Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Nhau tiền đạo là gì? Phân loại, triệu chứng, điều trị như thế nào?

Tại sao nhau tiền đạo xảy ra?

Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ mà mẹ và thai nhi có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Tuy không phải là bệnh lý phổ biến nhưng nhau tiền đạo lại là một tai biến sản khoa có thể khiến mẹ và thai nhi tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy nhau tiền đạo là gì, triệu chứng, phân loại, cách điều trị ra sao? Ba mẹ cùng Huggies tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. 

>> Tham khảo thêm: 

Nhau thai và những điều mẹ cần biết

Nhau thai là gì?

Nhau thai có vai trò cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển và được hình thành trong tử cung của mẹ khi mang thai. Đồng thời, nhau thai còn giúp bảo vệ thai nhi trước những tác động của môi trường bên ngoài cơ thể mẹ. Do đó, các bệnh lý từ mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

>> Tham khảo thêm: Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu, cách điều trị thai trứng

Nhau (rau) tiền đạo là gì?

Nhau tiền đạo là tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Trong bệnh lý nhau tiền đạo, hoàn toàn đúng theo nghĩa đen là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé, hay nói khác hơn là nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé. Nhau tiền đạo xảy ra trên thực tế với tỉ lệ một trên khoảng 200 ca mang thai.

>> Tham khảo thêm:  Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế 2023 

Nhau tiền đạo là tình trạng một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung

Nhau tiền đạo là tình trạng một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu, triệu chứng bị nhau tiền đạo là gì?

Dấu hiệu đầu tiên cho biết người mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo là chảy máu âm đạo không gây đau đớn, phổ biến nhất là vào khoảng tuần 30 của thai kỳ, đôi khi có thể sớm hơn. Nhau tiền đạo thường được chẩn đoán qua các lần siêu âm, có khi ngay cả trước khi người mẹ có bất kỳ triệu chứng nào.

Mặc dù thông thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ, nhau thai có thể bám khá thấp trong tử cung, nhưng khi thai kỳ tiến triển và tử cung mở rộng lên thì nhau thai cũng có xu hướng di chuyển lên trên. Nói chung, ngay cả khi người mẹ đã được chẩn đoán là có nhau tiền đạo, thường thì cũng không có vấn đề xảy ra cho đến ba tháng cuối của thai kỳ.

Phần dưới của tử cung mỏng ra và kéo dãn để chứa em bé đang phát triển. Nhưng khi điều này diễn ra thì nó có thể xén mất đi một phần của nhau thai. Đây là lý do vì sao đôi khi có thể khó xác định người mẹ có nhau tiền đạo hoặc nhau thai thực sự đã bị bong ra khỏi thành tử cung.

Mẹ có biết:

Nhau tiền đạo tuy không phải bệnh lý phổ biến nhưng có thể là tai biến sản khoa nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, mẹ cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ cũng đừng quên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết cho bé như tã, bỉm để có thể chăm sóc con yêu khi chào đời một cách tốt nhất nhé. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)

Phân loại nhau tiền đạo

Tuỳ theo vị trí mép nhau so với lỗ trong cổ tử cung mà có nhiều hình thái nhau tiền đạo khác nhau:

  • Nhau bám thấp: Phần lớn bánh nhau bám vào thân tử cung, chỉ có một phần bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung, nhưng mép nhau chưa ăn lan đến lỗ trong cổ tử cung. Loại này ít có biểu hiện ra ngoài, ít gây chảy máu hoặc chỉ gây chảy máu nhẹ, thường gây vỡ ối sớm.
  • Nhau bám bên: Phần lớn bánh nhau bám vào đoạn dưới, nhưng bờ của bánh nhau chưa tới lỗ trong cổ tử cung, loại này chảy máu nhẹ, tái phát trong quá trình có thai. Từ mép bánh nhau đến chỗ rách màng ối để thai ra nhỏ hơn 10cm.
  • Nhau bám mép: Còn gọi là nhau bám bờ, bờ của bánh nhau nằm sát mép lỗ trong cổ tử cung, loại này chảy máu nhiều. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở có thể sờ thấy mép bánh nhau.
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm hay nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: Khi cổ tử cung mở hết, một phần nhau che lỗ trong cổ tử cung, có thể sờ thấy màng ối và sờ thấy múi nhau. Loại này gây chảy máu rất nhiều và cản trở đường thai ra.
  • Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau che kín toàn bộ lỗ trong cổ tử cung. Thăm khám âm đạo chỉ thấy tổ chức nhau, không thấy được màng nhau. Loại này chảy máu dữ dội, cần phẫu thuật kể cả phải bỏ con để cứu tính mạng của mẹ.

Tuỳ theo vị trí mép nhau so với lỗ trong cổ tử cung mà nhau tiền đạo được phân thành nhiều loại khác nhau

Tuỳ theo vị trí mép nhau so với lỗ trong cổ tử cung mà nhau tiền đạo được phân thành nhiều loại khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao nhau tiền đạo xảy ra?

Không rõ lý do chính xác là gì. Từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, nhau thai đã gắn vào thành tử cung để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. Ở đa số phụ nữ, nhau thai bám đúng ở vị trí bình thường của nó và không có vấn đề gì xảy ra.

Theo Pregnancy, Birth & Baby,  những sản phụ thường gặp nhau tiền đạo là:

  • Sản phụ lớn tuổi: 1% đối với sản phụ trên 35 tuổi.
  • Sản phụ đa sản: 1/179 (0,56%) trường hợp bị nhau tiền đạo đối với sản phụ sinh 3 lần; 2,2% bị nhau tiền đạo đối với sản phụ sinh trên 5 lần.
  • Có tiền sử nạo phá thai, sảy thai.
  • Tử cung có vết sẹo mổ cũ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan mật thiết giữa số lần mổ lấy thai và bệnh lý nhau tiền đạo: nguy cơ nhau tiền đạo trên những tử cung không có vết mổ lấy thai là 0,26%, nhưng tỷ lệ này có thể tăng đến 10% nếu có mổ lấy thai.
  • Có tiền sử viêm nhiễm tử cung.
  • Do thai phụ sử dụng thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá trong thời kỳ mang thai.
  • Có tử cung dị dạng.
  • Nhau tiền đạo có thể kết hợp với nhau cài răng lược. Tần suất nhau tiền đạo kết hợp với nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai.
  • Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kết hợp nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có một lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu có hai lần mổ lấy thai tỉ lệ này là 47,6%.
    Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sản phụ mang thai con so không có tiền căn bệnh lý phụ khoa bất thường cũng bị nhau tiền đạo. Người ta cho rằng, những trường hợp này là vì trứng thụ tinh làm tổ ở thấp, gần đoạn eo, do đó sẽ phát triển ở đoạn dưới tử cung.

>> Tham khảo thêm: Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ

Ngoài nhau tiền đạo, mẹ cũng nên biết thêm về các biến chứng khác trong thai kỳ qua video sau cùng Huggies nhé.

Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo? 

Ngay từ tuần thứ 20 của thai kỳ, các trường hợp nhau tiền đạo có thể được phát hiện sớm qua phương pháp siêu âm. Mẹ sẽ không thể biết được trừ khi mẹ được thông báo từ kết quả siêu âm thai. Một trong những mục đích của việc siêu âm thai là để xác định vị trí và kích thước của nhau thai.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lưu ý về vấn đề này như sau:

bac si

Đoạn eo tử cung là một ranh giới giữa thân và cổ tử cung chỉ dài 0,5 -1 cm. Khi có thai đến quý 3 mới giãn dần ra, tăng nhanh trước chuyển dạ 2-3 tuần. Càng về cuối, đoạn dưới tử cung càng dãn ra thì nhau bám thấp thường có xu hướng đi lên trên. Do đó, chỉ có thể chẩn đoán và phân độ nhau tiền đạo từ 28 tuần trở đi, và chuẩn nhất vào 37 tuần trở đi. Do đó, trên siêu âm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối vị trí bánh nhau sẽ còn thay đổi. Mẹ hoàn toàn có thể có hy vọng rằng mình có cơ hội thoát khỏi cảnh “bị” nhau tiền đạo và “bị” đi mổ đấy!

bac si

Nếu được thông báo có nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo, mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Mẹ sẽ được đề nghị siêu âm thường xuyên để xem nhau thai có di chuyển lên trên khi tử cung mở rộng ra hay không.

  • Thông thường, mẹ có thể bị chảy máu đỏ tươi từ âm đạo. Nó thường không gây đau đớn và máu thì trông rất tươi.
  • Mẹ có thể nghi ngờ nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
  • Nếu đã từng có nhau tiền đạo trước đó, mẹ sẽ có thêm cảnh báo và lưu ý về lần mang thai này.
  • Khi bác sĩ sản khoa kiểm tra vùng bụng của mẹ, họ sẽ lưu ý tư thế của em bé. Nếu bé nằm ở ngôi ngược (mông xuống dưới thay vì là đầu), hoặc ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) thì đó có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo. Lý do là phần không gian trong tử cung nơi em bé cần nằm như bình thường đã bị chiếm bởi nhau thai.

>> Tham khảo thêm: Sữa bầu Nhật có tốt không? Tiêu chí chọn sữa bầu Nhật Bản cho các mẹ

Nhau tiền đạo có thể được phát hiện sớm từ tuần thai thứ 20

Nhau tiền đạo có thể được phát hiện sớm từ tuần thai thứ 20 (Nguồn: Sưu tầm)

Chẩn đoán nhau tiền đạo qua những phương pháp nào?

Siêu âm là phương pháp được dùng để chẩn đoán nhau tiền đạo, giúp bác sĩ xác định được vị trí bánh nhau bám ở vùng nào của tử cung (mặt trước, mặt sau,... bán trung tâm, tiền đạo trung tâm,...).

Ngoài ra, hình ảnh siêu âm Doppler còn cho thấy khoảng cách giữa bánh nhau và thành bàng quang, số lượng mạch máu xuyên qua thành cơ tử cung đến thành bàng quang nhiều hay ít. Do đó, phương pháp siêu âm còn có ý nghĩa trong việc chẩn đoán biến chứng nhau cài răng lược - một biến chứng thai kỳ cực kỳ nguy hiểm cho mẹ & bé.    

>> Tham khảo thêm:

Những rủi ro của nhau tiền đạo

Đối với Mẹ:

  • Chảy máu nhiều và khó kiểm soát.
  • Phải thay đổi kế hoạch sinh vì mổ lấy thai giờ đây trở thành lựa chọn duy nhất.
  • Sinh non và những rủi ro liên quan.
  • Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không chịu tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.
  • Sốc do mất máu.

Đối với em bé:

  • Sinh non và những rủi ro liên quan.
  • Thiếu oxy với khả năng tổn thương não và tử vong.
  • Mất máu.

>> Tham khảo thêm: Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào? Mất bao lâu?

Nhau tiền đạo mang lại nhiều rủi ro cho cả mẹ & bé

Nhau tiền đạo mang lại nhiều rủi ro cho cả mẹ & bé (Nguồn: Sưu tầm)

Rau tiền đạo và cách khắc phục

Khi mẹ bị rau tiền đạo, nguyên tắc chung khi điều trị là phải thực hiện cầm máu cho thai phụ. Sau đó tùy vào tuổi thai, mức độ xuất huyết, mức độ truyền bù máu, khả năng nuôi dưỡng sơ sinh của thai mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định là nên tiếp tục kéo dài tuổi thai hay phải mổ lấy thai.

Đối với trường hợp mẹ chưa chuyển dạ

  • Thai phụ cần được nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế đi lại nhiều. Ngoài ra, thai phụ cần có một chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất.
  • Sử dụng các thuốc giảm co như: Spasmaverine 40mg, Salbutamol, Progesterone,... theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Mẹ có thể sử dụng Corticoid để giúp phổi thai nhi phát triển sớm nhưng vẫn phải tuân theo liều lượng mà bác sĩ đưa ra.
  • Bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai khi thai đã đủ tháng trong trường hợp thai phụ bị nhau tiền đạo trung tâm. 
  • Nếu tình trạng xuất huyết quá nhiều và bị đe dọa đến tính mạng thai phụ, bác sĩ sẽ có thể bắt buộc phải mổ lấy thai gấp ở bất kỳ tuổi thai nào.

>> Tham khảo thêm: Xem bói, chấm điểm tên con hợp tuổi bố mẹ theo phong thủy

Đối với trường hợp khi chuyển dạ

  • Đối với trường hợp nhau tiền đạo ở vị trí trung tâm: bắt buộc mổ lấy thai.
  • Đối với trường hợp nhau tiền đạo bám mép: nếu thai phụ xuất huyết nhiều sẽ phải mổ lấy thai. Nếu thai phụ xuất huyết ít, ngôi thai và cổ tử cung thuận lợi thì bác sĩ sẽ thực hiện bấm và xé màng ối về phía không có bánh nhau để cầm máu. Nếu vẫn còn ra máu, bác sĩ sẽ mổ lấy thai, còn không ra máu thì sẽ theo dõi đường âm đạo.
  • Đối với trường hợp nhau tiền đạo bám thấp: nếu thai phụ ra nhiều máu sẽ phải mổ lấy thai. Nếu thai phụ ít ra máu hoặc không ra máu thì nên theo dõi chuyển dạ.

Khi mẹ bị rau tiền đạo, nguyên tắc chung khi điều trị là phải thực hiện cầm máu cho thai phụ

Khi mẹ bị rau tiền đạo, nguyên tắc chung khi điều trị là phải thực hiện cầm máu cho thai phụ (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với trường hợp nhau tiền đạo chuyển thành biến chứng nhau cài răng lược

  • Nhau cài răng lược là hình thái nặng và nguy hiểm nhất của nhau tiền đạo. Lúc này, mạch máu đã tăng sinh nhiều ở dưới tử cung và đâm xuyên vào bàng quang. Do đó, việc phẫu thuật lấy thai sẽ rất khó khăn, mất máu nhiều và tổn thương đến bàng quang của thai phụ.
  • Cần phải chủ động mổ lấy thai ngay khi thai đủ tháng. Để lấy thai, bác sĩ sẽ mổ dọc thân tử cung phía trên hoặc ở dưới đáy chỗ nhau thai bám và không bóc nhau thai hay cắt tử cung để hạn chế tối đa sự mất máu của thai phụ.

Không có biện pháp điều trị nhau tiền đạo cụ thể nào hơn là theo dõi và chờ đợi. Nếu người mẹ không bị chảy máu thì không cần phải theo dõi đặc biệt. Ngược lại, nếu chảy máu, cần phải nằm nghỉ trên giường và được giám sát chặt chẽ. Khuyến cáo chung là tránh quan hệ tình dục trong giai đoạn xuất huyết. Tốt nhất là tránh bất kỳ tổn thương nào ở cổ tử cung. Tương tự, bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến co thắt tử cung, chẳng hạn như kích thích đầu vú hoặc tình trạng cực khoái hay kích động cực điểm đều cần phải tránh.

>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Các câu hỏi thường gặp về vấn đề nhau tiền đạo

Bị nhau tiền đạo có thể sinh thường được không?

Một số bà bầu bị chảy máu rất ít, hoặc không bị chút nào cả cho dù có nhau tiền đạo. Tuy nhiên, họ có thể vẫn cần phải sinh mổ. Lý do là vì nhau thai có thể nằm sai vị trí, hoặc ngăn không cho đầu và cơ thể em bé xuống dần trong tử cung. Nếu sinh thường, điều này rất có khả năng gây ra các vấn đề làm cho quá trình chuyển dạ gặp khó khăn hay thất bại.

Trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng:

  • Người mẹ sẽ cần phải nhập viện để được theo dõi chặt chẽ.
  • Người mẹ có thể cần được truyền máu để tăng lưu lượng máu trong cơ thể.
  • Có thể cần phải kiểm tra thành phần máu để đảm bảo người mẹ không có bất kỳ vấn đề gì về thời gian đông máu.
  • Có thể cần phải tiêm Anti-D nếu người mẹ có nhóm máu âm.
  • Em bé sẽ cần được kiểm soát bằng cách sử dụng máy theo dõi tim thai (điện cực gắn vào da đầu) trong suốt quá trình chuyển dạ, hoặc bằng thiết bị đo CTG-Cardiotocography.

Các phương pháp điều trị được thiết kế nhằm tối đa hóa thời gian em bé có thể tiếp tục ở trong tử cung, trong khi không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và bé. Nói chung, khi người mẹ có nhau tiền đạo thì việc mổ lấy thai thường được lên kế hoạch cho khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Khi đó em bé sẽ đủ trưởng thành để có thể tự thở, bằng không, nếu sinh non, sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo cho mẹ bầu là gì?

Khi bị nhau tiền đạo, tư thế được khuyên nằm và tốt nhất cho thai phụ là nghiêng về bên trái. Ngoài ra, nằm nghiêng bên trái còn có tác dụng hỗ trợ cơ tim giúp cải thiện và lưu thông hệ thống mạch bạch huyết trong cơ thể của mẹ. 

Bị nhau tiền đạo kiêng ăn gì?

Rau ngót, ngải cứu, đu đủ xanh,... là những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi bị nhau tiền đạo. Bởi trong rau ngót có chứa nhiều Papaverin sẽ gây thắt cơ trơn khiến đẻ non. Đu đủ xanh thì lại nhiều Papain và Chymopapain sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi, tăng cao nguy cơ xuất huyết ở thai phụ. 

Nhau tiền đạo bao nhiêu tuần là mổ?

  • Nếu thai đã được 37 tuần trở lên mà bị ra máu như hành kinh khi mang thai: bác sĩ sẽ có chỉ định mổ lấy thai.
  • Nếu sản phụ bị nhau tiền đạo chuyển dạ ngoài 34 tuần thai, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định mổ.

>> Tham khảo thêm: Bố mẹ đã biết: Sinh con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì chưa?

Hãy nhớ rằng:

Bất kỳ hiện tượng ra máu nào trong quá trình mang thai đều cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Ngay cả khi mẹ đã được chẩn đoán nhau tiền đạo, cũng không nên tự cho rằng đây là lý do mẹ bị chảy máu. Cần đến bác sĩ hay bệnh viện để được kiểm tra chi tiết.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies nào!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;