Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bé 2 tuần tuổi

trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Khi bé 2 tuần tuổi, hầu như các bà mẹ bắt đầu thấy bớt căng thẳng do họ cảm nhận hụt hẫng khi không còn cảm giác mong chờ hồi hộp như trong thời gian mang thai nữa. Cùng Huggies tìm hiểu ngay những hành vi của em bé khi được 2 tuần tuổi trong bài viết dưới đây. 

Tham khảo:

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh?

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Âm thanh của bé

Ở độ 2 tuần tuổi, bé trở nên gần gũi hơn. Bạn dần dần quen với âm thanh, giọng nói của bé, nết ăn ngủ của bé. Mỗi ngày, cơ thể bé dần dần tự điều chỉnh hoàn thiện và phù hợp với môi trường sống mới khi ra khỏi bụng mẹ. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa bé 2 tuần tuổi không cần phụ thuộc vào bạn để được đáp ứng nhu cầu hằng ngày.

Uống sữa

Nếu bạn cho bé 2 tuần tuổi bú sữa mẹ, bạn sẽ cảm thấy có chút bất tiện. Nếu nói cho con bú không gây đau đớn là không đúng sự thật. Ngay cả khi bé nằm đúng tư thế, núm vú nhạy cảm vẫn cần vài tuần để làm quen. Và mỗi khi cho bé bú, bạn cũng cần tập làm quen với cảm giác không thoải mái khi phải kéo đầu vú cho vừa miệng bé.

Nói chung, việc đầu vú bị trầy, đau và khó chịu đều do sai tư thế cho bú. Bạn cần phải điều chỉnh ngay lập tức để tránh tổn thương.

Tránh việc ép bé vào lịch bú theo giờ giấc trong giai đoạn này, thay vào đó, bạn chỉ cần cho bé bú khi bé cần và khi bé nhìn có vẻ đói.

Hãy liên lạc các bác sĩ sản khoa khi bạn có thắc mắc về tư thế cho bú hoặc các vấn đề liên quan đến việc cho bú. 

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ

Bé 2 tuần tuổi vẫn sẽ tiếp tục ngủ suốt ngày lẫn đêm ngay cả khi đang bú. Mỗi ngày các bé có vài lần hoàn toàn tỉnh táo và linh hoạt. Việc bé khóc không có lý do cũng sẽ làm bạn lo lắng. Dĩ nhiên các bà mẹ sẽ phải dỗ dành bé nín khóc, nhưng cách nào là tốt nhất? Hãy thử ẵm bé đi lại trong phòng, đu đưa, nựng nịu, kiểm tra tã, quấn lại khăn, hoặc thậm chí tắm bé bằng nước ấm cũng là những các hiệu quả để vỗ về bé.

Nơi an toàn nhất để cho bé 2 tuần tuổi ngủ là chiếc giường cũi hoặc xe đẩy có mui đặt cạnh giường bạn. Dù sao đi nữa, bạn sẽ cần đặt bé gần bạn để đảm bảo bé luôn trong tầm nhìn và dễ dàng chăm sóc bé. Khác với cách ngủ yên tĩnh, bé có thể gây ồn ào trong lúc ngủ. Đừng lo lắng khi bé có những tiếng lầm bầm, rên rỉ, thút thít, khụt khịt và xoay chuyển.

Tham khảo:

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ & cách khắc phục

Bé 2 tuần tuổi

Hành vi

Bé 2 tuần tuổi sử dụng năng lượng nhiều trong việc bú sữa. Đối với những bé sinh non, bệnh vàng da sơ sinh, sinh thiếu ký hoặc sinh đẻ có sự can thiệp, bé sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và bạn phải đánh thức bé để cho bú. Bạn có thể chỉ cần nhẹ nhàng cởi bớt lớp khăn tã lót để đánh thức bé dậy cho bú.

Một vài bé sẽ rất linh lợi và phản ứng nhanh nhạy hơn vì ở mỗi cá thể phát triển hành vi và cá tính khác nhau.  Bạn có thể thấy cá tính của bé rõ rệt ngay từ lúc mới sinh.

Chắc chắn bạn sẽ tự so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mình và bé. Dĩ nhiên sẽ có một số lượng gen di truyền về một số đặc điểm của bạn mà bé thừa hưởng, nhưng không có nghĩa bé sẽ hoàn toàn giống bạn sau này. 

Trong số những hoạt động chăm sóc bé trong ngày, thay tã là việc lặp đi lặp lại thường xuyên nhất. Hãy luôn đảm bảo làn da non nớt của bé được nâng niu. Khi thay tã, bạn nên chuẩn bị một nơi thật tiện dụng, có sẵn đồ dùng trong tầm với của mình và dễ vệ sinh. Sử dụng tã dán sơ sinh để chăm sóc tốt nhất, nhờ thiết kế chống tràn giúp mẹ đỡ vất vả hơn. Sắp xếp lại một cách khoa học việc bỏ tã đã sử dụng để giúp bạn hạn chế việc đi lại thùng rác chục lần trong ngày. Khi giặt ủi khăn tã cho bé, bạn không được khuân vác nặng vì những dây chằng ở vùng lưng và xương chậu vẫn còn yếu sau khi sinh, dễ gây tổn thương vùng cơ bắp. 

Chăm sóc vùng rốn

Vào thời điểm này, cuống rốn của bé đã được rụng. Trong vùng rốn trẻ sơ sinh sẽ còn dính lại một chút xíu da khô, phần còn lại của cuống rốn. Hãy để thông thoáng vùng rốn để mau khô. Bạn cũng đừng lo khi thấy vết máu nhỏ trên tã của bé. Chỉ cần vệ sinh cẩn thận và làm khô bằng cây tăm bông gòn sau khi tắm bé là được.

Vệ sinh

Tắm cho bé 2 tuần tuổi cũng là công việc đòi hỏi tập trung cao độ nhưng đây là lúc bạn và bé có thời gian gần gũi với nhau hơn. Người cha có thể sẽ thích thay bạn làm công việc này để bạn có thời gian rảnh tay nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Bạn không cần phải đứng gần đó chỉ đạo hoặc giám sát dù bạn biết mình có thể làm tốt hơn. Nếu bạn thích tắm chung với bé, đó cũng là ý hay. Hãy nhớ rằng bé sẽ rất dễ bị tuột tay và cẩn thận khi ẵm bé bước vô ra nơi có nước dễ trơn trợt.

Một cách an toàn khác là bạn nên nhờ người khác ẵm bé vào khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng trong phòng tắm và sau khi tắm xong, người đó sẽ giúp bạn ẵm bé ra ngoài.

Giữ thói quen rửa tay sau khi thay tã cho bé. Không nhất thiết phải sử dụng nước khử trùng, điều quan trọng là bạn rửa tay bằng xà bông, xả nước thật sạch và lau khô. Đặt kem dưỡng da tay gần đó để bạn luôn nhớ để sử dụng giúp da tay không bị khô da. 

Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn và đã rụng rốn

Bà mẹ sau sinh 2 tuần

Bạn bắt đầu cảm thấy rất mệt nhọc và cần phục hồi sau khi sinh. Điều quan trọng bạn cần được nghỉ ngơi và ngủ bất cứ khi nào bạn có thể. Việc bạn thức vài lần suốt đêm cho bé bú hay thay tã rất có hại cho sức khoẻ. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ ngủ trưa trước đây thì bây giờ bạn cũng nên tập thói quen này. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, bạn càng nên nghỉ vào ban ngày để tăng lượng sữa cho bữa tối.

Mẹ bầu sau sinh 2 tuần

Phục hồi cơ thể

Nếu bạn sinh con bằng phương pháp tự nhiên, bạn sẽ thấy bớt đau trong tuần này. Bạn vẫn xuất huyết trong vài tuần nhưng sẽ dần dần ngưng. Tuy nhiên, nếu bạn xuất huyết vón cục, sốt nhẹ, đau vùng xương chậu và huyết có mùi thì bạn nên đi khám bác sĩ.

Nếu bạn sinh mổ thì cơ thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn. Hạn chế những công việc khuân vác nặng nhọc, hay lái xe cho đến khi có chỉ định của bác sĩ. Theo lời khuyên chung thì bạn nên tránh các hoạt động đòi hỏi sức lực, thể lực sau khi sinh 6 tuần. 

Thay đổi cảm xúc

Đừng hy vọng bạn sẽ có một trạng thái ổn định, cân bằng. Những bà mẹ trẻ thường mau rơi nước mắt và có cảm xúc dễ vỡ và bạn không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu suốt quá trình bạn mang thai và sinh con là điều bạn không định trước hoặc không được giúp đỡ như ý bạn muốn, thì đây là giai đoạn căng thẳng.

Sự biến đổi nội tiết tố, sự mệt mỏi, việc bạn tự điều chỉnh vào vai trò mới và mối quan hệ với người trong gia đình làm bạn kiệt sức. Hãy đối xử tốt với bản thân mình và đừng trở thành người duy nhất có thể chăm sóc bé. Thời gian, thực hành và kiên nhẫn là điều bạn cần để vượt qua giai đoạn này. 

Vai trò của người cha

Người cha có thể được xem như một cánh tay đắc lực để chăm sóc bé. Anh ấy sẽ là bạn đồng hành và hỗ trợ bạn cả về tinh thần cũng như công việc thiết thực. Nhưng bạn phải chia sẻ và hướng dẫn điều bạn muốn anh ấy giúp bạn một cách tốt nhất.

Giai đoạn này, thời gian của người cha chủ yếu là đi làm, mua sắm và làm những việc lặt vặt. Nếu bạn là người làm những việc này trước đây thì có thể bạn sẽ đưa thêm nhiều chi tiết hơn giúp anh ấy có thể hoàn tất việc bạn nhờ đúng theo ý muốn. Đây là thời điểm cả hai bạn đều phải làm việc hiệu quả và thông minh và dành năng lượng chăm sóc bé yêu của mình. 

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng bổ sung thêm:

bac si

Bé 2 tuần tuổi vẫn dành nhiều thời gian bú, ngủ, tăng cân nhanh để thích nghi dần với cuộc sống ngoài tử cung. Đa số bé khá ngoan để mẹ có thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe. Vì đặc biệt thức cho bé bú mỗi 3g nên đa số các mẹ đều thiếu ngủ và mệt mỏi do đó mẹ hãy theo lịch sinh hoạt của bé: bé ngủ mẹ ngủ, bé thức mẹ thức. Hãy kêu gọi sự giúp đỡ của người thân trong giai đoạn khó khăn này để mẹ có thật nhiều thời gian nghỉ ngơi nhất nhé!

bac si

Tìm hiểu thêm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;