Trẻ bị sốt khi nào nguy hiểm? Cách chăm sóc bé bị sốt
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ bị sốt khi nào nguy hiểm? Cách chăm sóc bé bị sốt

Làm sao khi bé bị ho và sổ mũi

Trẻ bị sốt là hiện tượng thường gặp nhưng vẫn khiến bố mẹ lo lắng và bối rối không biết xử lý thế nào cho đúng. Liệu bố mẹ phải làm gì khi bé sốt đi sốt lại hay bé bị sốt không rõ nguyên nhân? Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Trẻ sốt 38 độ có đáng lo không hay khi nào trẻ sốt thì nguy hiểm? Cùng Huggiesbác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải đáp các thắc mắc về vấn đề trẻ bị sốt trong bài viết sau mẹ nhé!

Tham khảo: Chăm sóc trẻ mọc răng

1. Sốt là gì?

Như chúng ta đã biết con người là động vật đẳng nhiệt, có nghĩa là nhiệt độ cơ thể hay còn gọi là thân nhiệt luôn được giữ ổn định cho dù chúng ta đang ở trong môi trường rất nóng hay rất lạnh nào đi nữa.

Tại sao chúng ta làm được như vậy? Câu trả lời là cơ thể chúng ta đã tạo được sự cân bằng của 2 quá trình sinh nhiệt và tiêu nhiệt, dưới sự điều hòa nhịp nhàng của trung tâm điều nhiệt ở não. Bộ chỉ huy này quy định điểm điều nhiệt của cơ thể là 37°C thì các cơ quan bên dưới sẽ lập tức làm mọi cách để cơ thể đạt nhiệt độ mà bộ chỉ huy đề ra. Thần kỳ vậy đó các mẹ!

Tham khảo: Tắm cho trẻ sơ sinh và những điều cần tránh

Vậy tại sao chúng ta hay trẻ bị sốt? Khi não bộ bị tấn công bởi chất gây sốt, chất này tác động lên trung tâm điều nhiệt làm thay đổi điểm điều nhiệt lên 38°C, 39°C, 40°C..., cơ thể sẽ huy động quá trình sinh nhiệt như tăng chuyển hóa, tăng co cơ như run tay chân... để tăng thân nhiệt lên mức quy định mới. Đó là phản ứng sốt.

 

2. Nguyên nhân trẻ bị sốt

bị sốt có thể là kết quả của rất nhiều nguyên nhân bao gồm:

  • Nhiễm trùng: siêu vi, vi trùng, vi nấm. Sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh này vào cơ thể sẽ khiến trẻ bị sốt.
  • Phức hợp kháng nguyên kháng thể trong bệnh lý miễn dịch, dị ứng, sau chích ngừa...
  • Thuốc như kháng sinh vancomycine, dịch truyền...

Các tác nhân trên khi vào cơ thể sẽ tác động lên các chú lính canh cửa là bạch cầu đa nhân, đại thực bào..., chính bạch cầu bị tấn công sẽ tiết ra các chất gây sốt nội sinh, tác động lên não gây sốt.

Tham khảo: Bé ngủ hay giật mình có đáng lo không?

3. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?

Các mẹ sẽ đo thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế hồng ngoại hay thậm chí cả bằng điện thoại thông minh.

  • Nhiệt kế thủy ngân đo tại các vị trí sau:
    • Hậu môn: cho ra kết quả chuẩn nhất
    • Họng: dành cho trẻ lớn biết hợp tác, ngậm vào miệng, cho ra nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ hậu môn khoảng 0,6°C.
    • Nách: cho ra kết quả thấp hơn so với hậu môn, các nghiên cứu khác nhau cho ra con số chênh lệch với nhiệt độ hậu môn rất khác nhau.
  • Nhiệt kế hồng ngoại rất thường được sử dụng tại nhà, công sở và bệnh viện, đo lượng nhiệt tỏa ra từ động mạch cho kết quả khá gần với thân nhiệt. Tuy nhiên, phương pháp đo này dễ sai số do cách đo, không đủ tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu.
  • Điện thoại thông minh có cảm biến nhiệt và ứng dụng theo dõi cơn sốt. Tuy nhiên phương pháp này chưa được nghiên cứu rộng rãi về tính chính xác nên chưa được khuyên dùng.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Thân nhiệt bình thường trung bình là 37°C, cao nhất 37,7°C. Thân nhiệt thay đổi theo tuổi (trẻ càng nhỏ thì thân nhiệt càng cao), theo thời gian trong ngày ( thấp nhất vào buổi sáng, cao nhất vào trưa chiều), tăng sau hoạt động thể lực hay theo chu kỳ kinh nguyệt...

Định nghĩa sốt: là sự tăng thân nhiệt bất thường của cơ thể đáp ứng với kích thích sinh học dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương.

      Trẻ dưới 3 tháng: sốt khi nhiệt độ hậu môn ≥ 38°C

      Trẻ trên 3 tháng: sốt khi nhiệt độ hậu môn > 38°C

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: nguyên nhân và cách chữa

4. Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?

Khi trẻ bị sốt cần tìm nguyên nhân. Do đó, nếu bé bị sốt đi sốt lại hay bé bị sốt không rõ nguyên nhân thì mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân. Một khi bác sĩ đã phát hiện nguyên nhân và điều trị theo bệnh thì nhiệm vụ của cha mẹ là kiểm soát nhiệt độ trong thời gian chờ bệnh đáp ứng thuốc.

Kiểm soát nhiệt độ:

Khi nào cần dùng thuốc hạ sốt: sốt là phản ứng có lợi, nhờ thân nhiệt cao nên góp phần làm ngưng trệ hoạt động vi khuẩn thậm chí diệt khuẩn. Sốt làm tăng hoạt động hệ miễn dịch, tăng đề kháng. Sốt làm giảm sắt huyết thanh làm vi khuẩn không sinh sản được. Ở 1 trẻ khỏe mạnh, sốt có thể tự giới hạn, không làm tổn thương não, không làm xấu hơn tình trạng bệnh. Do đó không phải lúc nào cũng cần điều trị giảm sốt. Những trường hợp cần hạ sốt bao gồm:

  • Sốt làm trẻ khó chịu
  • Trẻ bị rối loạn điển giải
  • Trẻ có tiền căn sốt cao co giật
  • Sốc
  • Trẻ có bệnh lý nền như thần kinh, tim, phổi, bệnh chuyển hóa...
  • Chấn thương đầu
  • Sau khi ngưng tim
  • Sốt cao trên 40 độ

Tham khảo: Tiêu chảy cấp ở trẻ: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc

Nguy hiểm khi trẻ bị sốt

Các phương pháp hạ sốt có thể dùng:

  • Thuốc hạ sốt:
    • Paracetamol đường uống hoặc nhét hậu môn, liều 10-15mg/kg/ lần, tối đa 1g, dùng mỗi 4-6 giờ.
    • Ibuprofen đường uống, liều 10mg/kg/lần, tối đa 600mg. Khi cần điều trị hạ sốt và kháng viêm cho trẻ trên 6 tháng.
  • Lau mát bằng nước ấm: dùng nước ấm phải mát hơn nhiệt độ cơ thể bé, lau mát ở các vùng cổ, nách, bẹn...có tác dụng giảm nhiệt độ trong thời gian ngắn nhưng tăng cảm giác khó chịu cho trẻ, nên không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên.
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước do sốt, các loại nước bao gồm: nước oresol, nước sôi để nguội, nước dừa, sữa, nước trái cây...
  • Trẻ bị sốt nên ăn gì? Khi trẻ bị sốt, nên cho trẻ ăn thức ăn có giàu dinh dưỡng, đạm cao, ít chất béo như trứng sữa. Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống thức ăn lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2 giờ một lần, sau đó có thể dần dần tăng lên mỗi 3-4 giờ. Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam...Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đầy lùi cơn sốt. Hãy bổ sung Vitamin A, B, C, Canci cho bé nhé.
  • Quần áo: mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh. Tuy nhiên, mặc quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt. Vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo tùy theo nhiệt độ xung quanh, và chúng cần phải thông thoáng, thoải mái giúp khí huyết dễ lưu thông.

Tham khảo: Cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ và cách xử lý

5. Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt.

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé, vì sẽ dẫn đến hội chứng Reye
  • Không tắm và lau người trẻ bằng nước lạnh và cồn, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.
  • Không nên ủ ấm bé bằng chăn bông và quần áo dày khi bé đi ngủ.
  • Không sử dụng thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh với trẻ dưới 4 tuổi.
  • Không tự ý sử dụng thuốc ở những lần bệnh trước nếu không có chị định của bác sĩ.

Tham khảo: Bé bị ngã đập đầu phía sau: 6 dấu hiệu nguy hiểm cần cảnh giác

6. Những dấu hiệu nguy hiểm trên trẻ bị sốt cần đến gặp bác sĩ:

Sốt là kết quả của nhiều nguyên nhân nên mẹ không thể chủ quan tự điều trị. Mẹ chỉ có thể theo dõi trẻ tại nhà trong trường hợp trẻ sốt nhẹ, vẫn ăn uống và chơi bình thường trong 3 ngày đầu. Sau 3 ngày, trẻ vẫn còn sốt nên đưa trẻ đi khám bệnh. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khác kèm sốt nên cho trẻ khám bác sĩ để tìm nguyên nhân sốt.

Những dấu hiệu gợi ý sốt nguy hiểm mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay:

  • Sốt cao liên tục 39°C, 40°C.
  • Mê man, lừ dừ
  • Xanh xao, rên rỉ, không thèm ăn
  • Da nổi bông
  • Tiểu ít
  • Trẻ có biểu hiện co giật.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi chỉ điểm tình trạng nhiễm trùng nặng
  • Trẻ có bệnh lý nền như tim bẩm sinh, bệnh phổi, thần kinh.

Đây là những chỉ điểm tình trạng sốt do nhiễm trùng nặng, tổn thương cơ quan sâu hoặc đa cơ quan có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nhé!

 

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.

 

 

bác sĩ Mỹ Linh

BS. Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bs. Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

Tã dán sơ sinh

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ