Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, trong bao lâu?

Thụ thai thành công chính là giai đoạn đầu tiên, đánh dấu hành trình mang thai của mỗi bà mẹ. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, mất bao lâu là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm và thắc mắc. Hãy cùng Huggies giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết sau đây!

Tham khảo thêm: 

Quá trình thụ thai là gì?

Quá trình thụ thai là sự kết hợp thành công giữa tinh trùng của người đàn ông và trứng của người phụ nữ, thường xảy ra trong khoảng thời gian vài giờ đến vài ngày kể từ thời điểm phát sinh quan hệ tình dục. Khi quan hệ xảy ra, tinh trùng của người đàn ông phóng vào bên trong âm đạo của người phụ nữ, sau đó tiến tới tử cung để gặp trứng. Trong giai đoạn này, phần lớn tinh trùng sẽ chết, chỉ những nhân tố khỏe nhất mới có thể di chuyển tới ống dẫn trứng, gặp được trứng và thụ tinh. 

Tham khảo thêm:

Tinh trùng tiến tới tử cung để gặp trứng sau khi được phóng vào âm đạo nhờ tinh dịch

Tinh trùng tiến tới tử cung để gặp trứng sau khi được phóng vào âm đạo nhờ tinh dịch (Nguồn: Sưu tầm)

Để quá trình thụ thai diễn ra cần có những gì?

Như đã trình bày ở trên, quá trình thụ thai là sự kết hợp giữa trứng với tinh trùng. Vậy nên, 2 yếu tố không thể thiếu để quá trình này diễn ra chính là tế bào trứng và tinh trùng.

Tế bào trứng

Trứng được sản sinh ra từ buồng trứng của phụ nữ. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, 1 - 3 quả trứng sẽ rụng khỏi buồng trứng. Sau đó, trứng sẽ đi qua ống dẫn trứng dài khoảng 8 - 10cm để đến được tử cung. 

Sau khi rụng khỏi buồng trứng, trứng chỉ sống được tối đa 24 giờ, vậy nên bạn phải thụ tinh trong thời gian này thì mới có thể thành công và mang thai. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ kết thúc hành trình của nó tại tử cung và sẽ đi ra ngoài theo kinh nguyệt vào chu kỳ kinh tiếp theo khi lớp niêm mạc tử cung bong ra.

>> Tham khảo thêm: 

Tinh trùng

Nếu phụ nữ chỉ sản sinh ra trứng vào chu kỳ kinh nguyệt, thì cơ thể nam giới lại liên tục sản xuất ra tinh trùng. Các tế bào tinh trùng mới cần 2 - 3 tháng để hình thành và có thể sống vài tuần trong cơ thể người đàn ông. Khi xuất tinh, nam giới có thể xuất ra khoảng 40 - 300 triệu tinh trùng, nhưng chỉ có 1 nhân tố duy có thể thụ tinh với trứng. 

>> Tham khảo thêm: 

Quá trình thụ thai diễn ra ở đâu?

Trong một thai kỳ bình thường, ống dẫn trứng sẽ là nơi quá trình thụ thai xảy ra. Đối với những trường hợp mang thai tự nhiên, quá trình thụ thai sẽ bắt đầu khi người đàn ông phóng tinh dịch vào âm đạo của người phụ nữ trong khi quan hệ tình dục. Mỗi lần phóng tinh sẽ có khoảng 150 triệu tinh trùng tiến vào ống dẫn trứng, song chúng phải bơi với tốc độ rất nhanh vì trứng sẽ chết sau 12 - 24 giờ rụng khỏi buồng trứng.

Bên cạnh đó, đối với những người phụ nữ bị chứng viêm vùng chậu, quá trình thụ thai có thể xảy ra ở các bộ phận khác của tử cung, hoặc thậm chí là bên ngoài đường sinh dục. Các trường hợp này được gọi là mang thai ngoài tử cung, sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ và không thể giữ lại thai.

>> Tham khảo thêm: 

Tinh trùng cần bơi với tốc độ nhanh nhất bởi trứng sẽ chết sau khi rụng khỏi buồng trứng tối đa 24h

Tinh trùng cần bơi với tốc độ nhanh nhất bởi trứng sẽ chết sau khi rụng khỏi buồng trứng tối đa 24h (Nguồn: Sưu tầm)

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Quá trình thụ thai bao gồm những giai đoạn sau:

  • Người bố phóng tinh trùng vào âm đạo của người mẹ. Khi tinh trùng đã theo tinh dịch đi vào âm đạo, các tinh binh sẽ bắt đầu hành trình tìm trứng.
  • Khoảng 40 - 300 triệu tinh trùng được phóng ra sẽ phải di chuyển khoảng 18cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng, để có thể kết hợp với trứng và thụ tinh. Trung bình cứ mỗi 15 phút thì mỗi tinh trùng di chuyển được 2,5cm.
  • Thử thách đầu tiên mà các tinh trùng phải đối mặt chính là dịch nhầy ở cổ tử cung. Thông thường vào những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, dịch nhầy thường ở dạng lỏng do lượng estrogen trong máu tăng, giúp tinh trùng có thể đi qua dễ dàng.
  • Thử thách thứ hai mà tinh trùng cần vượt qua đó chính là xâm nhập vào bên trong trứng. Chỉ một tinh trùng duy nhất mới có thể vào được bên trong, kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và bắt đầu thụ thai. Chỉ có 1 tinh trùng có thể xâm nhập là vì sau khi tinh binh này đi vào, trứng sẽ tiết ra một chất dịch để ngăn cản sự tấn công của các tinh trùng khác.

Mô tả cận cảnh quá trình thụ thai

Mô tả cận cảnh quá trình thụ thai (Nguồn: Sưu tầm)

Link YouTube: Nghén khi mang thai

Sau quan hệ bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Nếu tinh trùng gặp được trứng ngay tại vị trí đầu của ống dẫn, thời gian ngắn nhất mất khoảng 45 phút. Tuy nhiên, thời gian cũng có thể kéo dài đến 12 tiếng nếu tinh trùng phải di chuyển hết ống dẫn. Bên cạnh đó, nếu tinh trùng không gặp được trứng thì sẽ phải đợi khoảng 2 - 3 ngày đến khi trứng rụng mới có thể thụ tinh.

>> Tham khảo thêm:

Quá trình thụ thai mất bao nhiêu ngày?

Quá trình thụ thai được tính từ ngày tinh trùng tiếp cận được với trứng và tạo thành hợp tử, đến khi phôi thai hình thành trong tử cung. Sau khi thụ tinh khoảng 3 - 4 ngày, hợp tử bắt đầu di chuyển vào tử cung và tìm chỗ làm tổ, nó phân bào 3 lần khi dịch chuyển và lúc này trứng đã thụ tinh.

Sau khi tìm được vị trí thích hợp để làm tổ trong tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả và bám vào niêm mạc, tạo nên nhau thai. Giai đoạn này kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Tổng quan, quá trình thụ thai sẽ mất khoảng 13 - 14 ngày. Tuy nhiên, phôi thai làm tổ được trong tử cung không có nghĩa là bạn đã thụ thai thành công. Có đến ⅓ trường hợp trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung nhưng không mang thai, do hợp tử gặp phải đột biến nhiễm sắc thử trong giai đoạn phân bào.

Quá trình thụ thai sẽ kéo dài khoảng 13 - 14 ngày

Quá trình thụ thai sẽ kéo dài khoảng 13 - 14 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Yếu tố giúp quá trình thụ thai dễ thành công

Sức khỏe của tinh trùng và ngày rụng trứng chính là những yếu tố chính quyết định sự thành công của quá trình thụ thai. Sau là những điều bạn cần lưu ý để nâng cao mức độ thành công của quá trình thụ thai: 

  • Cải thiện chất lượng tinh trùng: Sinh hoạt điều độ, lành mạnh, rèn luyện nâng cao sức khỏe, hạn chế chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá.
  • Thời gian quan hệ thích hợp: Trứng chỉ sống được tối đa 24 giờ trong khi tinh trùng có thể tồn tại đến 7 ngày trong tử cung. Hãy căn chuẩn xác thời điểm để tăng hiệu quả thụ thai.

> > Tham khảo thêm: 

Quá trình thụ thai thành công có biểu hiện gì?

Bên cạnh những cách kiểm tra có thai như dùng que thử thai, hay chính xác hơn là xét nghiệm nồng độ hormone hCG, bạn cũng có thể tham khảo những biểu hiện sau để giúp nhận biết việc mang thai sớm nhất:

  • Ngực căng tức, nhũ hoa sẫm màu: Khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, lượng hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, dẫn đến lượng máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn và khiến ngực bị căng tức.
  • Trễ kỳ kinh nguyệt: Đây được xem là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Khi quá trình thụ thai thành công thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không diễn ra trong suốt quá trình mang thai. Kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại sau khi bạn đã sinh em bé.
  • Ra máu bất thường: Nếu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo chưa đến nhưng bạn lại bị ra máu, đây có thể dấu hiệu của việc thụ thai. Vì khi trứng thụ tinh và bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ, một vài mảnh niêm mạc sẽ bị bong ra dẫn đến hiện tượng này.

Ngoài ra, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chuột rút, đi tiểu nhiều hoặc thân nhiệt cao hơn bình thường cũng là những dấu hiệu cho thấy khả năng cao bạn đã có thai. Lúc này, mẹ nên sử dụng que thử thai để kiểm tra xem mình đã có thai chưa nhé!

Tham khảo thêm: 

Mệt mỏi, ói mửa, nôn khan cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai

Mệt mỏi, ói mửa, nôn khan cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về quá trình thụ thai

Dấu hiệu nào cho biết thụ thai thành công sau 2 đến 3 ngày quan hệ? 

Với một số mẹ bầu có cơ thể khá nhạy cảm, khi này bào thai sẽ xuất hiện trong buồng tử cung sẽ khiến các mẹ có cảm giác khó chịu, nhói ở vùng bụng. Ngoài ra, mùi nước tiểu sẽ nồng hơn và sẽ chuyển từ màu vàng nhạt sang trắng đục, âm đạo ra máu, đầu tóc khó chịu, khô xơ, buồn nôn khi đánh răng,...

Những biểu hiện nào cho biết trứng không được thụ tinh?

Sau khi quan hệ, nếu trứng không được thụ tinh sẽ xảy ra hàng loạt những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt như sau: Đau bụng kinh, căng tức ngực, cảm xúc thay đổi, dịch âm đạo bất thường và đau nhức lưng. 

Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì?

Quá trình từ lúc tinh trùng di chuyển qua âm đạo vào tử cung để thụ tinh với trứng, đây gọi là quá trình thụ thai. Kết quả của quá trình thụ thai thành thông chính là người phụ nữ sẽ mang thai. 

Mẹ có biết:

Ngoài ra, các mẹ đang phân vân không biết nên chọn loại tã bỉm nào tốt nhất cho bé. Hãy tham khảo các dòng Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Nhìn chung, quá trình thụ thai thành công hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ chốt: Trứng và tinh trùng. Mong rằng với những thông tin Huggies cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quá trình thụ thai và có thêm kiến thức để chuẩn bị cho hành trình làm bố mẹ của mình. Nếu mẹ có thắc mắc gì thì hãy truy cập ngay Góc chuyên gia của Huggies hoặc tham khảo thông tin ở chuyên mục Thụ thai và Mang thai nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;