Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Những mốc khám thai quan trọng nhất mẹ không được quên

Bà bầu bị đi ngoài

Trong suốt quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con yêu trong bụng. Biết được lịch khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ dễ dàng theo dõi và biết được cách tính tuổi thai cũng như chăm sóc cho sức khỏe cho cả mình và bé.

Đối với mỗi giai đoạn thai kỳ, việc thăm khám thai giúp bác sĩ nắm được thai nhi trong bụng mẹ có phát triển bình thường không, có dấu hiệu dị tật gì không. Dựa vào những kết quả đó, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, cách tăng sức đề kháng phù hợp, giúp mẹ và bé có một thai kỳ khoẻ mạnh, thuận lợi.

Dưới đây là lịch khám thai định kỳ cho mẹ bầu chia theo từng tam cá nguyệt mà Huggies đã tổng hợp. Mình cùng ghi nhớ nhé!

Tham khảo: Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia

Tầm quan trọng của khám thai định kỳ

Theo một số nghiên cứu, nếu mẹ bầu thăm khám đủ các mốc khám thai quan trọng, tiêm đầy đủ các vắc xin cần thiết như tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thì nguy cơ tử vong của thai nhi sẽ được giảm xuống gấp 5 lần. Ngoài ra, bé được sinh ra từ mẹ bầu khám thai đầy đủ sẽ có trọng lượng đạt mức tiêu chuẩn hơn so với các mẹ bầu không thường xuyên khám thai. Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ:

  • Theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ.
  • Nắm được những giai đoạn phát triển của con yêu trong bụng.
  • Phát hiện sớm bệnh lý di truyền, dị tật.
  • Xử lí kịp thời những biến chứng khi mang thai.
  • Tạo cơ sở cho con ra đời an toàn, khỏe mạnh.   

Tham khảo: Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Nên khám thai lần đầu khi nào?

Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng, vì bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có thai hay không, có một hay đa thai, thai vào tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần, có bị thai trứng hay không cũng như ngày dự sinh. Xác định chính xác tuổi thai sẽ là cơ sở cho việc theo dõi sự phát triển của thai nhi ở các mốc khám thai quan trọng sau này (thai càng lớn, đặc biệt là sau 3 tháng đầu, việc xác định tuổi thai sẽ giảm độ chính xác).

Vì vậy, ngay sau khi kiểm tra bằng que thử thai, thấy xuất hiện 2 vạch màu đỏ hoặc nhận thấy một số dấu hiệu mang thai tuần đầu, mẹ nên đi khám thai càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối - Khi nào đáng lo

Có bao nhiêu cột mốc khám thai quan trọng?

Các mẹ bầu cần ít nhất 14 lần khám thai trong suốt thai kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bé con với những thông tin khác nhau phù hợp với tuần tuổi thai.

Các mốc khám thai quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Như có đề cập ở trên, lần khám thai đầu tiên rất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường khám thai định kỳ ở 3 tháng đầu, quá trình khám thai sẽ gồm 9 bước:

  • Đo chiều cao
  • Cân trọng lượng
  • Đo huyết áp
  • Khám tim phổi
  • Khám gan lách
  • Khám phụ khoa
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm thai

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng chia sẻ thêm:

bac si

Việc khám thai theo các bước trên nhằm mục đích: 

  • Xác định mẹ có thai hay không 
  • Xác định vị trí thai: thai trong hay thai ngoài 
  • Xác định số lượng thai, nhau, ối: liên quan cac biến chứng về sau 
  • Theo dõi sự sinh tồn của thai: có tim thai hay trứng trống, thai ngừng tiến triển trong tử cung 
  • Theo dõi sự phát triển của thai so với mốc ban đầu. Ví dụ một thai phát triển  bình thường 5-6 tuần sẽ có sẽ có yolksac, 6-7 tuần sẽ có phôi thai và tim thai… 
  • Xác định tuổi thai dựa trên siêu âm. Thời điểm xác định ngày dự sinh chính xác nhất là khi thai 7-10 tuần, có hoạt động tim thai đầu tiên. Và kể từ đây, sự phát triển của thai trong các lần khám kế tiếp sẽ được qui chiếu theo mốc dự sinh ban đầu. 
  • Xác định các bệnh lý nội khoa của mẹ kèm có thể ảnh hưởng đến thai như tim mạch, bệnh thận, bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, bệnh lý về máu, bệnh lý miễn dịch …để có hướng tầm soát, điều trị ngay từ đầu (ví dụ với hội chứng kháng anti phospholipid gây sẩy thai nhiều lần liên tiếp hay thai lưu, có thể sử dụng kháng đông trọng lượng phân tử thấp lovenox ngay từ đầu thai kỳ). 
  • Xác định các yếu tố nguy cơ cho bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp như mẹ lớn tuổi (> 35 tuổi), chỉ số khối cơ thể BMI > 25, tiền căn gia đình có mẹ ruột hay chị em gái ruột bị đái tháo đường, cao huyết áp…Nếu nguy cơ cao tiền sản giật, nên tầm soát tiền sản giật ở tuổi thai 11 – 13 tuần 6 ngày dựa trên huyết áp mẹ trung bình, Doppler Động mạch tử cung 2 bên, PLGF 1/PAPP-A. Nếu nguy cơ cao đái tháo đường, thực hiện test 75 gam từ đầu chứ không chờ đến 24-28 tuần. 
  • Xác định các bệnh lý lấy truyền từ mẹ sang con như HIV, viêm gan, giang mai, TORCH…Với các bệnh lý trên, có thể có thuốc uống ngay từ đầu thai kỳ giảm nguy cơ truyền sang con và dị tật cho thai 
  • Ghi nhận kỹ các tiền căn sẩy thai to, sẩy thai liên tiếp, tiền căn con dị tật…để xác định lại các dị tật đó có liên quan bất thường đơn gen, bất thường nhiễm sắc thể hay không, có khả năng lặp lại cho thai hiện tại hay không. 

bac si

Các bước khám thai này giúp bác sĩ có được những chẩn đoán ban đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ cho mẹ và bé, đồng thời hẹn lịch khám lần kế tiếp.

 Tham khảo: Bảng tăng cân của bà bầu theo tam cá nguyệt

Những lưu ý trước khi đi khám thai lần đầu

  • Mẹ bầu không cần nhịn ăn: Trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn, nhưng trước khi đi khám thai, mẹ cần uống nhiều nước để bác sĩ có thể quan sát rõ được bào thai trong bụng hơn nhé. Trong các lần khám tiếp theo, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ có thể cần phải xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết,… Việc nhịn ăn trước các lần khám này là cần thiết để có kết quả chính xác hơn. Vì vậy, nếu thèm ăn hoặc muốn ăn trước mỗi lần kiểm tra các chỉ số, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nha!
  • Quan hệ trước ngày siêu âm thai vẫn được cho phép? Việc quan hệ trước ngày đi siêu âm sẽ không ảnh hưởng gì. Vì lúc này, phôi thai đã "an vị" ở tử cung, còn tinh dịch sẽ dần chảy ra bên ngoài qua âm đạo nên không thể có sự nhầm lẫn giữa tinh trùng và túi thai trong tử cung được.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, thai vẫn khoẻ mạnh

Lịch khám thai định kỳ trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tuần 15 - 18 của thai kỳ, những dị tật thai nhi được phát hiện rõ nhất. Vì vậy, đây là thời điểm khám thai định kỳ cần thiết để có những can thiệp phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu cũng như gia đình.

Bác sĩ trong các lần khám thai ở giai đoạn này có thể cho mẹ một số lời khuyên về dinh dưỡng thai kỳ; theo dõi huyết áp để dự phòng biến chứng tiền sản giật, sản giật. Ở lần khám thai này, mẹ sẽ được:

  • Cân trọng lượng
  • Đo huyết áp
  • Đo bề cao tử cung
  • Nghe tim thai
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm thai

Tham khảo: Cách trị cảm cho bà bầu không cần dùng thuốc

lịch khám thai 3 tháng giữa và cuối thai kì

Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

Lịch khám thai ở 3 tháng cuối thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 3 sẽ càng dày hơn. Từ tháng 7, 8 của thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai mỗi tháng 1 lần; tháng thứ 9 cứ cách 2 tuần khám thai định kỳ 1 lần và cuối cùng là khám 1 lần nữa trước khi sinh.

Những lần khám thai này sẽ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Mẹ bầu sẽ được biết ngôi thai có thuận hay không, khung xương chậu người mẹ có khả năng cho thai nhi lọt qua không, độ phát triển của bánh nhau, lượng nước ối… Từ đó, bác sĩ sẽ tiên lượng cuộc sinh dễ hay khó, có thể sinh thường hay sinh mổ, thời gian nhập viện, mẹ có thể sinh tại các cơ sở y tế thuộc tuyến dưới hay cần phải đến tuyến trên.

Như vậy, dù ở giai đoạn nào, việc khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ đều rất quan trọng cho sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ và bé yêu trong bụng. Huggies hy vọng những thông tin về lịch khám thai định kỳ sẽ giúp cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, đón bé chào đời suôn sẻ. Mẹ có thể tìm hiểu thêm Cách xem bảng chỉ số thai nhi theo tuần, mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;