Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chế độ ăn uống hợp lý khi cho con bú

Chế độ ăn uống hợp lý khi cho con bú

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sữa mẹ. Một chế độ ăn uống điều độ, khỏe mạnh và tránh một số thực phẩm sẽ có tác động tốt cho các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Cùng Huggies tìm hiểu chế độ ăn uống hợp lý cho mẹ trong thời gian cho con bú trong bài viết sau.

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Thực phẩm và sữa mẹ

Nhiều bà mẹ trẻ được khuyên rằng ăn cam, thức ăn cay, hành tây và bắp cải có thể khiến bé đau bụng nhưng theo các nghiên cứu thì những thực phẩm này không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu về tác động mà các loại thực phẩm thường gây dị ứng như: lúa mì, trứng, các loại hạt, sữa và sản phẩm từ sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ đang cho con bú ăn nhiều cá (như cá hồi và cá thu), có thể truyền các axit béo omega-3 cho bé- điều này có thể đặc biệt có lợi với những gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn (ABA, 2004). Mặc dù việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú để tránh dị ứng cho con chưa được hỗ trợ rộng rãi, nhưng những nghiên cứu vẫn tiếp tục đi sâu vào việc phòng bệnh hơn chữa bệnh cho trẻ (Palmer, 2004).

Tham khảo: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Ảnh hưởng từ chế độ ăn cho mẹ sau sinh

Nhiều thành phần trong sữa mẹ ổn định trong suốt quá trình cho con bú. Có một số thành phần khác có thể thay đổi theo chế độ ăn uống, ví dụ như các loại chất béo tương ứng trong thực đơn và sữa mẹ. Có một lưu ý là ngay cả với những thay đổi như vậy, tổng hàm lượng calo vẫn không hề thay đổi. Việc bổ sung có thể làm thay đổi một mức độ nào đó hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ, ví dụ như vitamin B2 và vitamin C dễ dàng thay đổi theo chế độ ăn uống, trong khi sắt và canxi lại không như thế. Hàm lượng đường trong sữa mẹ không phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống.

Hàm lượng đạm trong sữa mẹ cũng hầu như không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, ngay cả trong trường hợp người mẹ suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Sữa bò không thích hợp cho trẻ sơ sinh vì nhiều lý do bao gồm cả hàm lượng đạm và thiếu taurine (một loại axít amin quan trọng cho chức năng của não và mắt).

Những thay đổi bình thường trong thói quen ăn uống của người mẹ đang cho con bú không ảnh hưởng nhiều đến lượng sữa và các thành phần trong sữa. Bà mẹ có chế độ dinh dưỡng kém có thể sản sinh ra sữa với hàm lượng đạm, chất béo và năng lượng thấp hơn. Tuy nhiên, những trường hợp người mẹ bị suy dinh dưỡng có thể gây thiếu sữa.

Nghiên cứu ở các nước mà dinh dưỡng không được đảm bảo cho thấy rằng lượng sữa của các bà mẹ đang cho con bú vẫn đáp ứng được nhu cầu của trẻ sơ sinh khi các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu bình thường.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Những thực phẩm nào cần tránh?

Nhìn chung, trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú không thực sự nên tránh thực phẩm nào. Có nhiều thông tin cho rằng không nên ăn cái này hay cái khác theo thực tế và kinh nghiệm kiêng cữ chứ không phải theo thông tin khoa học. Bạn nên ít ăn đồ ăn vặt, vì đồ ăn vặt cung cấp quá nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Cố gắng tránh các chất phụ gia trong thực phẩm. Hãy chọn những thực phẩm sạch.

Cá và chuyển hóa thủy ngân

Mặc dù thời gian quan trọng cho sự phát triển của trẻ là giai đoạn còn trong bào thai, các tiêu chuẩn thực phẩm của Úc và New Zealand (FSANZ) cho rằng phụ nữ đang cho con bú không có khuyến nghị gì đặc biệt vì sự chuyển hóa thuỷ ngân qua sữa mẹ là rất thấp. Tuy nhiên, để an toàn, phụ nữ có thể thực hiện theo các hướng dẫn cho bà mẹ mang thai liên quan đến việc hấp thu cá.

Chocolate

Không thể bỏ qua món ngon này vì ăn sô cô la có thể mang lại cảm giác thoải mái. Một ít sô cô la có thể lừa vị giác trong suốt bữa ăn, nhưng mọi thứ đều cần cân bằng. Một chút sô cô la sẽ không ảnh hưởng đến bạn, hãy ăn vừa phải và tận hưởng nó. Nếu bạn thấy lo lắng thì có thể chọn sô cô la đen hữu cơ phủ quả-ít ra cách này có thể khiến bạn thấy yên tâm hơn.

Dị ứng đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Chúng ta đều biết rằng nuôi con bằng sữa mẹ sẽ cung cấp cho bé một số kháng thể chống lại dị ứng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít khi bị dị ứng. Ví dụ, nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt đặc biệt là khi trong gia đình có tiền sử bị dị ứng, như bệnh hen suyễn, viêm xoang mũi, thở khò khè và bệnh chàm (NHMRC, 2003). Nghiên cứu cho thấy các kháng thể trong sữa mẹ (đặc biệt là IgA) có thể liên kết với đạm trong thực phẩm để tạo thành một hợp chất làm giảm khả năng truyền đạm vào máu của bé (Palmer và cộng sự., 2004).

Trong khi việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho con bú (Ví dụ như giảm lượng chất gây dị ứng phổ biến như trứng, các loại hạt, sữa và gluten, hoặc vắt sữa non với hàm lượng đường sữa cao hơn) chưa được nghiên cứu nhiều, bạn sẽ được nhiều bác sĩ khuyên như vậy. Ai nói rằng nghiên cứu không bắt kịp với thực tiễn? Chúng ta biết rằng các thành phần đạm trong trứng có thể được chuyển hóa hết vào sữa mẹ, như vậy các thành phần thực phẩm khác cũng có thể được chuyển hóa mà chúng ta không biết. Chính vì vậy, hãy ăn thực phẩm nào tốt nhất cho bạn và bé, miễn là đảm bảo dinh dưỡng.

Giữ cân bằng khi bạn phải ăn kiêng

Bất kỳ thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm nào phải ăn kiêng nên được thay thế bằng thực phẩm khác. Việc thay đổi chế độ ăn uống nên được cân nhắc cẩn thận, đặc biệt là những thay đổi làm giảm sự đa dạng và các nhóm thức ăn vì nó có thể làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng, thiếu calovà tăng sự nhạy cảm với các loại thực phẩm khác khi chỉ ăn một số loại nhất định.

Hình 1 là một ví dụ cụ thể về một số các vitamin và khoáng chất có trong một số loại thực phẩm gây dị ứng. Lưu ý rằng danh sách này không bao gồm các axit amin thiết yếu và các axit béo cần thiết (EFAs) cũng như các yếu tố dinh dưỡng khác.

Thực phẩm gây dị ứng

Các vitamin và khoáng chất

Sữa Vitamin A, D, B2, B5, B12, canxi và phốt-pho
Trứng Vitamin B12, B6, B2, B5, biotin and selen
Đậu nành Nhóm B, B2, B6, B9, canxi, phốt-pho, ma-nhê, sắt, và kẽm
Lúa mì Nhóm B, B2, B3, B9 (nếu được tăng cường) và sắt

Bảng 1: Các Vitamin và khoáng chất được cung cấp bởi các thực phẩm gây dị ứng khác nhau

Các loại thực phẩm thay thế được tăng cường hoặc giàu chất dinh dưỡng cần có nguồn gốc rõ ràng. Ví dụ, nên chọn đồ uống thay thế 'sữa' giúp tăng canxi như gạo, đậu nành hoặc yến mạch.

Trà

Caffeine được hấp thụ nhanh và có nồng độ cao nhất trong vòng một giờ. Mặc dù lượng thực tế mà bạn hấp thụ và sau đó chuyển hóa vào sữa mẹ là khác nhau, người ta ước tính 0,06% đến 1,5% hàm lượng caffeine bạn uống sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ. Caffeine cũng có thể tích trữ trong cơ thể trong thời gian dài, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Cà phê phin 110-150mg/tách Cà phê túi lọc 65-120mg/tách
Cà phê hòa tan 40-60mg/ tách Cà phê không có caffeine 2-5mg/ tách
Trà đen đậm đặc 40-60mg/ tách Trà đen nhạt 20-30mg/ tách
Nước ngọt có ga 40-50mg/ tách 2 muỗng cacao 12mg
Trà thảo dược Không có    

Bảng 2: Hàm lượng caffeine trong đồ uống được lựa chọn (mg) 

Nguồn: Trung tâm Y tế và Nghiên cứu năm 1995

Caffeine có ảnh hưởng tới chất béo, lớp kem trong sữa mẹ và sẽ cô đặc nhất sau khi bé bú được hai tiếng. Caffeine có thể làm giảm lượng cung cấp sữa và có thể liên quan đến bệnh viêm vú tái phát (ABA, 2004). Một số kết quả cũng cho thấy rằng các bà mẹ uống thức uống chứa caffeine có nồng độ sắt trong sữa mẹ thấp hơn so với những người không dùng caffeine. Điều này có thể lý giải sự gia tăng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở những đất nước uống nhiều cà phê. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể có dấu hiệu kích động, bồn chồn, táo bón và không ổn định.

Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn vẫn có thể tận hưởng những niềm vui nhỏ trong cuộc sống, thỉnh thoảng uống một tách trà hoặc cà phê. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên uống 1-2 tách và uống sau khi ăn. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng những bà mẹ đang cho con bú chỉ nên uống tối đa ba cốc cà phê mỗi ngày (tương đương dưới 300mg/ngày). Họ cũng được cảnh báo rằng hút thuốc làm tăng tác dụng của caffeine trong cơ thể. Vì vậy, những bà mẹ hút thuốc nên giảm lượng này hơn nữa.

Thức uống có cồn và việc cho con bú

Hàm lượng rượu chuyển hóa vào sữa mẹ tương đương với mức độ cồn trong máu của người mẹ. Acetaldehyde (chất độc hại chuyển hóa từ rượu) cũng có thể truyền qua sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy trong vòng 30 phút chỉ một ly rượu sẽ tác động đến sữa mẹ và có thể có tác dụng an thần nhẹ đối với bé cũng như giảm phản xạ xuống sữa của mẹ. Rượu có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh oxytocin với phụ nữ cho con bú. Ngoài ra, trẻ sơ sinh buồn ngủ thì sẽ không bú và hiện tượng ngủ lơ mơ ở trẻ sơ sinh không tốt với nguy cơ đột tử (SIDS).

Nghiên cứu cho thấy rằng sự phát triển vận động cũng bị suy yếu ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với rượu thông qua sữa mẹ, làm suy giảm khả năng ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn rất nhỏ.

Một vấn đề khác liên quan đến uống rượu bao gồm cả việc người mẹ không có khả năng kiểm soát và có nguy cơ trầm cảm. Rượu có tác động lên hệ thống thần kinh của chúng ta. Rượu không có dinh dưỡng, làm giảm sự thèm ăn và hấp thu thực phẩm. Kết hợp những tác động này chúng ta có thể thấy hiệu ứng xoắn ốc tiêu cực ảnh hưởng đến sự liên hệ mẹ-bé.

Mặc dù các bà mẹ không nên uống rượu trong thời kỳ cho con bú (đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên), nhưng hầu hết các bà mẹ đang cho con bú uống khoảng hai ly trong một ngày. Tuy nhiên, nếu người mẹ uống một ít vì bất kỳ lý do gì (cá nhân, tôn giáo hay khác).

Một số cách sau có thể được áp dụng để giảm tác động của rượu bao gồm:

  • Lựa chọn một thức uống có độ cồn thấp.
  • Ăn trước khi uống.
  • Tránh cho con bú trong 2-3 giờ sau khi uống.
  • Vắt sữa và bảo quản sữa thay vì cho con bú trực tiếp.
  • Pha loãng rượu với nước trái cây, nước lọc hoặc đá.

Hướng dẫn (xác nhận của Hội đồng Bộ trưởng Chiến lược về Dược) đề nghị nếu bạn vẫn muốn uống rượu thì không nên uống quá 7 ly 1 tuần và quá 2 ly một ngày, nhưng một số nhóm y tế lại cho rằng như vậy vẫn quá nhiều. Chính phủ New Zealand đã cập nhật chính sách gần đây và hiện tại khuyến nghị rằng các bà mẹ đang cho con bú không nên uống rượu.

Có nên dùng thuốc bổ sung vitamin tổng hợp?

Bạn nên nhờ các bác sĩ tư vấn về vấn đề bổ sung dưỡng chất trong thời gian mang thai và cho con bú. Trong một số trường hợp, vitamin và khoáng chất có thể bổ sung thêm dưỡng chất nhưng cũng có thể tương tác với thuốc.

Các trường hợp nên bổ sung vitamin tổng hợp

  • Những người ăn chay.
  • Thanh thiếu niên ăn uống không đầy đủ.
  • Phụ nữ có chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc bị căng thẳng; những người hút thuốc hoặc tiếp xúc với các hóa chất khác.
  • Lạm dụng chất gây nghiện (ma túy, thuốc lá và rượu).
  • Phụ nữ béo phì đang phải ăn kiêng.

Thông tin này được cung cấp bởi Leanne Cooper từ Dinh dưỡng trẻ em và trẻ sơ sinh Sneakys. Leanne là một chuyên gia dinh dưỡng và là mẹ của hai cậu con trai rất hiếu động.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;