Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Hội Chứng Truyền Máu Song Thai Do Đâu, Dấu Hiệu Nào?

Hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu song thai là một bệnh lý hiếm gặp, xảy ra khi người mẹ mang song thai cùng trứng, cùng chung bánh nhau nhưng khác túi ối. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hội chứng nguy hiểm này như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết để làm rõ vấn đề này nhé!

Tham khảo thêm:

  • Làm thế nào để có song thai? 8 cách sinh đôi cực đơn giản
  • Dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim có chính xác
  • Hội chứng truyền máu song thai là gì?

    Hội chứng truyền máu song thai (hay còn gọi là Twin - twin transfusion syndrome - TTTS) xảy ra khi người mẹ mang thai song sinh cùng trứng và cùng chia sẻ một bánh nhau. Đây là một rối loạn nghiêm trọng và hiếm gặp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/10.000 ở bà mẹ mang song thai. Theo hiệp hội TTTS Hoa Kỳ, hội chứng truyền máu song thai xảy ra với khoảng 15% trường hợp mang song thai có chung bánh nhau. Tất cả trường hợp song thai có một bánh nhau đề có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

    Tham khảo thêm:

  • Biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí?
  • Hội chứng truyền máu song thai là gì?

    Hội chứng truyền máu song thai rất hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân của hội chứng truyền máu song thai là gì?

    Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khi có hiện tượng kết nối mạch máu bất thường được hình thành trong nhau thai và tình trạng máu phân bổ không được đồng đều giữa các thai nhi. Điều này dẫn đến một bên thai nhi cho sẽ truyền máu qua các động mạch đến bánh rau và không nhận được đủ lượng máu có chất dinh dưỡng cần thiết. Trong khi, thai nhi còn lại nhận được nhiều máu nên hệ tuần hoàn luôn phải làm việc dẫn đến quá tải, làm suy giảm chức năng tim mạch.

    Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến hội chứng nguy hiểm này nhưng đến nay vẫn chưa biết rõ.

    Tham khảo thêm:

  • Dấu hiệu mang thai đôi sớm và những vấn đề cần lưu ý
  • Sự phát triển của song thai theo tuần và tháng
  • Mức độ nguy hiểm

    Khi mắc hội chứng truyền máu song thai, nếu không được điều trị thì khả năng thai sẽ chết là 90-100%. Còn nếu 1 trong 2 thai chết thì 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng.

    Một số hậu quả khi mắc hội chứng truyền máu song thai là: Đẻ non; nhiễm trùng ối; suy tim thai nhận; thiếu máu, thiếu oxy thai cho dẫn tới chết do suy bánh rau hoặc do thiếu máu mãn; nguy cơ tổn thương hệ thần kinh cho thai còn lại là 25%.

    Hội chứng truyền máu song thai nguy hiểm như thế nào

    Khi mắc hội chứng truyền máu song thai, nếu không được điều trị thì khả năng thai sẽ chết (Nguồn: Sưu tầm)

    Những triệu chứng của Hội chứng truyền máu song thai

    Mẹ bầu mắc hội chứng truyền song thai có thể sẽ có những triệu chứng sau:

  • Có cảm giác tử cung tăng trưởng nhanh chóng, tử cung lớn hơn so với kỳ hạn.
  • Đau bụng, đau thắt hoặc co thắt.
  • Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột.
  • Nôn mửa.
  • Phù nặng.
  • Tăng huyết áp.
  • Khi có biểu hiện bất thường hoặc các triệu chứng kể trên, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

    Tham khảo thêm:

  • Mang thai đôi: Kinh nghiệm và những điều cần biết
  • Đo nồng độ chỉ số beta hCG để xác nhận mang thai đôi
  • Những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng truyền máu song thai

    Hội chứng truyền máu song thai thường gặp nhất ở những bà mẹ mang đa thai có một bánh nhau. Bệnh này có thể được phát hiện sớm trong khi mang thai nhờ siêu âm thường xuyên. Vì vậy, thai phụ cần khám định kỳ đúng hẹ để kiểm soát kích thước và tình trạng sức khỏe của thai nhi.

    Cách chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai

    Hội chứng truyền máu song thai được chẩn đoán bằng siêu âm thai kỳ để xem xét mức độ nước ối bao quanh thai nhi. Điều này là do thai nhi truyền máu thường bị thiếu ối, trong khi thai nhi nhận nhiều máu hơn sẽ có nhiều nước ối hơn.

    Ngoài ra, một dấu hiệu khác để chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai khác là sự khác nhau về kích thước của mỗi thai nhi. Nhưng đây là một phương pháp không thể chẩn đoán rõ ràng tình trạng này do một thai nhi có thể phát triển và lớn hơn, thai nhi còn lại có thể có kích thước trung bình.

    Phương pháp chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai

    Các phương pháp chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai (Nguồn: Sưu tầm)

    Các biện pháp điều trị Hội chứng truyền máu song thai

    Chìa khóa để điều trị hội chứng truyền máu song thai là mẹ cần được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời. Tuy điều trị hội chứng này rất phức tạp nhưng nhờ tiến bộ về y học, hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị như:

  • Dùng thuốc chống viêm cho bà bầu.
  • Giảm thể tích nước ối bằng cách chọc nước ối để thoát lượng dư thừa, giúp cải thiện được lưu lượng máu trong nhau thai.
  • Phẫu thuật hủy thai có chọn lọc.
  • Truyền máu cho thai nhi.
  • Mở thông giữa 2 buồng ối.
  • Phẫu thuật laser đốt mạch nối giữa 2 buồng ối.
  • Hủy một thai bằng laser hoặc cắt dây rốn.
  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi, để lựa chọn bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, phương pháp điều trị phẫu thuật laser được coi là phương pháp hữu hiệu nhất trong điều trị hội chứng truyền máu song thai.

    Tham khảo thêm:

  • Thiếu ối ở phụ nữ mang thai và cách chữa
  • Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục
  • Cách phòng ngừa Hội chứng truyền máu song thai hiệu quả

    Hội chứng truyền máu song thai là một hội chứng nguy hiểm phải được thăm khám sớm và theo dõi thường xuyên. Mẹ bầu mang song thai cùng trứng phải được theo dõi chặt chẽ từ tuần thai 16 đến khi sinh bằng siêu âm màu Doppler ít nhất 2 tuần 1 lần. Vì nếu phát hiện trước 20 tuần tuổi khả năng chữa trị cao hơn, sau 24 tuần khả năng can thiệp rất khó và ít thành công.

    Một số thông tin khác về trẻ được sinh ra khi mẹ mắc hội chứng truyền máu song thai

    Theo nghiên cứu, nhiều trẻ sinh ra từ thai kỳ mắc hội chứng truyền máu song sinh có biểu hiện tổn thương hệ thần kinh.

  • Trong trường hợp chỉ một thai nhi tử vong, 30% thai nhi còn lại còn sống có nguy cơ bị di chứng tổn thương não. Biểu hiện là bệnh lý hoại tử trắng quanh não thất (Periventricular leukomalacia) có thể quan sát bằng MRI hay chụp CT.
  • Trường hợp cả hai thai đều sống, cơ chế gây tổn thương não có thể là tăng kháng lực do mạch máu quá nhiều hồng cầu hoặc thiếu máu và giảm oxy.
  • Do đó, những trẻ mắc hội chứng này cần được kiểm tra hình học của não bộ trong vòng 48 giờ sau sinh và theo dõi sự phát triển của thần kinh về sau. Tiên lượng sống lâu dài của trẻ bị truyền máu song thai phụ thuộc vào thời gian điều trị sớm sau khi bệnh phát triển cũng như tuổi thai của trẻ khi sinh.

    Đa số các bé được điều trị thành công đều sống bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ gặp các triệu chứng nhẹ như thiếu máu nhưng dễ điều trị. Một số ít trẻ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy giảm thần kinh, suy tim và tổn thương não.

    Tham khảo thêm:

  • Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mẹ và bé sau sinh
  • Cách nuôi con sinh đôi bằng sữa mẹ đúng cách
  • Trẻ mắc hội chứng truyền máu song thai gặp một số vấn đề về suy giảm thần kinh

    Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé sau mắc hội chứng truyền máu song thai (Nguồn: Sưu tầm)

    Trên đây là những thông tin về hội chứng truyền máu song thai nguy hiểm, các mẹ bầu nên trang bị thêm kiến thức về bệnh lý nguy hiểm này và tiến hành siêu âm định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời. Mẹ có thắc mắc gì có thể tham khảo chuyên mục Mang Thai hoặc gửi câu hỏi đến Góc chuyên gia nhé!

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
    Sinh con 30/11/2018

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

    Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

    sinh ba khác trứng
    Sinh con 30/11/2018

    Sinh ba khác trứng

    Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
    Bé tập đi 15/01/2019

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

    Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;