lý do thay đổi về nồng độ nội tiết tố nữ, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng hệ miễn dịch của mẹ bầu phải kìm nén trong thai kỳ để ngăn không cho cơ thể từ chối thai nhi.

Vì vậy, mẹ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt trong thời gian mang thai. Không chỉ vì sức khỏe của chính mình mà cả cho sự an toàn và khả năng phát triển của em bé trong bụng.

Tham khảo: Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Các vấn đề mẹ bầu gặp phải khi hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch suy yếu, mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:

·       Nhiễm trùng: sức khỏe mẹ bầu bị đe dọa bởi nhiều loại vi khuẩn, virus như virus bại liệt, viêm gan A, mụn rộp và sốt rét…

·       Viêm khớp dạng thấp (RA) và lupus ban đỏ: nếu bạn bị 2 chứng bệnh này thì khi mang thai, bệnh rất dễ bùng phát do hệ miễn dịch suy yếu.

·       Dễ bị viêm nhiễm: hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm.

·       Tăng huyết áp: hệ miễn dịch có thể phản ứng với các kích thích và gây tăng huyết áp.

·       Cảm lạnh và cúm: hệ miễn dịch bị suy yếu trong thời gian mang thai khiến cơ thể mẹ bầu khó có thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.

Dùng thuốc khi mang thai có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Vì vậy, mẹ cần tham khảo các cách trị cảm cho bà bầu, tăng sức đề kháng cho bà bầu để chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Tham khảo: Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối - Khi nào đáng lo

4 cách tăng sức đề kháng cho bà bầu

Có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh nghĩa là thai nhi khỏe mạnh. Để tăng sức đề kháng cho bà bầu, đặc biệt trong các mùa dịch bệnh, mẹ có thể áp dụng các cách đơn giản dưới đây:

Duy trì chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng

Theo các chuyên gia khoa sản, chế độ ăn trong thai kỳ rất quan trọng vì nó có thể giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thai kỳ, chứng ốm nghén có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn. Để khắc phục, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn nặng mùi. Đồng thời, mẹ có thể nuông chiều bản thân một chút nhưng cần thận trọng cân nhắc cho em bé trong bụng. Em bé cần các thực phẩm tốt, lành mạnh. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy hệ miễn dịch trong suốt thai kỳ. Nếu sợ tặng cân, mẹ có thể áp dụng các thực đơn cho bà bầu không tăng cân, thai vẫn khoẻ mạnh nhé.

·       Thực phẩm giàu vitamin C: theo nghiên cứu, việc thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giảm đến 50% nguy cơ mắc các bệnh thông thường. Đặc biệt, vitamin C không chỉ tăng sức đề kháng cho bà bầu mà còn hỗ trợ sự phát triển phổi của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung cam, chanh, ớt chuông, nho, ổi,… vào chế độ ăn hàng ngày.

·       Thực phẩm giàu sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng sức đề kháng cho bà bầu. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, rau lá xanh đậm, các loại đậu,…

·       Thực phẩm giàu vitamin A: vitamin A có tác dụng chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân,…

·       Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: việc bổ sung lợi khuẩn là cách tuyệt vời giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai. Mẹ bầu có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bột yến mạch,…

·       Mẹ bầu cũng nên bổ sung vitamin B, vitamin D, kẽm, axit béo,…

Lưu ý, mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì theo nhiều nghiên cứu, những loại thức ăn này có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương.

Tham khảo: Mẹ bầu không nên ăn gì và những điều cần kiêng cữ khi mang thai

 mẹ bầu ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng

Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm

Uống đủ nước là một trong những cách đơn giản giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu nhưng lại ít được chú ý. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp giải độc cơ thể mà còn làm cho da trở nên căng bóng, rạng rỡ và mềm mại. Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 – 3 lít nước để giữ ẩm và loại bỏ độc tố ra khỏi da thông qua việc bài tiết mồ hôi và nước tiểu.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyến khích mọi người nên thường xuyên uống nước ấm để giữ cho họng ấm và ẩm, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virus. Giữa thời điểm giao mùa và nhiều bệnh dịch như hiện nay, việc uống nước để tăng sức đề kháng càng quan trọng.

Theo các chuyên gia, để tăng sức đề kháng và phòng bệnh do một số loại virus, mẹ bầu có thể sử dụng nước ấm pha cùng dịch chiết của một số loại thảo dược giàu tinh dầu tốt như húng chanh, quất, gừng… hoặc siro thảo dược được chứng nhận an toàn sử dụng khi mang thai.

Tham khảo: Những mốc khám thai quan trọng nhất mẹ không được quên

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phòng tránh các bệnh nguy hiểm khi mang thai. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên duy trì những thói quen lành mạnh sau:

·       Ngủ đúng giờ, đủ giấc: giấc ngủ đủ và sâu giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu, mẹ bầu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn.

·       Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: căng thẳng, buồn phiền có thể làm tăng hormone cortisol khiến chức năng miễn dịch bị suy yếu. Hạn chế ở gần những ai mang đến tâm trạng tiêu cực. Mẹ bầu có thể thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc để thư giãn tâm hồn.

·       Tập thể dục thường xuyên, vừa sức: vận động cơ thể nhẹ nhàng, đúng mức giúp duy trì thân nhiệt ổn định, kích thích máu huyết lưu thông và giữ cân bằng nội tiết tố. Yoga cho bà bầu có thể giúp mẹ nâng cao sức khỏe mà lại thư giãn tâm hồn.

·       Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Tham khảo: Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Tự bảo vệ sức khỏe

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu rất khó để không mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách:

·       Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ho, hắt xì hoặc cảm cúm. Nếu đang ngồi gần họ nơi công cộng, mẹ cố gắng chuyển sang một chỗ khác để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh. Trong trường hợp không thể đổi chỗ, mẹ hãy nhanh chóng đeo khẩu trang và rửa tay bằng nước rửa tay khô.

·       Hạn chế đi đến những nơi đông người: Trong trường hợp bắt buộc phải đi thì mẹ bầu mới hãy đi và cũng đừng quên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nữa nha.

·       Và tất nhiên là mẹ bầu cũng nên nhớ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tay sạch giúp mẹ có thể tránh các bệnh do vi khuẩn, virus lây lan đấy.

Bài viết trên là những thông tin mà Huggies muốn chia sẻ cách tăng sức đề kháng cho bà bầu. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé. 

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;