Mang thai 8 tháng bụng căng cứng nguy hiểm không? | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm?

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm?

Thai nhi 35 tuần đánh dấu giai đoạn mẹ bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải. Càng về cuối thai kỳ, tình trạng căng cứng càng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Vậy thì đâu là nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng Huggies tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây, mẹ bầu nhé!

Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 3

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng – Nguyên nhân vì sao?

Theo các chuyên gia sản khoa, cảm xúc của mẹ bầu thay đổi là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng. Bất cứ cảm xúc đột ngột, dù là hạnh phúc hay buồn bã đều có thể làm bụng gò cứng.

Tuy nhiên, nếu những cơn gò này chỉ xuất hiện đơn lẻ, không đi kèm các triệu chứng thai kỳ nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng khi mang thai,… thì mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Bên cạnh yếu tố cảm xúc, mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng có thể vì những vấn đề sau:

  • Áp lực lên tử cung: Cùng với sự phát triển của thai nhi, áp lực lên tử cung và các bộ phận khác cũng lớn dần. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ sẽ không cảm thấy rõ ràng. Nhưng sang tam cá nguyệt thứ 3, những áp lực này sẽ làm mẹ bầu dễ nhận thấu những cơn gò cứng bụng.
  • Chuyển động của thai nhi: Mẹ sẽ nhận thấy những cơn gò nhẹ trên bụng mỗi lần cục cưng trong bụng đạp, hoặc xoay người.

Nguyên nhân mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Thai nhi càng lớn, mẹ bầu càng dễ gặp các cơn gò cứng bụng.

  • Táo bón khi mang thai: Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng có thể do táo bón. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, táo bón khi mang thai có thể tích tụ chất độc trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa, việc mẹ phải dùng sức rặn mỗi lần đi vệ sinh, nhất là trong những tháng cuối còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Mẹ có thể tham khảo cách trị táo bón cho bà bầu như ăn nhiều rau xanh, chất xơ để hạn chế tình trạng này. 
  • Mẹ bầu bị mất nước: Một số trường hợp cơ thể bị mất nước khi mang thai cũng gây ra các cơn gò.
  • Bàng quang đầy: Không kịp thời “giải phóng” lượng nước khi bàng quang đã đầy cũng có thể “kích hoạt” các cơn gò cứng bụng.
  • Xoa bụng bầu quá nhiều: Hành động này có thể tạo ra các kích thích lên tử cung, dẫn đến các cơn gò. Thậm chí trong một số trường hợp có thể gây sinh non. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách massage đúng khi mang thai.

Tham khảo: Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm không?

Bụng căng cứng và xuất hiện những cơn gò nhẹ nhàng là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không nên quá lo lắng, mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu vùng bụng mẹ căng cứng kèm các dấu hiệu sau thì mẹ nên đến thăm khám tại các trung tâm y tế gần nhất:

  • Mẹ sốt, nôn hoặc cảm thấy khó thở.
  • Âm đạo bắt đầu rỉ ra chất nhầy, lỏng, xen lẫn máu.
  • Bụng căng tức với tần suất ngày một nhiều, mức độ đau tăng lên dữ dội.

Xử lý nhanh trong trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Tùy theo nguyên nhân, cách xử lý các trường hợp mang thai tháng thứ 8 căng cứng bụng cũng sẽ khác nhau. Trường hợp gò bụng do cảm xúc, do chuyển động của thai nhi, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi chờ các cơn gò đi qua. Nếu nguyên nhân là do táo bón khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Xử nhanh trong trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Nhiều trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng chỉ cần ngồi nghỉ, cơn gò sẽ tự động “lặn mất tăm".

Trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng đi kèm với những triệu chứng đau lưng dưới, thay đổi dịch âm đạo, chuột rút ở vùng bụng dưới…, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.

Mẹ hãy tham khảo thêm bài viết Dấu hiệu chuyển dạ để dễ dàng phân biệt các trường hợp căng cứng bụng thông thường và những trường hợp gò cứng bụng sắp sinh, mẹ nhé!

Mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 8?

Để chuẩn bị tốt nhất trước khi bé chào đời, mẹ nên tham khảo một số cách dưới đây để hạn chế tình trạng mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng:

  • Nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
  • Tập thể dục, đi bộ hoặc tập yoga đều đặn để nâng cao thể lực và trí lực.
  • Trò chuyện cùng chồng để tâm trạng được thư giãn cũng là một cách hạn chế căng cứng bụng.
  • Khám thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Hạn chế các hoạt động tiếp xúc với hoá chất như nhuộm tóc, sơn móng tay.

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi vì đã gần đến thời điểm chuẩn bị sinh. Đặc biệt, các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai khi thấy những cơn gò bất thường phải nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi ngay.

Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?

Chỉ còn khoảng 4 tuần nữa thôi, hành trình mang thai của mẹ sẽ kết thúc tốt đẹp, mẹ có thể đón con chào đời trong niềm vui và hạnh phúc rồi. Trong thời điểm quan trọng này, theo parenting, mẹ cần lưu ý:

  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất cho cả mẹ và bé.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung khoáng chất.
  • Khám thai, thực hiện các bài xét nghiệm, siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Đi bộ, luyện tập yoga hoặc các bài tập thể thao nhẹ nhàng với cường độ phù hợp.
  • Thực hiện thai giáo, nói chuyện cùng bé cưng trong bụng nhiều hơn, để bé dần quen với giọng nói của mẹ.
  • "Công tác tư tưởng" với bé lớn hơn, để bé nhận thức được vai trò làm anh/chị của mình.
  • Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh hoàn thiện.
  • Tham gia các lớp thai sản.
  • Lên danh sách tên cho bé.
  • Mẹ vẫn có thể thực hiện "việc yêu" trong giai đoạn này, miễn là mẹ nên chú ý các tư thế đừng cấn vùng bụng quá nhiều cũng như không sử dụng vật thể lạ để đưa vào âm đạo, mẹ nhé.
  • Tránh đi du lịch xa.
  • Hạn chế đến những chỗ đông người để tránh mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, cảm cúm,..
  • Không đi giày cao gót.
  • Không nhuộm tóc, sơn móng tay hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại nào khác. 

Tham khảo: Thai nhi tuần 32

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp về Mang thai, hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Mẹ đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa, hãy cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

EmptyView

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Những điều cần tránh khi mang thai
Mang thai 14/12/2018

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Khi đang mang thai, bạn cần nhớ rằng các hoạt động của mình luôn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ cần chú ý một số biện pháp phòng ngừa đơn giản, bạn có thể tránh được những rủi ro không cần thiết cho em bé trong bụng. Dưới đây là những lời khuyên về việc nên uống loại thuốc nào, tiến hành các bài tập ra sao, đi lại hay ăn những loại thực phẩm nào trong quá trình mang thai. Hãy nhớ rằng việc bạn biết mình có thể làm gì khi mang thai là rất quan trọng.

Bà bầu và công việc
Mang thai 08/11/2018

Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?

Mang thai không có nghĩa là bạn sẽ bị giảm năng suất và hiệu quả làm việc. Trừ trường hợp bạn đang làm những công việc chân tay nặng nhọc ngoài ra không có lí do gì cản trở bạn làm việc trong quá trình mang thai nếu bạn thật sự muốn.

Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 16/08/2023

Có nên sử dụng thuốc tránh thai khi cho con bú? Lưu ý quan trọng

Tìm hiểu về lưu ý quan trọng khi lựa chọn và sử dụng thuốc tránh thai khi cho con bú mẹ cần biết để đưa ra quyết định thông minh và an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé yêu.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;