Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bé Không Chịu Ăn Dặm Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Do Đâu?

Thực đơn cho bé 1 tuổi

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng tạo nền móng cho sự phát triển của bé trong tương lai. Bên cạnh những trẻ háo hức thưởng thức các món ăn dặm mới thì cũng có không ít trẻ không chịu ăn hoặc ăn ít. Vậy nguyên nhân tại sao bé lại biếng ăn? Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Bài viết dưới đây, Huggies sẽ giúp mẹ giải đáp nỗi lo lắng này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

Tại sao bé không chịu ăn dặm?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu hợp tác khi ăn dặm. Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như trẻ bị biếng ăn sinh lý, đang bị bệnh hay trẻ mọc răng thì các mẹ cũng nên chú ý một số yếu tố sau:

Thời điểm ăn dặm không phù hợp

Nhiều mẹ thường vội vàng cho bé ăn dặm khi mới 4 - 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thời điểm hợp lý nhất để ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Bởi trong thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu có sự phát triển nhất định để tiêu hóa được các thức ăn khác ngoài sữa.

Ngoài ra, khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên, bé đã bắt đầu có sự tò mò, ưa khám phá và thích đưa đồ vật hoặc thức ăn lên miệng để tập nhai. Do vậy, mẹ hãy bắt đầu cho con ăn với các bữa nhỏ và ít để bé làm quen dần, không nên cho bé ăn dặm quá sớm để tránh tình trạng khó tiêu, nôn trớ gây tâm lý hoảng sợ khi thấy thức ăn.

>> Tham khảo thêm: Thực phẩm cho bé - khi nào tập cho bé ăn dặm

Khoảng cách bữa ăn chưa hợp lý

Khi mới bắt đầu ăn dặm, sữa mẹ vẫn là một bữa ăn của bé. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn và cữ bú quá gần nhau sẽ khiến bé không kịp tiêu hao năng lượng từ bữa trước. Do đó, bé không có cảm giác đói và gây nên tình trạng biếng ăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên sắp xếp khoảng cách giữa các bữa ăn, cữ bú hợp lý để bé có cảm giác đói và muốn được ăn.

>> Tham khảo thêm: 10 loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng dễ làm, bé ăn ngon tăng cân tốt

Thực đơn không phù hợp

Một bữa ăn đa dạng và bắt mắt sẽ kích thích vị giác và tạo hứng thú cho trẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ nên đặc biệt lưu ý không nêm nếm thêm gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi. Bởi trong thịt, cá, rau đã chứa đủ lượng muối cần thiết cho trẻ nên điều này sẽ khiến món ăn trở nên quá mặn và khả năng cao bé sẽ từ chối hay thậm chí sợ ăn.

>> Tham khảo thêm: 30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân, Đủ Chất

Tại sao bé không chịu ăn dặm

Trẻ không chịu ăn dặm có nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Trong giai đoạn đầu ăn dặm, bé thường không chịu ăn và quấy khóc. Mỗi khi bé khóc mẹ lại cho bé bú luôn để con nín nên rất dễ khiến trẻ lười ăn hơn. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý dưới đây để giúp con khắc phục tình trạng này:

Cho bé ăn từ lỏng đến đặc

Trong 6 tháng đầu đời, bé vẫn quen với sữa mẹ ở dạng lỏng. Do đó, ba mẹ không nên tập cho con ăn thô ngay khi bắt đầu ăn dặm. Hãy cho bé ăn ở dạng lỏng trước rồi sau đó mới tăng dần độ thô và đặc để con có thời gian thích nghi và làm quen.

Rèn cho bé kỹ năng bốc nhón

Bốc nhón là kỹ năng tuyệt vời giúp bé rèn luyện đôi bàn tay để trở nên khéo léo hơn và thuần thục hơn khi chưa biết sử dụng thìa, đũa. Khi con ở giai đoạn 6-8 tháng tuổi, ba mẹ có thể đặt các loại thức ăn mềm và dễ cầm nắm như bánh mì, ngũ cốc, đậu phụ, nui, bơ,… vào khay hoặc tô để bé tập bốc nhón và bắt đầu hình thành kỹ năng tự phục vụ cho mình.

>> Tham khảo thêm: Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

Rèn kỹ năng bốc nhón cho trẻ

Bốc nhón giúp bé rèn luyện đôi bàn tay khéo léo (Nguồn: Sưu tầm)

Duy trì không khí vui vẻ trong các bữa ăn

Việc quát mắng, bực bội hay ép ăn sẽ khiến con sợ hãi không muốn ăn. Hãy bắt đầu từ việc nói chuyện và tạo không khí vui vẻ, dễ chịu cho con. Tinh thần thoải mái sẽ giúp con hứng thú hơn với việc ăn dặm. Ngoài ra, vào giai đoạn khoảng 12-15 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho bé sử dụng thìa để xúc ăn và khuyến khích bé tự ăn, giúp bé chủ động khám phá món ăn của mình.

>> Tham khảo thêm: Tập ăn dặm cho bé: thức ăn, ăn bốc và đút ăn

Chú ý tới những bữa ăn nhẹ của bé

Nếu bữa ăn nhẹ được chia quá nhiều cữ trong ngày hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn sẽ khiến con luôn cảm thấy no và không muốn ăn khi đến bữa chính. Do vậy, ba mẹ nên giới hạn số bữa ăn nhẹ trong ngày cho con và lưu ý chỉ nên cung cấp ⅓ lượng thức ăn nhẹ so với bữa chính.

Giới hạn thời gian ăn

Việc kéo dài bữa ăn quá lâu với mục đích ép trẻ ăn hết phần ăn của mình sẽ khiến con bị áp lực, gây ấn tượng xấu và cảm thấy không vui vẻ mỗi khi đến giờ ăn. Ba mẹ nên lưu ý một bữa ăn chính của con không nên kéo dài quá 30 phút.

>> Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm?

Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bữa ăn dặm của bé

Việc ăn một loại thức ăn quá đơn điệu trong nhiều ngày sẽ gây nhàm chán và khiến bé biếng ăn. Tuy bé còn nhỏ nhưng vẫn có thể thưởng thức hương vị của món ăn. Do đó, ba mẹ nên thường xuyên thay đổi và cố gắng tìm tòi thêm những món ăn ưa thích của bé. Điều này sẽ góp phần làm tăng vị giác cho bé cũng như cung cấp thêm nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của bé.

>> Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Hoa quả ăn dặm cho trẻ

Thường xuyên thay đổi khẩu vị ăn cho trẻ

Thay đổi khẩu vị thường xuyên giúp tăng vị giác cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý về thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Với thực đơn ăn dặm cho bé dưới 12 tháng tuổi, ba mẹ nên tránh các loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo sức khỏe và thể chất toàn diện cho con.

  • Trà: Trong trà có chứa tanin - chất có thể làm hạn chế quá trình hấp thu vitamin của trẻ.
  • Mật ong: Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng mật ong chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm vi khuẩn có trong thực phẩm này.
  • Nước ép trái cây: Có khả năng làm giảm sự hấp thụ sữa của trẻ.
  • Các loại hạt: Đây là loại thực phẩm có nguy cơ khiến trẻ bị nghẹt thở, khó thở.
  • Để giải tỏa được nỗi lo bé không chịu ăn dặm phải làm sao, ba mẹ có thể áp dụng các cách thức trên theo nhu cầu ăn uống của con. Hy vọng rằng, Huggies đã giúp hiểu rõ hơn về tình trạng biếng ăn ở trẻ cũng như mang đến những bữa ăn vui vẻ và lành mạnh giúp con yêu luôn khỏe mạnh và mau lớn.

    >> Tham khảo thêm:

  • Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng
  • Thực đơn ăn dặm 8 tháng cho bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh
  • BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
    Chăm sóc bé 02/01/2019

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

    Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

    biểu đồ phát triển của bé
    Chăm sóc bé 15/01/2019

    Biểu đồ phát triển của bé

    Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;