Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

12 Cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm và thơm ngon, giàu dinh dưỡng

Danh mục: Chăm sóc bé
Thời gian thực hiện: dưới 1 giờ
Độ tuổi: bé dưới 1 tuổi
Từ khóa liên quan: Chăm sóc bé chao tom cháo tôm cho bé cách nấu cháo tôm cho bé nấu cháo tôm cho bé chao tom cho be

Tôm là một trong những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiếu yếu và có vai trò quan trọng cho sự phát triển của con trẻ. Vì thế, các món ăn được chế biến từ tôm, trong đó có cháo tôm luôn được các bậc phụ huynh ưa chuộng và lựa chọn cho con em mình. Tuy nhiên, việc “biến tấu” các món cháo tôm trở nên đa dạng là điều cần thiết để bé không cảm thấy nhàm chán trong khi ăn. Qua bài viết hôm nay, Huggies sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật 12 cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng. Cùng khám phá ngay. 

>> Mẹ có thể quan tâm: 

Nguồn dinh dưỡng dồi dào từ cháo tôm cho bé

Từ giai đoạn 6 - 12 tháng trở đi là lúc cơ thể của bé cần bổ sung thêm nhiều nguồn dinh dưỡng lành mạnh để có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, ba mẹ nên gia tăng các nguồn thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể của bé, điển hình như thịt tôm. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, việc bổ sung thịt tôm trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp mang đến các lợi ích như:

  • DHA: Tôm được biến đến là loài thủy sản chứa nhiều omega3 trong thành phần. Đây được xem là tiền thân quan trọng của DHA có tác dụng hiệu quả trong việc giúp trí não phát triển tốt và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. 
  • Vitamin A, D: Ngoài thành phần tiền thân của DHA thì trong thịt tôm cũng chứa một lượng lớn vitamin như A, D - các loại vitamin có khả năng giúp cơ thể của trẻ tổng hợp được canxi, từ đó, hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao hiệu quả.  Ước tính cứ 100g tôm thì có thể cung cấp lên đến 2000mg canxi và 11.5 ug vitamin B.
  • Protein: Trung bình trong 100gram thịt tôm thì có khoảng 18.4g protein. Ngoài ra, tôm còn có thể cung cấp hàm lượng sắt và selen vừa đủ để giúp cho sự phát triển theo chiều hướng tích cực của não bộ.

>> Tham khảo thêm: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách 

Thịt tôm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nên cần được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày

Thịt tôm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nên cần được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày (Nguồn: Sưu tầm)

12 cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm không tanh, thơm, ngon miệng

Cháo tôm là món ăn phù hợp cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi sử dụng trong bữa ăn hằng ngày để “nạp” thêm các dưỡng chất cần thiết. Món ăn này còn có cách nấu đơn giản, không quá cầu kỳ hay phức tạp nên thường được nhiều mẹ bỉm lựa chọn cho con em mình. Một điều lưu ý ở đây là trẻ ở độ tuổi này khá “biếng ăn”. Do đó, để giúp con cảm thấy có hứng thú với món cháo tôm này, bạn có thể tham khảo 12 cách nấu cháo tôm cho bé như bên dưới đây để thay đổi mỗi ngày, giúp bé có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. 

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm 9 công thức nấu cháo ếch cực ngon đổi bữa cho bé.

2.1 Cháo tôm yến mạch cải cúc thịt bò

Yến mạch cũng là một trong các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin có lợi cho cơ thể cũng như lượng chất xơ dồi dào giúp ích cho đường tiêu hóa của trẻ. Vì thế, bạn có thể tham khảo cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm cùng với yến mạch, cải cúc và thịt bò để thay đổi thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bạn nên chọn thịt bò có màu đỏ tươi, thớ thịt chắc và mịn, cải cúc có màu đậm, không bị quá già để đảm bảo hương vị tươi ngon cho món ăn. 

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung kẽm cho bé và trẻ sơ sinh 

Cháo tôm cho bé nấu cùng yến mạch, cải cúc và thịt bò

Cháo tôm cho bé nấu cùng yến mạch, cải cúc và thịt bò (Nguồn: Sưu tầm)

2.2 Cháo khoai tây, tôm hùm xào măng tây

Măng tây là loại rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin B, C, đặc biệt là lượng axit folic dồi dào cho sự phát triển tối ưu của hệ thần kinh ở trẻ. Vì vậy, cách nấu cháo tôm cho bé với măng tây và khoai tây được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Măng tây thì bạn nên xào qua với một ít dầu oliu để có hương vị hấp dẫn hơn trước khi đem kết hợp với cháo tôm hùm. Thịt tôm thì bạn nên bóc bỏ vỏ, có thể cắt nhỏ hoặc xay để bé dễ ăn hơn. 

>> Mẹ có thể quan tâm: 10 loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng dễ làm, bé ăn ngon tăng cân tốt

Cháo tôm nấu với măng tây và khoai tây

Cháo tôm nấu với măng tây và khoai tây (Nguồn: Sưu tầm)

2.3 Cháo tôm cà rốt rau ngót phô mai

Rau ngót cũng là loại rau cung cấp chất xơ và các loại vitamin như vitamin B6, C, magie,...cho cơ thể của bé. Loại rau này có hương vị dễ ăn nên thường được mẹ bỉm lựa chọn để kết hợp với cháo tôm cho bé, khiến thực đơn mỗi ngày trở nên đa dạng hơn. Bạn có thể bổ sung thêm phô mai để giúp hương vị món ăn trở nên thơm ngon, beo béo, giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức. Lưu ý, bạn nên xay rau thật nhuyễn trước khi nấu chung với cháo để bé cảm thấy ăn dễ hơn. 

Cháo tôm cho bé nấu cùng bồ ngót và phô mai

Cháo tôm cho bé nấu cùng bồ ngót và phô mai (Nguồn: Sưu tầm)

2.4 Cháo khoai mỡ, mồng tơi tôm

Khoai mỡ cũng là một trong các loại củ được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng chế biến món ăn cho bé hằng ngày. Trong thành phần của loại khoai này có chứa hàm lượng mangan có công dụng giúp chuyển hóa thành phần Carbohydrates trong thức ăn. Khi kết hợp với rau mồng tơi giàu chất xơ và thịt tôm thì sẽ tạo nên một món cháo vừa thơm ngon, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé ăn dặm mỗi ngày. 

Cháo tôm khoai mỡ nấu với mồng tơi

Cháo tôm khoai mỡ nấu với mồng tơi (Nguồn: Sưu tầm)

2.5 Cháo tôm lá chùm ngây

Chùm ngây được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn dặm hằng ngày của trẻ nhỏ. Bởi trong loại rau này có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin B, vitamin A, vitamin C,... Do đó, cách nấu  cháo tôm cho bé với lá chùm ngây là ý tưởng hay ho và mới lạ mà mẹ có thể tham khảo để thay đổi khẩu vị cho con. Tùy theo độ tuổi của con mà mẹ nên xay nhuyễn rau và thịt tôm hoặc xào sơ trước để tăng độ thơm ngon cho món ăn. 

Cháo tôm cho bé nấu với rau chùm ngây thơm ngon

Cháo tôm cho bé nấu với rau chùm ngây thơm ngon (Nguồn: Sưu tầm)

2.6 Cháo yến mạch tôm tươi

Yến mạch luôn là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho mọi lứa tuổi, dù là trẻ con hay người lớn. Bởi không chỉ được biết đến là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào mà yến mạch còn chứa các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm,...hỗ trợ cho hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả. Do đó, việc kết hợp yến mạch với cháo tôm cho bé là một ý kiến không tồi dành cho mẹ bỉm đang muốn “đổi gió” thực đơn ăn dặm cho con. 

Cháo yến mạch tôm tươi thơm ngon, bổ dưỡng cho bé

Cháo yến mạch tôm tươi thơm ngon, bổ dưỡng cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

2.7 Cháo tôm rau dền

Rau dền là loại rau cực kỳ giàu hàm lượng chất sắt cũng như vitamin A hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của con trẻ. Vì thế, cháo tôm cho bé nấu cùng với rau dền cũng là món ăn vừa thơm ngon, vừa đầy đủ chất mà mẹ bỉm nên thử “trổ tài” để bổ sung vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của con. Rau dền cũng có hương vị dễ ăn nên dù là những bé “kén ăn” hay “khó chiều” cũng sẽ thích món cháo này. 

Cháo tôm rau dền dễ ăn, giàu dinh dưỡng

Cháo tôm rau dền dễ ăn, giàu dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

2.8 Cháo tôm cho bé với hạt sen

Hạt sen cũng là loại thực phẩm thường được lựa chọn để nấu cùng với cháo tôm cho bé. Đây là loại hạt vừa dễ ăn, vừa hỗ trợ chữa một số loại bệnh như mất ngủ, tiêu chảy, kén ăn,...Ngoài ra, trong hạt sen cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của con. Bạn nên chọn các loại hạt sen tại đầm để đảm bảo độ tươi ngon, không chứa các chất tăng trưởng có thể gây hại đến sức khỏe của con. 

Cháo tôm nấu với hạt sen thơm ngon

Cháo tôm nấu với hạt sen thơm ngon (Nguồn: Sưu tầm)

2.9 Cháo tôm cải ngọt

Cháo tôm cải ngọt là món ngon dễ ăn mà lại chứa nhiều dưỡng chất từ rau xanh và thịt tôm, giúp cho sự phát triển của bé và tăng cường sự hoạt động của hệ miễn dịch. Cải ngọt thì sau khi rửa sạch bạn nên luộc chín để giữ lại tối đa dinh dưỡng bên trong. Bạn có thể bằm rau thật nhỏ hoặc xay nhuyễn để hòa chung với cháo tôm tùy vào sở thích cũng như độ tuổi của bé.

>> Mẹ có thể tham khảo:

Cháo tôm cải ngọt ngon miệng, dễ ăn

Cháo tôm cải ngọt ngon miệng, dễ ăn (Nguồn: Sưu tầm)

2.10 Cháo tôm bông cải

Bông cải xanh là một trong những loại rau chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ phong phú và tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì bông cải xanh có mùi vị rất đặc trưng nên mẹ có thể xay nhuyễn rồi nấu cùng cháo tôm cho bé để bé tập ăn dần dần. Bông cải xanh là nguồn dưỡng chất dồi dào được các chuyên gia khuyến khích bổ sung cho con trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, mẹ bỉm nên tập thói quen ăn loại rau này cho trẻ từ ngay hôm nay. 

Cháo tôm cho bé nấu với bông cải xanh giàu dưỡng chất

Cháo tôm cho bé nấu với bông cải xanh giàu dưỡng chất (Nguồn: Sưu tầm)

2.11 Cháo tôm cho bé với cà rốt

Cà rốt là một trong những loại củ có nhiều vitamin A giúp cho sự phát triển của thị lực. Vì thế, cách nấu cháo tôm với cà rốt luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ bỉm để bổ sung loại vitamin này cho con em mình. Dù vậy, cà rốt cũng là thực phẩm có mùi hơi khó chịu nên mẹ có thể xay nhuyễn và nấu thật chín để loại bỏ hương vị khiến trẻ “biếng ăn” này. 

>> Tham khảo thêm: Bổ Sung Kẽm Cho Bé Trong Bao Lâu Hiệu Quả, Liều Lượng Ra Sao?

Cháo tôm nấu cà rốt là món ăn tốt cho thị lực của trẻ

Cháo tôm nấu cà rốt là món ăn tốt cho thị lực của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

2.12 Cháo tôm nấm rơm

Cháo tôm nấu cùng với nấm rơm là một sự kết hợp tuyệt vời để tạo thành món ăn dặm ngon miệng, bổ dưỡng cho bé. Trong nấm rơm có nhiều thành phần tốt cho sự phát triển của trẻ như các loại vitamin B, A, C, D,....cùng những yếu tố vi lượng khác. Với nấm rơm, mẹ bỉm có thể nấu cháo tôm cho bé với đầy đủ dưỡng chất một cách dễ dàng. 

Bên cạnh việc nghiên cứu công thức món ăn mới để đổi bữa cho bé, mẹ nên tìm hiểu thêm về phương pháp cho bé ăn hợp lý. Mẹ có thể tham khảo thêm về hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định (BLW)phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật.

Cháo tôm cho bé kỵ với rau gì

Theo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên kết hợp cháo tôm cho bé với những loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, đu đủ, cà chua, dứa, món ăn dặm từ khoai lang, món ăn dặm từ đậu Hà Lan,.... Bởi hàm lượng hợp chất asen có bên trong tôm khá lớn. Tuy không gây độc hại đối với cơ thể nhưng khi được kết hợp với lượng vitamin C vừa đủ thì sẽ trở thành hợp chất asen hóa trị 3 - một chất kịch độc đối với cơ thể. Không chỉ vậy, quá trình kết hợp này còn có thể tạo ra sản phẩm là asen trioxit gây nên tình trạng ngộ độc cấp tính, thậm chí có thể là gây tử vong.

>> Mẹ có thể quan tâm: 

Ngoài bổ sung dinh dưỡng cho bé thì để con luôn được thoải mái, dễ chịu trong quá trình trưởng thành, mẹ bỉm cũng cần lựa chọn loại tã phù hợp. Dòng sản phẩm tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade chính là gợi ý mà các mẹ nên tham khảo, với bề mặt Naturesoft làm từ sợi thiên nhiên cao cấp nhập khẩu 100% từ Châu Âu, và thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp làm dịu và nuôi dưỡng làn da bé yêu. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp thấm hút vượt trội lên đến 12 tiếng và hỗ trợ chống tràn nhờ bề mặt 3D nên sẽ giúp cho bé cảm thấy êm dịu cả ngày dài. 

Tã dán Huggies Platinum Naturemade giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé

Tã dán Huggies Platinum Naturemade giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé (Nguồn: Huggies)

Sản phẩm Huggies Tràm Trà tự nhiên còn được bổ sung tăng cường tinh chất Tràm Trà tự nhiên giúp làm dịu da bé, thiết kế ứng dụng công nghệ 3D, thấm hút tức thì, chống thấm ngược đến 99,9%, các mẹ không phải lo lắng tràn bỉm gây khó chịu cho bé yêu. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe làn da của bé khi lựa chọn sản phẩm tã bỉm Huggies nhé.

Cháo tôm cho bé là món ăn bổ dưỡng nên có trong thực đơn ăn dặm. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu các cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm với những nguyên liệu khác nhau để thay đổi thực đơn trở nên đa dạng hơn, giúp trẻ có hứng thú với các bữa ăn dặm trong ngày. Ngoài ra, mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies hoặc chuyên mục Chăm sóc bé của Huggies để sưu tầm thêm nhiều thông tin về những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cho bé nhé. 

Tìm món ăn:

Tạo thực đơn yêu thích

Cùng Huggies tạo riêng cho bạn danh sách những thực đơn thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé yêu và gia đình của bạn.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

Huggies Power of Hugs

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ