Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Lịch tiêm chủng uốn ván đầy đủ cho bà bầu

tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Tiêm phòng khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết để tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu hết vai trò, tác dụng của các mũi tiêm này. Trong bài viết ngày hôm nay, Huggies chuyên gia Bùi Thị Thu Hà sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc về vấn đề tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, cùng tìm hiểu mẹ nhé!

Tham khảo:

Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, thai vẫn khoẻ mạnh

Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do trực khuẩn uốn ván gây ra. Tác nhân gây bệnh uốn ván tồn tại chủ yếu dưới dạng nha bào và có mặt ở khắp nơi trong đất cát, môi trường bẩn, cống rãnh…

Tác nhân gây bệnh uốn ván là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, có hình dùi trống, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do. Vi khuẩn uốn ván thường chết ở 56°C, nhưng nha bào rất bền vững, có khả năng gây bệnh uốn ván sau 5 năm tồn tại trong môi trường như đất, phân súc vật... Các nha bào có thể bị diệt trong dung dịch sát trùng như phenol, formalin sau 8-10 tiếng hoặc sau khi đun sôi 30 phút.

Bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS) là bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ chủ yếu qua đường rốn trong quá trình sinh đẻ, cắt rốn hoặc chăm sóc rốn sau đẻ không đảm bảo vô trùng. Trực khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Trẻ bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh có biểu hiện lâm sàng câp tính, nhanh, nặng với các dấu hiệu co cứng đầu tiên xuất hiện ở cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ toàn thân, co giật và hầu hết đều tử vong… Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em, thường gặp ở vùng miền núi, vùng nông thôn nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo. Ngoài ra, bệnh uốn ván cũng có thể xảy ra cho chính các bà mẹ trong quá trình sinh đẻ nếu cuộc đẻ không được đảm bảo vô trùng.

Việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu miễn phí được thực hiện thường xuyên, liên tục tại tất cả các điểm tiêm chủng trên phạm vi cả nước cùng với các vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bản chất của vắc xin uốn ván là giải độc tố uốn ván tức là vắc xin được bào chế từ độc tố của vi khuẩn đã được làm mất tính độc, không phải làm từ vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và con. Sau khi tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ cho chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ không bị mắc uốn ván.

Ba chiến lược chính trong phòng uốn ván sơ sinh là:

  • Tiêm vắc xin uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai và tiêm vắc xin uốn ván cho nữ trong độ tuổi 15 - 35 tại những huyện nguy cơ cao
  • Tăng cường thực hành đỡ đẻ sạch tại các cơ sở y tế đặc biệt là tuyến xã
  • Tăng cường giám sát chết sơ sinh và uốn ván sơ sinh một cách có hệ thống.

Tham khảo:

Những mốc khám thai quan trọng nhất mẹ không được quên

Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?

Đối với phụ nữ nếu chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin có thành phần uốn ván thì lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván gồm 5 mũi như sau:

  • Mũi 1: Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu hoặc nữ giới trong độ tuổi sinh sản ở tại các vùng có nguy cơ cao.
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

Tham khảo: Thai nhi 28 tuần tuổi phát triển như thế nào

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu bao gồm 2 mũi:

  • Mũi 1 tiêm ngay vào lúc biết tin có thai.
  • Mũi 2 tiêm ngay sau mũi 1 tầm 1 tháng. Thực tế thì mũi 1 hay tiêm trong tam cá nguyệt thứ hai, bởi 3 tháng đầu thai vẫn còn chưa ổn định, có nguy cơ sảy vì nhiều nguyên nhân. Do đó nếu tiêm phòng lúc này sẽ dễ bị hiểu lầm do vaccine gây nên. 

Nếu khoảng thời gian giữa các liều tiêm bị chậm, vượt quá khoảng thời  theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi tiếp theo mà không cần tiêm lại từ đầu.

Còn với những sản phụ đã tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván trước đây, mũi cuối cách lúc mang thai chưa quá 10 năm, thì không cần tiêm lại. Lý do là bởi lúc này cơ thể người mẹ đã có khả năng miễn dịch uốn ván lên tới 95%. Tuy nhiên, nếu mũi cuối đã tiêm cách đó quá 10 năm thì sản phụ nên được tiêm nhắc lại.

Tham khảo: Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối - Khi nào đáng lo

tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Như các mũi tiêm phòng khác, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng có thể gây một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thường gặp là sưng hoặc dị ứng tại chỗ. Nhưng các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Việc sưng đau sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm. Ngoài ra, các thai phụ cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.

Tham khảo: Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Trực khuẩn của uốn ván phát triển rất tốt ở những mô bị nhiễm khuẩn, tổn thương và các bé hay mắc uốn ván từ dây rốn không được vệ sinh sạch sau sinh. Thường thì loại trực khuẩn này sẽ ủ bệnh trong cơ thể chúng ta tầm 10 ngày (4-21 ngày). Và mức độ bị nhiễm độc, vị trí, độ rộng, điều kiện yếm khí tại vết thương mà có triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù hiện nay có những tiến bộ của y học hiện đại nhưng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh vẫn là loại bệnh gây tử vong cao, chiếm tỉ lệ khoàng 30 - 80% các trường hợp.

Vì lợi ích của tiêm phòng uốn ván khi mang thai rất lớn so với các nguy cơ, do đó các bà bầu nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ để tạo miễn dịch cho con. Nếu chẳng may quên không chích uốn ván cho mẹ thì sản phụ nên sanh đẻ tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định, đảm bảo đỡ đẻ sạch và tiêm vắc xin đầy đủ cho bé sau sinh.

Tham khảo: Cách trị cảm cho bà bầu không cần dùng thuốc

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;