Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cách tắm cho trẻ sơ sinh sao cho đúng? Những điều cần tránh khi tắm cho bé sơ sinh

tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nhiều mẹ bỉm cảm thấy luống cuống khi lần đầu đầu tắm cho con. Đâu là cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn cho bé? Những điều cần chuẩn bị và cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh là gì? Tham khảo hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết từ Huggieschuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh để không còn lo lắng mỗi khi tắm bé nữa mẹ nhé!

Tham khảo:

Cách bế trẻ sơ sinh

Bé ngủ hay giật mình có đáng lo không?

Những thắc mắc thường gặp khi tắm cho trẻ sơ sinh?

Tắm cho trẻ sơ sinh có thể là một trải nghiệm căng thẳng. Ban đầu, em bé của mẹ có thể không thích nó nhiều. Tuy nhiên, với một chút luyện tập, cả hai mẹ con sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn khi tắm. Mẹ hãy bắt đầu bằng cách học những điều cơ bản về tắm cho trẻ sơ sinh.

  • Tắm mấy lần một tuần? Tắm 2-3 lần một tuần là đủ để giữ cho trẻ sơ sinh sạch sẽ. Nhưng nếu em bé của mẹ thực sự thích tắm, tắm một lần một ngày cũng không sao. Tuy nhiên, nếu tắm nhiều hơn mức này có thể làm khô da của trẻ. Trong ngày, để giữ cho bộ phận sinh dục của trẻ sạch sẽ mẹ có thể lau người trẻ với bông gòn hoặc khăn xô thấm nước ấm nhé.
  • Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh? khoảng 5-10 phút là đủ lâu để tắm sạch sẽ cho bé. Không nên tắm lâu hơn, đặc biệt nếu em bé có làn da khô hoặc nhạy cảm.
  • Tắm cho trẻ sơ sinh theo thứ tự nào? hầu hết các bậc cha mẹ bắt đầu với khuôn mặt của em bé và di chuyển xuống các bộ phận bẩn hơn trên cơ thể. Điều này giúp các khu vực đã tắm rửa sạch không bị dính xà phòng trở lại.
  • Thời điểm nào trong ngày nên tắm cho trẻ sơ sinh? mẹ có thể tắm cho bé sơ sinh bất cứ lúc nào trong ngày. Mẹ nên chọn thời gian cả 2 mẹ con thư giãn và không bị gián đoạn. Và tốt nhất mẹ nên tránh tắm khi bé đói hoặc vừa bú xong. Nếu em bé của mẹ có vẻ thấy thư giãn và thú vị khi tắm, mẹ có thể tắm vào buổi tối, đó cũng là một cách để giúp bé dễ ngủ vào buổi tối.
  • Tắm cho trẻ sơ sinh ở đâu? Mẹ có thể cho trẻ sơ sinh tắm trong bồn nhựa nhỏ ở nơi nào thuận tiện nhất trong nhà. Yêu cầu phòng trẻ tắm cần ấm áp, không có gió lùa, an toàn và sạch sẽ, không nhất thiết phải là phòng tắm. Để mặt em bé cách xa mực nước và đảm bảo sử dụng nước ấm, không nóng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: nguyên nhân và cách chữa

Chuẩn bị tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

  • Tháo điện thoại ra khỏi túi áo quần mẹ hoặc tắt điện thoại khi đang tắm cho em bé. Mẹ sẽ ít có khả năng bị phân tâm hơn.
  • Chuẩn bị sẵn mọi thứ mẹ cần: khăn tắm, khăn mặt, bông ngoáy tai, thuốc nhỏ mắt mũi, thuốc sát trùng rốn, kem dưỡng da, chống hăm tã, quần áo sạch và tã sạch. Tránh sử dụng xà phòng vì sẽ làm khô da của trẻ. Nếu cần, hãy sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Đặt bồn tắm ở nơi nào đó ổn định và ở độ cao mà mẹ có thể thoải mái bế con.
  • Đổ đầy nước vào bồn tắm với khoảng 5cm nước đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi.
  • Cởi đồng hồ và đồ trang sức của mẹ và rửa tay.
  • Kiểm tra nhiệt độ của nước là 37-38 ° C trước khi mẹ đặt em bé vào. Nếu mẹ không có nhiệt kế, hãy dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ, nước phải ấm, không nóng.
  • Không đổ thêm nước khi con mẹ đang tắm.
  • Trẻ em có thể chết đuối trong vài giây ở vùng nước rất nông. Không bao giờ để con mẹ một mình trong bồn tắm, ngay cả khi mẹ đang sử dụng ghế tắm hoặc nôi. Không bao giờ để trẻ lớn hơn hoặc anh chị em giám sát. Nếu mẹ bị làm phiền bởi điện thoại hoặc một công việc khác, hãy đưa con mẹ ra khỏi bồn tắm.

Tham khảo: Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách tắm cho trẻ sơ sinh theo từng bước

Tắm cho bé sơ sinh mẹ cần chuẩn bị 2 thau nước ấm 1 và 2, 2 khăn sữa tắm. Trải sẵn khăn lông ủ ấm và để áo quần sạch, tã bên cạnh.

  • Đầu tiên sẽ lau mặt và gội đầu trước: mẹ dùng khăn lông quấn quanh người bé từ vai trở xuống chân, sau đó tựa thân mình bé vào lòng mẹ, nằm ngửa giống tư thế bú mẹ, tay trái mẹ đỡ đầu và cổ bé. Tay phải dùng khăn sữa thấm nước vắt khô lau mi mắt của bé (từ trong ra ngoài mắt). Sau đó, rửa toàn bộ khuôn mặt của con mẹ bằng khăn ướt đã vắt khô. Cẩn thận không đưa bất cứ thứ gì vào tai hoặc mũi của bé. Sau đó gội đầu cho trẻ, dùng tay thoa sữa tắm, gội đầu cho bé bằng khăn sữa, tránh để nước vào tai, xả lại bằng nước ấm sạch trong thau 2. Lau khô đầu, tai, mặt bé.
  • Tắm thân mình: cởi bỏ khăn lông, cho bé ngồi ngửa trong thau tắm, tay trái mẹ vòng qua lưng bé, bàn tay nắm giữ nách và cánh tay trái của bé, tay phải thoa sữa tắm và tắm phần ngực, bụng và phần dưới cho bé, tựa lưng bé vào thành thau tắm và tay trái của mẹ. Sau khi tắm sạch xong phần người trước, mẹ úp ngực bé vào bàn tay phải của mẹ, ngã người bé về phía trước, dùng tay trái mẹ tắm sạch phần lưng và mông trẻ. Sau khi tắm sạch sẽ, nhấc bé lên và cho vào thau tắm 2, tắm sạch lại bé, xả hết xà phòng và kết thúc tắm.
  • Nâng đỡ đầu và cổ của bé, nhấc bé ra khỏi bồn tắm, sau đó đặt bé nằm ngửa trên một chiếc khăn mềm, sạch và khô. Lau khô người bé, chú ý đến các nếp gấp da, bao gồm nách, bẹn, dưới cằm, quanh cổ và sau tai.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: 5 cách xử lý mẹ nên biết

tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

  • Nếu da con mẹ bị khô hoặc nếu trẻ bị hăm tã, mẹ có thể thoa kem dưỡng da hoặc chống hăm cho trẻ. Mặc quần áo cho bé, mặc tã cho bé trước. Sau đó tiến hành làm vệ sinh rốn, nhỏ mắt, mũi và làm khô tai ngoài. Rơ miệng và uống vitamin D nếu cần. Thời điểm này mẹ có thể thoa kem dưỡng da và massage cho bé rất tốt.
  • Đặt em bé của mẹ ở một nơi an toàn, như cũi hoặc giường nhỏ. Đổ hết nước trong bồn tắm.

Tham khảo: Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tắm cho trẻ sơ sinh là một quá trình luyện tập, vì vậy hãy cố gắng thư giãn và dành thời gian của mẹ cho việc tắm rửa của bé. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc tắm cho bé khi có người khác ở bên cạnh giúp đỡ. Nếu lo lắng về việc mất khả năng bám vào em bé, mẹ có thể làm cho bồn tắm bớt trơn hơn bằng cách lót khăn hoặc tã vải sạch dưới đáy bốn tắm. Ban đầu, trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu khi tắm là điều bình thường. Nhưng hầu hết trẻ sơ sinh nhanh chóng học cách thích thú với thời gian tắm. Để giúp em bé tận hưởng thời gian tắm, mẹ có thể thử đặt tay nhẹ nhàng lên bụng em bé. Điều này có thể giúp bé cảm thấy an toàn và yên tâm khi tắm.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Những điều cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Tắm quá lâu: tắm lâu không làm trẻ sạch sẽ hơn mà còn làm da bé bị khô hơn, bong tróc và ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Hợp lý nhất là chỉ nên tắm cho bé trong 10 phút. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi thì nên tắm trong thời gian 5 phút.
  • Gội đầu cho trẻ trước tiên: đây là một thói quen không tốt. Nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, một điều cần lưu ý là sau khi gội đầu phải lau khô ngay, không để nước chảy vào tai trẻ.
  • Nhiệt độ nước tắm không phù hợp: dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ. Mẹ cần lưu ý khi pha nước tắm thì phải đảm bảo nước đủ độ ấm, khoảng 37-38 độ C là phù hợp nhất. Để chính xác nhất thì nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé.
  • Kiêng tắm khi trẻ bị sốt: khi bé sơ sinh bị sốt, mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc tắm cho trẻ khi bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể và thường sẽ không gây ra nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục quá kỹ: mẹ không nên chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con, còn với bé trai thì không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật, trẻ gái không nên ngoáy sâu vào âm hộ.
  • Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ sơ sinh: đồ dùng để tắm cho bé không đơn giản như đối với người lớn. Thế nên trước khi tắm cho bé, phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những thứ cần thiết như: chậu dài, chậu tròn, sữa tắm, dầu gội, khăn tắm, tã giấy, quần áo, bao tay, bao chân, những dụng cụ vệ sinh...
  • Tắm cho bé ở nơi thoáng gió: mẹ phải hết sức cẩn thận tránh điều này vì khi tắm ở nơi gió lùa, trẻ có thể bị lạnh và bị cảm, ngay cả trong mùa hè nóng bức.
  • Cho bé bú ngay sau khi tắm: mẹ không nên cho trẻ bú ngay sau khi tắm mà có thể cho con uống một chút nước ấm.

Tham khảo: Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;