Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Bé bị hăm tã nổi mụn có nguy hiểm không? Cách xử lý nhanh chóng

Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hăm tã là một vấn đề phổ biến mà các bé sơ sinh hay gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời, hăm tã có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nổi mụn do hăm tã lại là một vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng và đặt ra câu hỏi: "Bé bị hăm tã nổi mụn có nguy hiểm không?". Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết này, mời mẹ tham khảo nhé.

>> Tham khảo thêm:

Nguyên nhân nào khiến bé bị hăm tã nổi mụn?

Mồ hôi và độ ẩm vùng da quấn tã

Bé bị hăm tã do mồ hôi và độ ẩm trong vùng da quấn tã là điều rất thường xảy ra. Bởi vì, khi sử dụng tã/bỉm cho bé trong thời gian dài, bé đi vệ sinh mà mẹ không chú ý và thay tã cho con thường xuyên, thì vùng da bị bít kín sẽ không được thông thoáng, độ ẩm cũng như các loại vi khuẩn, virus tích tụ khiến bé dễ bị hăm tã.

>> Tham khảo thêm: Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa

Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nổi mụn là gì?

Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nổi mụn là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ có cơ địa da nhạy cảm

Thực tế, những bé có cơ địa nhạy cảm thường có nguy cơ bị hăm tã cao hơn những đứa trẻ khác. Làn da sẽ dễ phản ứng lại với những tác nhân xấu từ môi trường. Đặc biệt, nếu mẹ sử dụng những loại tã bỉm sơ sinh có bề mặt tã với thành phần độc hại, sẽ dễ khiến bé bị hăm tã.

>> Tham khảo thêm:

Da bị nhiễm vi khuẩn, virus

Da bị nhiễm vi khuẩn và virus là những tác nhân gây ra hăm tã ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn và virus có thể lây lan qua nhiều cách khác nhau, đặc biệt dễ dàng phát triển ở những vùng da ẩm ướt, không thông thoáng. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào sẽ làm cho vùng da của bé bị nhiễm khuẩn, bị viêm, nổi mụn nước,... hoặc làm cho tình trạng hăm tã trở nên nghiêm trọng hơn.

Chất liệu tã không thích hợp

Chất liệu tã không thích hợp có thể là nguyên nhân khiến cho bé bị hăm tã. Bởi vì, nếu mẹ chọn mua những loại tã có chưa thành phần không thích hợp cho làn da nhạy cảm của con như chứa nhiều chất hóa học, hương liệu, tạo mùi,....còn có thể gây kích ứng, khiến cho da bé bị viêm da và gây ra tình trạng dị ứng nặng.

>> Tham khảo thêm: Có nên dùng bỉm vải cho bé không? Cách chọn tã vải khô thoáng, an toàn

Dấu hiệu của bệnh hăm tã nổi mụn

Hăm tã nổi mụn thực chất là một biến chứng khác của hăm tã thông thường. Nếu khi bé bị hăm tã mà mẹ không phát hiện cũng như điều trị đúng cách cho con, thì tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ví dụ như nổi mụn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị hăm tã nổi mụn, mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu của bệnh sau đây:

  • Vùng da mặc bỉm, tã cho bé sẽ xuất hiện các mẩn đỏ, có dấu hiệu rộp đỏ, ngứa ở vùng bẹn, háng, mông, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục của con.
  • Những nốt mụn li ti sẽ nổi lên sau vài ngày bị hăm tã, nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách.
  • Sau vài ngày những nốt mụn này biến thành các mụn nước to hơn và dễ vỡ.
  • Khi mụn nước vỡ ra, sẽ làm cho vùng ta bị viêm loét, đỏ, ngứa và dễ dàng lây sang những vùng da lân cận.

>> Tham khảo thêm: [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN

Dấu hiệu của bệnh hăm tã nổi mụn

Dấu hiệu của bệnh hăm tã nổi mụn (Nguồn: Sưu tầm)

Hăm tã nổi mụn đỏ có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi?

Nếu bé bị hăm tã nổi mụn đỏ thì đồng nghĩa tình trạng hăm tã của con đã chuyển biến nặng, cấp độ của bệnh rơi vào khoảng cấp độ 4-5. Ở cấp độ bệnh này, tình trạng da bé sẽ có những chuyển biến xấu và nghiêm trọng hơn, ví dụ những mụn nước có thể bị vỡ, gây ra viêm loét da, dễ bị nhiễm trùng, xuất hiện nấm,...

Đối với tình trạng bệnh này, mẹ không nên quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh. Mẹ có thể đưa bé để bệnh viện để thăm khám hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ để có cách điều trị kịp thời đúng cách. Nếu điều trị hợp lý thì bệnh hăm tã nổi mẩn đỏ ở trẻ không có gì nguy hiểm. Bệnh sẽ, dần khỏi trong từ 7-10 ngày.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Loại nào phù hợp cho da bé?

Hăm tã nổi mụn bao lâu thì khỏi?

Hăm tã nổi mụn bao lâu thì khỏi? (Nguồn: Sưu tầm)

Cách xử lý bệnh hăm tã nổi mụn nhanh chóng nhất

Sát khuẩn vùng da mang tã

Cách xử lý khi bé bị hăm tã nổi mụn đó là sát khuẩn vùng da mang tã của bé. Bởi vì, hăm tã nổi mụn hay còn gọi là bệnh viêm da do nhiễm khuẩn, nên chỉ cần sát khuẩn vùng ta bị viêm nhiễm là có thể tiêu diệt được các tác nhân gây hại. Mẹ có thể tham khảo những sản phẩm sát khuẩn da dành riêng cho bé để đảm bảo sản phẩm an toàn, dịu nhẹ với làn da mỏng manh của con nhé.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Khi vùng da bị hăm cơ biểu hiện mụn mủ, tiết dịch, hôi, rát đỏ là dấu hiệu bội nhiễm vi trùng trên sang thương da. Lúc này mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để kê có loại thuốc sát khuẩn như pomade povidine, fucidin,... Các loại kem chống hăm, kem dưỡng sẽ dùng sau khi vết thương da khô hoặc kín mày.

bac si

Dưỡng ẩm vùng da bị hăm tã

Khi vùng da bị hăm tã, cần phải đảm bảo độ ẩm để giúp da mau khô và lành lại. Dưỡng ẩm vùng da bị hăm tã là một trong những bước quan trọng trong việc chăm sóc da của bé. Để dưỡng ẩm cho vùng da bị hăm tã, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da như kem chống hăm, kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh, sữa dưỡng da hoặc dầu dưỡng da. Trước khi sử dụng sản phẩm, mẹ nên làm sạch và lau khô vùng da bị hăm tã trước.

Ngoài việc sử dụng sản phẩm dưỡng da, mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên như sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để dưỡng ẩm cho vùng da bị hăm tã.

>> Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng mặc được bỉm quần? Cách chọn tã quần theo tháng tuổi và cân nặng

Chọn tã thông thoáng, mềm mại

Nên chọn tã thông thoáng và mềm mại vì sẽ giúp giữ cho vùng da nhạy cảm của bé luôn khô ráo và thoải mái. Tã thông thoáng, tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt hơn giữa bề mặt da bé và tã, giúp giảm thiểu tình trạng hăm tã, viêm da.

Bên cạnh đó, bề mặt tã cho bé mềm mại sẽ giúp giảm thiểu khả năng cọ xát và làm tổn thương da bé và mang lại cảm giác êm ái và thoải mái cho bé.

Tắm bằng các bài thuốc dân gian (nước lá)

Để xử lý tình trạng bé bị hăm tã nổi mụn, ngoài việc sử dụng các loại kem và thuốc có sẵn trên thị trường, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản từ nước lá để trị hăm tã cho bé.

Một số nước lá dân gian mẹ có thể tham khảo như:

  • Khổ qua (mướp đắng) vừa chống viêm vừa tăng kháng khuẩn cho làn da bé.
  • Trà shan tự nhiên với các thành phần kháng sinh tự nhiên, an toàn cho bé.
  • Lá trầu không giúp gây ứng chế vi khuẩn, virus, nấm,...
  • Lá kinh giới có công dụng sát khuẩn, kháng sinh tự nhiên.
  • Cây sài đất giúp làm dịu da bé, đặc biệt là những vùng ta bị tổn thương.
  • Cây mần trầu giúp giảm viêm, giải độc hiệu quả.

>> Tham khảo thêm:

Tắm trẻ bằng nước tắm chuyên dụng

Tắm trẻ bằng nước tắm chuyên dụng trị hăm tã là một cách hiệu quả để giúp trẻ tránh được hăm tã và giữ cho da của bé luôn khô ráo, sạch sẽ.

Mẹ cần chú ý chọn loại nước tắm phù hợp với làn da của bé, có thành phần lành tính, không gây kích ứng da. Tốt nhất, mẹ hãy chọn những loại nước tắm chuyên dụng cho bé với thành phần từ các loại thảo mộc tự nhiên, lành tính và dịu nhẹ với làn da con.

>> Tham khảo thêm: Các loại tã vải sơ sinh, cách chọn và cách sử dụng tã vải CHUẨN cho bé

Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần bằng sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng hăm tã nổi mụn cho trẻ. Bởi vì, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cân bằng kết cấu phân của bé. Nếu bé đi vệ sinh sẽ làm giảm tình trạng hăm tã ở trẻ khi tiếp xúc với chất thải này.

Mẹ nên cho bé ăn những món ăn mát, tránh dầu mỡ,....Nếu trong thời gian bé con bú mẹ thì sữa mẹ chính là dinh dưỡng tốt nhất cho bé, nên mẹ cùng cần chú ý đến thực đơn của mình nhé.

>> Tham khảo thêm:Trẻ Sơ Sinh Đóng Bỉm Nhiều Có Tốt Không? Gây Ra Những Tác Hại Gì?

Làm mát từ bên trong

Bổ sung thực phẩm làm mát cũng như giúp bé tăng sức đề kháng từ bên trong là điều cần thiết khi bé bị hăm tã nổi mụn. Do đó, mẹ có thể cho bé uống nhiều nước cam, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước và bổ sung vitamin C nếu cần thiết.

Cách điều trị cho bé bị hăm tã nổi mụn như thế nào?

Cách điều trị cho bé bị hăm tã nổi mụn như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chăm sóc khi bé bị hăm tã nổi mụn

Chọn những loại tã chất liệu an toàn

Mẹ nên ưu tiên chọn các loại tã với chất liệu an toàn để giúp giảm kích ứng và kích thích da của bé, hạn chế tình trạng da đỏ và hăm tã. Hơn nữa, các loại tã với bề mặt mềm mại, không gây cộm, thoáng khí và thấm hút tốt, sẽ giúp giữ cho da bé luôn khô ráo và thoáng mát. Điều này sẽ giúp cho bé có giấc ngủ ngon hơn, giảm thiểu tình trạng khó chịu và giúp bé phát triển tốt hơn.

Cách vệ sinh hàng ngày

Mẹ nên vệ sinh, tắm rửa cho bé hằng ngày, đúng cách. Chú ý làm sạch những bộ phận như bẹn, nách, cổ, háng và bộ phận sinh dục của con để hạn chế vi khuẩn, virus phát triển, gây hại. Đồng thời, mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã và thay tã cho con mỗi khi bé đi vệ sinh nhé.

Đảm bảo da trẻ được khô thoáng

Làn da khô thoáng không chỉ giúp bé dễ chịu mà còn ngăn chặn các loại vi khuẩn có hại xâm nhập, làm tổn thương lên vùng da của bé. Mẹ nên chọn loại tã phù hợp với kích cỡ của cơ thể bé, không quá chật để bé thoải mái.

>> Tham khảo thêm:

Giới thiệu tã dán Huggies chất lượng, hạn chế hăm tã

Tã dán Huggies là một trong những dòng sản phẩm được nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn cho bé con của mình. Nếu mẹ muốn tìm một loại tã an toàn, chất lượng, hạn chế tình trạng hăm tã cho bé thì có thể tham khảo 2 dòng sản phẩm sau:

Tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên

Tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên được thiết kế dành cho trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi. Sản phẩm này có thiết kế mềm mại, thoải mái và dễ dàng sử dụng và bổ sung tinh chất Tràm Trà tự nhiên, an toàn cho làn da bé. Với công nghệ Bong bóng 3D khóa ẩm độc quyền, tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên không chỉ có khả năng thấm hút tối đa, còn tăng khả năng chống tràn tới 99%, thoáng khí, giúp làn da của bé được khô thoáng cả ngày dài.

Sản phẩm có nhiều kích thước cho mẹ chọn lựa, có size cho bé từ 4kg - 25kg.

Tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên

Tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên (Nguồn: Huggies)

Tã dán cao cấp Huggies Naturemade

Với thiết kế ưu việt và công nghệ tiên tiến, tã dán cao cấp Huggies Naturemade là sự lựa chọn thoải mái và an toàn cho bé yêu. Làn da mỏng manh của con sẽ được bảo vệ tuyệt đối nhờ vào bề mặt Naturesoft dệt từ 100% sợi thiên nhiên được nhập khẩu từ châu u.

Ngoài ra Huggies Platinum Naturemade không chỉ an toàn, lành tính mà còn hỗ trợ bổ sung tinh chất Vitamin E từ dầu mầm lúa mạch, giúp nuôi dưỡng làn da con luôn mịn màng, mềm mại, hạn chế hăm tã hiệu quả. Sản phẩm có kích thước từ NB (mới sinh) đến size XXL, nên mẹ có thể chọn lựa dễ dàng theo cơ thể của bé nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Naturemade

Tã dán cao cấp Huggies Naturemade (Nguồn: Huggies)

Bé bị hăm tã nổi mụn sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Do đó, nếu chẳng may bé con của bạn gặp tình trạng này thì hãy thật bình tĩnh xử lý nhé. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, mẹ có thể tham khảo những chia sẻ trên từ Huggies. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có nhiều thông tin hơn khi chăm sóc thiên thần nhỏ của mình. Mẹ đừng quên ghé qua Góc chuyên gia của Huggies và chuyên mục Chăm sóc bé để sưu tầm thêm những mẹo chăm con hữu ích nhé.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;