Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Thực phẩm cho bé - khi nào tập cho bé ăn dặm

Thực phẩm cho bé - khi nào tập cho bé ăn dặm

Những thực phẩm cho bé bắt đầu tập ăn dặm

Giai đoạn này chỉ là tập cho bé ăn nên các loại thức ăn hầu như không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn này chủ yếu là chuẩn bị cho bé tiếp cận những món ăn mới với mùi vị khác nhau và cách ăn mới mà thôi.

Hãy bắt đầu thử với ngũ cốc bổ sung chất sắt cho trẻ nhũ nhi. Trong khi nhiều loại thực phẩm có chứa rất nhiều đường, thì đối với các bé, chúng đơn thuần chỉ là những món dễ ăn dễ nuốt mà thôi. Bạn có thể trộn chung với sữa để bé dễ ăn.

  • Nấu các loại rau cải và nghiền cho bé: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bông cải, đậu Hà Lan, khoai tây, dưa…
  • Sau khi đã cho bé vài loại rau củ, bạn có thể kết hợp các loại với nhau để bé đỡ ngán.
  • Có thể cho bé ăn các loại trái cây nghiền như bơ, táo, chuối, lê, dâu…Nhưng nên tập cho bé ăn rau trước để tránh tình trạng bé thích trái cây ngọt và không chịu ăn rau.
  • Nếu trái cây hoặc rau củ xay quá loãng, bạn có thể trộn thêm bột ngũ cốc để làm đặc hơn.
  • Vào lúc 6 tháng tuổi, bé sẽ cần nhiều thực phẩm có sắt như gạo, ngũ cốc.
  • Tập cho bé ăn dặm sẽ khác nhau tuỳ vào văn hoá nên bạn không cần quá rập khuôn và nóng vội. Phần tiếp theo là một số gợi ý đơn thuần.

    Tuổi nào ăn món gì?

    o Không có quy luật nào về việc nên cho bé bắt đầu ăn gì cả. Những gì tốt nhất chúng ta nên làm là xem bé thích gì, hệ tiêu hoá bé phát triển đến đâu và thể chất bé thế nào.

     

  • Tuy các bé có thể ăn một ít đường nhưng hãy để đến lúc bé 9-10 tháng nhé.
  • Gan của bé hiện khó hấp thu các loại chất béo.
  • Bé có thể ăn một số chất đạm, nhưng bạn nhớ lưu ý những chất có thể gây dị ứng như đạm trong sữa bò chẳng hạn.
  • Một số bé ăn thịt sẽ khó tiêu hơn cho tới lúc bé 8-9 tháng tuổi.
  • Tổ chức Y tế Thế giới đã dựa vào sự phát triển thể chất của bé để đưa ra 4 giai đoạn giới thiệu thực phẩm bổ sung cho bé.

  • Giai đoạn 1 tập cho bé ăn với muỗng, ăn bột, 1-2 lần/ngày.
  • Giai đoạn 2 tập cho bé ăn dặm do kỹ năng vận động đã cải thiện.
  • Giai đoạn 3 cho bé ăn các thức ăn đặc hơn và không cần xay nát, đồng thời cho bé ăn bốc để phát triển kỹ năng vận động.
  • Giai đoạn 4 để bé tự ăn và ăn gần giống bữa ăn cả gia đình.
  • Tuổi

    Thực phẩm phù hợp

    Độ sệt

    Bú sữa

    Khoảng 6 tháng

    Lưu ý:Cho bé ăn rau trước rồi mới đến trái cây. Tránh tình trạng bé thích ăn ngọt rồi không ăn rau nữa

    * Gạo, ngũ cốc nhiều sắt, không có gluten

    * Rau: bông cải, khoai lang, khoai tây, cà rốt, đậu Hoà Lan, đậu.

    * Quả bơ

    * Trái cây nấu/nghiền: táo, lê, chuối, dưa.

    * Cho bé gặm bánh giảm ngứa nướu

    Nghiền nát và mịn, trộn với sữa

    Vẫn bú mẹ hoặc bú sữa là chính

    7 tháng tuổi

    Ăn 3 bữa/ngày với thức ăn đặc hơn

    * Tiếp tục với gạo và ngũ cốc bổ sung chất sắt.

    * Sữa chua loại cho em bé (nhiều dinh dưỡng và ít phụ gia hơn)

    * Ăn nhiều loại rau rồi ăn trái cây (tránh trái cây chua hoặc cà chua), bắp, củ cải đỏ, củ cải…

    * Nhiều loại trái cây hơn: dâu, xoài, blueberry, dưa hấu, mận, khế và táo.

    * Gạo nâu hoặc gạo trắng nấu nát

    * Cho ăn bằng chén

    * Cho bé uống nước thường xuyên

    Nghiền nát, có thể vẫn còn lợn cợn

    3-4 cử sữa mỗi ngày

    8 tháng

    Bé bắt đầu biết nhai thức ăn thô.

    * Cá

    * Cho một muỗng cà phê bột hạnh nhân, hạt lanh, hạt hướng dương hoặc hạt dẻ vào thức ăn nghiền để có thêm protein và chất béo.

    * Gạo nấu nát

    * Đạm thực vật như đậu hũ

    * Phô mai (loại cheddar có ít lactose)

    * Thịt trắng như gà hoặc gà tây.

    * Thức ăn đặc

    Thức ăn không nghiền nát, lợn cợn hơn

    3-4 cử sữa một ngày

    9 tháng tuổi

    Bé bắt đầu nhai và đẩy thức ăn trong miệng

    * Bắt đầu với ngũ cốc không có gluten như bắp, gạo, kê, yến mạch, bột sắn. Nên thử yến mạch và bún phở trước mì.

    * Bơ đậu phộng (có thể dị ứng)

    * Nhiều loại phô mai

    * Thịt đỏ như thịt trừu

    * Ăn bốc – phô mai, rau, trái cây

    * Rau cắt mỏng, nhỏ

    * Trái cây gọt vỏ bỏ hột

    * Đậu

    * Ngũ cốc, gạo, bột sắn, mì...

    Ăn bốc thức ăn cắt nhỏ

    3 cử sữa một ngày

    10 tháng

    * Trứng (lòng đỏ chín dễ tiêu hơn lòng trắng)

    * Thịt đỏ nấu chín

    * Một ít sữa đậu nành, sữa yến mạch

    * món hầm, thịt hầm, bánh mì…

    Lòng đỏ trứng luộc. Thịt băm hoặc cắt nhuyễn

    3 cử sữa một ngày

    11-12 tháng tuổi

    * Rau củ khác như các loại đậu và đậu hũ…

    * Sữa tiệt trùng

     

    Cai sữa lúc 12 tháng nếu cần

    Hơn 12 tháng tuổi

    * Ăn giống cả nhà

    Thức ăn để tự nhiên trừ đậu phộng

    Nước rất quan trọng

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
    Chăm sóc bé 02/01/2019

    Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

    Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

    biểu đồ phát triển của bé
    Chăm sóc bé 15/01/2019

    Biểu đồ phát triển của bé

    Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;