Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh thường gặp và mang lại nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Khi bé mắc bệnh viêm da cơ địa, bạn cần phải chăm sóc trẻ thật kỹ lưỡng, để tránh làm tổn thương vùng da non nớt, nhạy cảm của con. Vậy, viêm da ở trẻ sơ sinh có bao nhiêu loại, viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Huggies tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

>> Tham khảo thêm: 

Các loại viêm da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là một tình trạng viêm da phản ứng do một phản ứng dị ứng. Khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với một chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường, gây ra viêm da và các triệu chứng liên quan.

Các chất gây dị ứng có thể là chất tiếp xúc (như hóa chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa), thức ăn (như sữa, trứng, đậu phộng), môi trường (như phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc) hoặc các chất hóa học khác. Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng ngứa, đỏ, và có thể có phù và mẩn đỏ trên da. Trẻ có thể có cảm giác khó chịu và quấy khóc do ngứa.

Viêm da mặt ở trẻ sơ sinh

Viêm da mặt ở trẻ sơ sinh là một tình trạng viêm da xảy ra trên khuôn mặt của trẻ sơ sinh. Nó có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, ví dụ như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, hoặc viêm da mũi trẻ sơ sinh.

Viêm da mặt ở trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện như da đỏ, sưng, và có thể xuất hiện mẩn đỏ, vảy, hoặc vảy dầu. Điều này có thể làm cho da của trẻ trở nên khó chịu và gây ngứa.

Viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh

Viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh, còn được gọi là viêm da tổng hợp ở trẻ sơ sinh (neonatal multisystemic inflammatory syndrome), là một tình trạng hiếm gặp và nghiêm trọng. Đây là một bệnh lý viêm da hệ thống ảnh hưởng đến nhiều bộ phận và cơ quan trong cơ thể của trẻ sơ sinh. Các triệu chứng như trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ, hay ngứa ngáy, khó chịu là biểu hiện của viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh.

Viêm da

Viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ là một tình trạng viêm da nhiễm trùng, thường do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này còn được gọi là viêm da mủ ở trẻ sơ sinh hoặc viêm da nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng nốt đỏ, sưng và có mủ trên da. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể của trẻ, nhưng thường thấy ở vùng da ẩm ướt như vùng đầu, mặt, cổ, nách, vùng đáy, và vùng mông.

Trẻ sơ sinh bị viêm da đầu

Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh, còn được gọi là viêm da đầu mới sinh (neonatal scalp dermatitis), là một tình trạng viêm da phổ biến ở vùng da đầu của trẻ sơ sinh. Nó thường được nhận ra bởi sự xuất hiện của các vết đỏ, vảy hoặc mảng trên da đầu của trẻ.

Nguyên nhân của viêm da đầu ở trẻ sơ sinh chưa được xác định rõ, nhưng có thể liên quan đến yếu tố cơ địa, sự tăng tiết dầu da, vi khuẩn hoặc nấm trên da, hoặc phản ứng dị ứng với các chất kích ứng. Một nguyên nhân thường gặp là viêm da cơ địa, cũng được biết đến như là viêm da cơ địa mới sinh.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, còn được gọi là viêm da cơ địa mới sinh (neonatal seborrheic dermatitis), là một tình trạng viêm da phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nó thường xuất hiện dưới dạng các vảy và mảng da màu trắng hoặc vàng trên da đầu, trán, da quanh mũi, và có thể lan rộng ra các vùng da khác như tai và vùng mũi trẻ.

>>> Xem thêm:

Viêm da cơ địa ở trẻ là bệnh gì?

Viêm da ở địa ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi khác là eczema hay chàm thể tạng. Căn bệnh về da này thường khởi phát khi bé còn nhỏ và sẽ dần ổn định sau khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh kéo dài đến khi trưởng thành. 

Thông thường, bệnh này dễ xuất hiện ở trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, nhất là đối với những em bé bụ bẫm. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ không chỉ làm tổn thương vùng da của con mà còn có thể kèm theo rất nhiều bệnh khác như viêm tai giữa, tiêu chảy,...

>> Tham khảo thêm:

 

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

Nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là do dị ứng hoặc do di truyền. Bé sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa. Hoặc, nếu bé bị mắc các bệnh về dị ứng khác như hen phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng,... thì tỷ lệ bé mắc viêm da cơ địa cũng rất cao. 

Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh còn non yếu chưa phát triển toàn diện nên hệ miễn dịch yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé mắc bệnh viêm da cơ địa, trẻ dễ bị nghẹt mũi thở khò khè,.... Bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ không thể làm nên bức tường vững chắc để ngăn chặn những tổn thương do môi trường xung quanh gây ra, làm hại làn da của bé. 

Ngoài ra, có một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như:

  • Bé sơ sinh không được bú mẹ
  • Bé bị các tác dụng phụ khác sau khi tiêm phòng
  • Bé trong môi trường, thời tiết có nhiệt độ thấp hoặc hanh khô
  • Mặc quần áo không phù hợp, chất liệu gây hại đến làn da như len, dạ,....

>> Tham khảo thêm: 

Mẹ có biết:

Để có thể chuẩn bị cho con mình một hành trang thật tốt, các mẹ đừng quên lựa chọn một loại tã bỉm phù hợp với bé nhé. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, thương hiệu tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Những triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu, triệu chứng rất dễ nhận biết. Bạn có thể tham khảo một vài triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của bệnh này như sau:

  • Vùng da chân, tay, trán, cổ, miệng hoặc trên cơ thể bé xuất hiện những tổn thương với hình dạng móng ngựa.
  • Vùng da của trẻ có biểu hiện phù nề, ngứa ngáy, có cảm giác đau.
  • Vùng da tổn thương có nhiều mụn nước nhỏ li ti, thậm chí có dấu hiệu chảy dịch.
  • Xuất hiện mủ và có tình trạng vảy tiết dịch vàng. 
  • Sẽ khô ráp, bong tróc ra và đỏ hơn so với những vùng da lân cận.

>> Tham khảo thêm: 

Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường gặp là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có đáng lo không?

Hầu hết, bệnh viêm da này cũng chỉ làm tổn thương vùng da bên ngoài, không ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Đa phần, khi trẻ bị viêm da cơ địa thường hay quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, mất ngủ và mệt mỏi,.... Tuy nhiên, nếu bé mắc bệnh viêm da cơ địa mà không điều trị sớm, đúng cách, để bệnh ngày càng phát triển nghiêm trọng sẽ rất nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng như:

  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Với hệ miễn dịch yếu của trẻ sơ sinh thì khi mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ bội nhiễm cao. Chính vì thế, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm. 
  • Hoại tử da: Tốt nhất bạn không nên áp dụng các biện pháp điều trị viêm da cơ địa dân gian cho trẻ sơ sinh. Vì những mẹo dân gian hoặc tự ý mua thuốc về bôi mà không tham khảo tư vấn của bác sĩ sẽ là rất nguy hiểm đối với trẻ. Thậm chí, có trường hợp bệnh không suy giảm mà còn dẫn đến hoại tử da.

>> Tham khảo thêm: 

Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ

Điều trị ngay tại nhà

Sau khi đã thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, bạn có thể tự điều trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ tại nhà. Đặc biệt, bạn cần phải thực hiện theo đúng phác đồ và đưa bé đi tái khám đúng với lịch hẹn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo vài mẹo dân gian bằng cách sử dụng các loại lá cây thảo mộc lành tính như chè xanh, lá khế, lá trầu không,... để tắm cho bé. Đặc biệt, những loại thảo mộc phải được trồng tự nhiên, không có thuốc trừ sâu, khi sử dụng cần phải rửa thật sạch và sử dụng lâu dài. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp cả hai phương pháp điều trị dân gian và bôi thuốc theo đơn để bệnh của trẻ nhanh thuyên giảm hơn. 

Sử dụng các loại thuốc men

Tùy vào từng giai đoạn, mức độ bệnh, tình trạng tổn thương của vùng da và độ tuổi của bé, mà bạn có thể chọn thuốc điều trị theo từng giai đoạn như sau:

  • Điều trị tấn công: Có thể dùng corticosteroid tại chỗ dựa vào từng trường hợp, mức độ của bệnh. Với những trường hợp nhẹ thì không nên dùng.
  • Điều trị duy trì: Với những trường hợp bệnh thường xuyên tái phát, hoặc tình trạng bệnh nặng thì có thể dùng Tacrolimus, Pimecrolimus tại chỗ nhằm hạn chế bệnh phát triển nặng hơn hoặc có dấu hiệu tái phát lại.

Lưu ý khi sử dụng thuốc corticosteroid, vì có thể kèm theo những tác dụng phụ như:

  • Mắc hội chứng Para-Cushing
  • Teo da
  • Không nên dùng corticosteroid lên vùng da bị bít với trẻ thường xuyên quấn tã vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Trong trường hợp, dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần dừng ngay và đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị. 

>> Tham khảo thêm: 

Bôi thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Điều trị căn bản viêm da cơ địa

Điều trị căn bản viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng cách dưỡng da và sử dụng chất dưỡng ẩm là phương pháp là hiệu quả được nhiều người chọn lựa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt tính của các chất dưỡng ẩm có thể giúp tăng thêm công dụng của corticosteroid, trong trường hợp mức độ viêm da nhẹ hoặc trung bình. Cách làm này có thể giúp da dần bình phục và hạn chế tình trạng tái phát hiệu quả. 

Bạn có thể sử dụng chất dưỡng ẩm để điều trị viêm da cơ địa cho trẻ từ 2-3 lần trong 1 ngày. Đồng thời, kết hợp tắm rửa, vệ sinh cho bé sạch sẽ để giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng hơn. 

>> Tham khảo thêm: 

Khi thời tiết trở lạnh là lúc các bệnh trẻ em tăng lên, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp. Trẻ sơ sinh càng dễ nhiễm bệnh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về “Chăm sóc trẻ trong mùa lạnh” nhé: 

Cách chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ

Theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ khỏi dần sau khi bé lên 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu bệnh đã bước dần vào giai đoạn mãn tính, hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn, nhưng vẫn có cách để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Để có thể chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa đúng cách, nhanh khỏi, bạn nên biết những điều sau, nhằm hạn chế biến chứng và cách nguy cơ phát triển bệnh năng hơn như:

  • Nên tắm rửa, vệ sinh cho bé hằng ngày, sử dụng những loại sản phẩm lành tính từ thiên nhiên để tránh kích ứng da ở trẻ. Đặc biệt, chỉ nên tắm cho bé không quá 5 phút/mỗi lần tắm. 
  • Sử dụng các chất dưỡng ẩm, chất làm mềm da mỗi ngày để giúp dịu vùng da bị tổn thương. Sau khi tắm, bạn có thể dùng khăn để làm khô da bé rồi kết hợp việc bôi thuốc theo đơn và kem dưỡng ẩm cho trẻ.
  • Bạn nên nhắc nhở bé hạn chế gãi hoặc chà lên vùng da bị tổn thương. Tốt nhất bạn có thể sử dụng bao tay để tránh việc bé gãi hoặc chạm vào vùng da đang bệnh. 
  • Luôn chủ động tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa để biết được các dấu hiệu, triệu chứng cũng như những biến chứng bất ngờ của bệnh, từ đó có cách điều trị kịp thời, đúng cách.

Ngoài ra, khi chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ bạn nên thực hiện theo đúng tư vấn, lời khuyên của bác sĩ và đưa trẻ đi tái khám định kỳ, đúng lịch. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc bôi thuốc tại nhà mà chưa tham khảo qua ý kiến bác sĩ, vì sẽ rất nguy hiểm. 

Khi tắm cho trẻ nên tắm với nước có nhiệt độ vừa phải, độ ấm phù hợp và không tắm quá lâu. Sử dụng kem dưỡng có nguồn gốc rõ ràng và chứa thành phần thiên nhiên lành tính,.... Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý giúp bé tránh những trường hợp khiến bệnh dễ phát ở trên như việc bé đùa giỡn nhiều dễ ra mồ hôi hoặc mắc độ quá nhiều lớp, khiến da bé bị hầm bí, dễ mắc bệnh,....

Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

Viêm da cơ địa là căn bệnh dễ tái phát bởi những tác động của các yếu tố môi trường. Nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc bé đúng thì viêm da dị ứng rất dễ trở lại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm da mà bạn có thể áp dụng:

  • Duy trì vệ sinh da đúng cách: Rửa da của trẻ bằng nước ấm và sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ, không gây kích ứng. Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh hoặc chất tẩy rửa quá mạnh.
  • Giữ da của trẻ sạch và khô: Thường xuyên thay tã và lau khô vùng da dưới tã một cách kỹ lưỡng. Vùng da ẩm ướt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển.
  • Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chứa chất kích ứng: Chọn những sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hóa chất mạnh hoặc các chất kích ứng da như màu nhuộm, hương liệu mạnh.
  • Kiểm soát tiết dầu da: Tránh sự tăng tiết dầu da bằng cách không sử dụng các loại dầu hoặc kem dưỡng quá nhiều lên da đầu của trẻ.
  • Không gãi hoặc x scratching da của trẻ: Điều này có thể gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Theo dõi chế độ ăn của trẻ: Trong một số trường hợp, viêm da cơ địa có thể được liên kết với việc ăn một số loại thực phẩm. Theo dõi những thức ăn mà trẻ tiêu thụ và lưu ý xem có bất kỳ tương quan nào giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm cụ thể và sự xuất hiện của triệu chứng viêm da.
  • Tạo môi trường không gây kích ứng: Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như hóa chất mạnh, khói thuốc, bụi mịn, cát hoặc chất chống nắng không phù hợp.

Những câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? 

Hầu hết, những trường hợp viêm da cơ địa sẽ khỏi sau 18 đến 24 tháng. Có những trường hợp trẻ sẽ kéo dài đến 10 tuổi, đến độ tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành. Nhưng tỉ lệ  này thường khá hiếm. 

Mẹ nên cho bé kiêng ăn gì khi bé bị viêm da cơ địa? 

Thực phẩm từ trứng, sữa bò sẽ khiến da của bé trở nên tệ hơn. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số thực phẩm mà trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng: 

  • Món hải sản: Hải sản cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ. Nhưng trong hải sản có quá nhiều histamin, đây chất kích thích các mao mạch từ đó sẽ hình thành các nốt mụn ngứa. 
  • Thịt đỏ: Trong thịt đỏ có chứa nhiều protein, giúp cơ thể phát triển các cơ, mô trên cơ thể và cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều protein sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé như đầy hơi, kích ứng hệ miễn dịch, khó tiêu. Từ đó, sẽ gây phản ứng viêm ngoài da nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng dị ứng, nổi mề đay. 
  • Sản phẩm từ sữa: Những sản phẩm được làm từ kem, bánh sữa, phô mai,...Chứa đến 20 chất gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Loại protein có trong sữa bò sẽ khiến hệ tiêu hóa hiểu nhầm rằng đây là chất gây dị ứng. Cơ thể bắt đầu phản ứng, chống lại những chất này. Từ đó gây ra tình trạng phát ban, kéo dài trong một thời gian sẽ gây ra tình trạng viêm da cơ địa. 

Ngoài ra, các loại sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ ăn nhanh, đồ hộp, trứng, đậu phộng, trái cây sấy, thực phẩm lên men,... Cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa ở bé. 

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? 

Sử dụng các loại lá quen thuộc dễ kiếm để nấu nước cho bé tắm khi bị viêm da cơ địa là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn. Vì các loại lá có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn khi sử dụng: 

  • Lá trầu không 
  • Lá khế chua 
  • Lá chè xanh 
  • Lá lốt

Viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì? 

Khi trẻ bị viêm da cơ địa, mẹ hãy dẫn bé đến bác sĩ để được khám và kê đơn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh như histamin để giảm triệu chứng ngứa ở trẻ bị viêm da. 

>> Tham khảo thêm:

Làn da của trẻ sơ sinh luôn mỏng manh và cần phải được bảo vệ toàn diện, do đó nếu bé chẳng may mắc bệnh viêm da cơ địa bố mẹ cần phải hết sức quan tâm đến con. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, nên mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng hơn nhé. Mẹ đừng quên truy cập góc chuyên gia Huggies để được giải đáp các thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé yêu và tham khảo các dòng sản phẩm tã Huggies chính hãng nhé!

>> Nguồn tham khảo:

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán lọt lòng Huggies  và tã dán sơ sinh Huggies size S với tinh chất tràm trà tự nhiên, an toàn và phù hợp cho làn da nhạy cảm của các bé từ lọt lòng đến 1 tháng tuổi

>> Xem thêm các bài viết liên quan:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;