Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Nuôi trẻ song sinh bằng sữa mẹ

Nuôi trẻ song sinh bằng sữa mẹ

Những người phụ nữ có con sinh đôi luôn lo lắng về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Họ nghĩ rằng sẽ không có đủ sữa cũng như kỹ năng để cho hai bé sinh đôi bú mẹ cùng một lúc. Mặc dù cơ chế tiết sữa cho một hay hai bé là như nhau nhưng thực tế, cho các bé sinh đôi ăn luôn là một thách thức.

Việc cho hai bé sinh đôi cùng bú mẹ thành công là nhờ vào một nguyên tắc đơn giản: cung và cầu. Nếu có hơn một em bé có nhu cầu bú thì cơ thể người mẹ cũng sẽ tự sản xuất nhiều sữa hơn. Nhưng cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa việc trẻ hút mạnh nên sữa chảy ra từ đầu vú với việc trẻ hút đúng những rãnh vú và nhận được nhiều sữa hơn. Khi trẻ sinh đôi đói, chúng sẽ tìm vú mẹ và hầu hết các bà mẹ đều có khả năng sản xuất đủ sữa để thỏa mãn cho cả hai em bé lớn lên.

Bạn cần phải cảm thấy tự tin hơn. Khi bạn nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là cách bạn nuôi dưỡng những đứa con của mình, thì tự nhiên việc đó sẽ trở nên bình thường và dễ dàng để vượt qua các trở ngại. Có nhiều người mẹ hoàn toàn không gặp khó khăn gì, cả hai đứa trẻ bám lấy vú mẹ ngay sau khi sinh và toàn bộ quá trình trở nên đơn giản và rất dễ dàng. Mẹ hãy cùng Huggies học cách nuôi trẻ song sinh bằng sữa mẹ nhé!

Tham khảo: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Những nội tiết tố quan trọng khi cho bé sinh đôi bú sữa mẹ

Sữa mẹ sẽ sản sinh ra nội tiết tố Prolactin trong suốt quá trình cho con bú. Một nội tiết tố khác cũng rất quan trọng đó là Oxytocin, nó giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn khi em bé bú hoặc người mẹ tác động vào bầu vú. Nội tiết tố này giúp cho em bé không phải mất quá nhiều sức lực nhưng sữa vẫn chảy ra dễ dàng khi bú.

Những vấn đề chung thường gặp

  • Những đứa trẻ sinh đôi đều thường bị sinh non và rất nhỏ bé. Chúng thường nhẹ hơn so với trẻ sinh một nên sẽ thường buồn ngủ nhiều hơn và khó bú mẹ một cách hiệu quả. Thông thường người mẹ sẽ phải vắt sữa vào ống hoặc bình cho con bú.
  • Nếu người mẹ sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai thì cô ấy sẽ khó khăn hơn để tìm kiếm vị trí thoải mái khi cho con bú.
  • Sẽ mất thời gian để người mẹ học cách đặt hai bé để cho bú cùng lúc.
  • Tự quyết định việc mình làm vì mỗi bà mẹ và các con sinh đôi của họ là mỗi trường hợp riêng biệt. Nhiều người có thể cho hai em bé cùng bú, nhưng với những người khác, họ thấy việc cho từng bé bú sẽ thích hợp hơn.

Tham khảo: Cho bé bú đúng cách

Những vấn đề chung khi cho bé sinh đôi bú sữa mẹ

  • Có thể có khoảng thời gian người mẹ không có đủ sữa cho cả hai bé bú và cần phải có cách để có đủ sữa cho nhu cầu dinh dưỡng cả hai.
  • Việc cho con bú mất rất nhiều thời gian. Nhiều người mẹ nói rằng trong những tháng đầu tiên sau sinh, họ chẳng thể làm việc gì khác ngoài cho con bú.
  • Hai em bé thường sẽ không có cùng một thói quen mút sữa mẹ. Cũng là một cách thử thách đối với các bà mẹ khi hai đứa trẻ có cách bú hoàn toàn khác nhau.

Những lời khuyên cho việc giúp bé song sinh bú mẹ thành công.

  • Trong quá trình mang thai, bạn nên đọc càng nhiều thông tin về việc cho con bú càng tốt. Sách, tờ rơi, đĩa DVD và các lớp học sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến việc cho hai bé sinh đôi cùng bú mẹ.
  • Sau khi sinh, cố gắng cho con bú mẹ càng sớm càng tốt. Sữa non chứa rất nhiều kháng thể, chất béo và chất dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh.
  • Nếu không thể cho con bú ngay lập tức, hãy cố gắng ôm lấy cặp song sinh của bạn hoặc bế từng bé để chúng có cơ hội tiếp xúc với làn da của mẹ.
  • Luân phiên thay đổi bên vú với mỗi bé sẽ giúp cân bằng lượng sữa sản xuất ra. Nó cũng sẽ tốt cho sự phát triển của hai bé tránh việc chúng phải nằm mãi trong một tư thể khi bú mẹ.

Tham khảo: Cách bảo quản sữa mẹ

Giúp bé sinh đôi bú mẹ

  • Hãy ăn nhẹ và uống nước trước khi cho con bú. Nếu bạn quá bận rộn thì đây là cơ hội tốt để bạn nghỉ ngơi và ăn uống.
  • Nếu bạn không thể cho con bú, hãy xem xét việc dùng sữa non/ sữa mẹ thay thế.
  • Giữ bình tĩnh và thoải mái sẽ tạo nên sự khác biệt cho lượng sữa cơ thể bạn tạo ra và cũng để bạn tận hưởng cảm giác cho con bú.
  • Chấp nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ. Hầu hết mọi người đều dành sự quan tâm thiết thực và tình cảm cho những bà mẹ mới sinh. Vì vậy, hãy để họ giúp đỡ bạn nếu cần. Ngay cả khi có những người lạ trong nhà, bạn cũng có thể yêu cầu họ giúp đỡ, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh.

Tham khảo: Cho bé bú đúng cách

Nếu bạn không có người thân hoặc bạn bè hỗ trợ, hãy xem xét đến việc thuê người. Họ có thể đến vài giờ một tuần để lau dọn nhà cửa, giúp bạn có thời gian hơn để tập trung vào nhiệm vụ cho con bú.

Lập kế hoạch. Chúng sẽ giúp không chỉ việc cho con bú, mà việc theo dõi hai em bé cũng sẽ dễ dàng hơn. Những bà mẹ có thể quản lý các công việc của mình là những người có thể tập trung một cách hợp lý và quản lý thời gian hiệu quả hơn, do vậy cuộc sống cũng trở nên dễ chịu hơn.

Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Đừng cố gắng "tử vì đạo" hoặc luôn trong tư thế chiến đấu khi đã có dấu hiệu kiệt sức. Nghỉ ngơi, ngủ và thư giãn sẽ giúp cải thiện việc sản sinh ra sữa, đặc biệt cho việc ăn vào buổi tối.  

Cố gắng sắp xếp thời gian cho bản thân. Có thể là bộ quanh phố, đi mua tạp hóa một mình hoặc một cuộc hẹn làm tóc v..v. là những cách lựa chọn nếu bạn có được một kế hoạch và sắp xếp được với người trông trẻ. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn một chút.

Làm quen với những thay đổi ở ngực. Có thể mất 3-5 ngày để tạo sữa cho bé. Bạn càng cho cặp song sinh bú nhiều thì sau đó sữa sẽ càng được sinh ra nhiều hơn.

Cố gắng tránh việc sử dụng sữa hộp, trừ khi nó thực sự cần thiết. Càng thường xuyên cho con bú, sữa càng được tạo ra nhiều hơn. Uống sữa hộp giống như khởi đầu quá trình cai sữa và tác động xấu lên khả năng tạo sữa của mẹ.

Mặc dù cho con bú đòi hỏi nhiều thời gian nhưng nó giúp bạn có cơ hội để xây dựng sợi dây gắn kết. Nó cũng sẽ giúp bạn liên kết cảm xúc, biết được tính cách cá nhân của mỗi bé và cách chúng ăn sữa như thế nào. 

  • Hãy đảm bảo em bé ngậm một cách chính xác để không làm tổn thương núm vú và quầng vú. Hỏi nữ hộ sinh, y tá sức khỏe trẻ em hoặc người tư vấn cho con bú để kiểm tra cách bạn cho em bé ngậm ti. Chi tiết và có mục tiêu ngay từ đầu thực sự có thể tạo sự khác biệt.
  • Tìm kiếm để thuê hoặc mua một máy vắt sữa chất lượng cao, có đầu vắt kép để thực hiện với cả hai vú cùng lúc. Vắt sữa bằng tay rất mất thời gian và lâu dần sẽ bàn tay và cổ tay bị mỏi. 
  • Hãy cho chuyên gia y tế biết rằng bạn quan tâm tới việc cho con bú.
  • Hãy tự tin, bình tĩnh và chắc chắn rằng bất kỳ số lượng sữa mẹ có tác dụng giúp cặp song sinh phát triển. Ngay cả khi bạn không đủ sữa thì việc kết hợp với sữa non hay sữa công thức cũng là một lựa chọn.
  • Hãy đến một lớp dạy cho bú khi đang mang thai hoặc nói chuyện với các bà mẹ khác đã có kinh nghiệm cho các cặp song sinh bú. 

Tham gia các nhóm bà mẹ sinh nở đa thai

Tìm kiếm sự giúp đỡ của chồng/bạn trai hoặc gia đình.

Tự tin đối với các quyết định của bản thân về việc nuôi cặp song sinh của bạn. Một số bà mẹ tự lựa chọn không cho con bú hoặc không thể cho bú.

Cho cặp song sinh bú có gì khác biệt?

Đơn giản là có hai đứa trẻ thay vì một. Nó có thể là một thách thức về việc tổ chức, vị trí và cho cặp song sinh bú khi chúng buồn ngủ, bé nhỏ và dễ bị các vấn đề về mút. Nếu bạn chưa bao giờ cho con bú trước đó thì đây sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn mới.

Mặc dù cho con bú là một trong những mang tính tự nhiên nhưng cũng mất một thời gian để làm chủ việc này.

Học tập các kỹ năng cho con bú là rất cần thiết để làm cho hoạt động này trở nên dễ dàng hơn. Điều quan trọng nhất là bạn và cả con bạn cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể nhận ra rằng cần thay đổi vị trí của con để các bé ăn được nhiều hơn. Hãy nhớ gắn con vào ngực bạn và đừng đè lên chúng. Các loại gối có độ dày và mật độ khác nhau sẽ tạo ra sự khác biệt. Nhưng cũng có thể chọn cách nằm xuống khi cho con bú. Một vị trí thoải mái sẽ tốt cho các bà mẹ mới sinh đặc biệt khi họ có một vết mổ lớn hoặc vừa bị rạch tầng sinh môn vẫn chưa lành.

Mỗi bé có cách ăn khác biệt, vì vậy bạn có thể phải quan sát và ghi nhớ cách thay đổi và cách ngậm khác nhau của các bé. Có thể sẽ có bé đói hơn, buồn ngủ hoặc nhỏ bé hơn và cần nhiều những lời cưng nựng hơn bé còn lại để có thể bú hiệu quả hơn.

Bạn cũng sẽ có được kinh nghiệm về việc một trong hai bé khỏe mạnh hơn và không gặp vấn đề gì khi bú, trong khi bé kia thì không được như vậy. Bạn có thể phải vắt sữa cho một trong hai bé và cho bé kia bú, thay đổi các bên ngực và cho bú bình, chỉ cho con bú một lần trong ngày còn lại thì cho ăn bằng bình. Có rất nhiều lựa chọn để thực hiện việc cho các bé ăn.

Cần làm gì nếu phải vắt sữa?

Nếu cặp sinh đôi bị sinh non hoặc không thực sự khỏe, có thể sẽ cần tới sự chăm sóc đặc biệt. Có nghĩa là bạn sẽ phải vắt sữa hằng ngày và mang tới bệnh viện cho con.    

Vận chuyển sữa vắt an toàn sẽ đòi hỏi phải có sự tổ chức nhưng bạn sẽ sớm làm quen với nó. Làm lạnh sữa vắt, hoặc luân phiên làm lạnh, bạn sẽ cần phải đầu tư vào mua thiết bị làm lạnh có chất lượng. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn dán nhãn cho sữa vắt của mình, với thông tin rõ ràng và bao gồm ngày tháng và thời gian vắt sữa. Các bệnh viện có thể cung cấp một số nhãn với một mã số, tên và ngày sinh của bạn. Trước khi cho trẻ ăn sữa vắt, bệnh viện sẽ kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo rằng các con được ăn sữa của chính mẹ chúng.

Nếu bạn không thể cho các bé bú hoặc không vắt được sữa cho con, các cặp sinh đôi vẫn có thể được ăn do có nguồn sữa mẹ quyên góp. Rất nhiều bệnh viện phụ sản lớn có ngân hàng sữa quyên góp sữa mẹ tiệt trùng và đảm bảo vệ sinh để tránh bệnh truyền nhiễm.

Làm thế nào tôi để ôm cả hai bé và cho chúng bú cùng lúc?

Nếu bạn đang cho các bé song sinh cùng bú bạn sẽ có nhiều cách để giữ chúng. Ôm phía đầu giúp giữ đầu của hai bé ở cạnh nhau ngay giữa ngực và cơ thế nằm dưới hai cánh tay bạn. Đây là cách làm được ưa thích đối với việc cho hai trẻ sinh đôi cùng bú. Cách khác là bạn để một bé nằm theo tư thế kể trên, một bé nằm theo cách cho bú kiểu truyền thống. Cách này có vẻ hiệu quả hơn khi các bé còn nhỏ. Một cách khác là đặt hai bé cùng nằm phía trước bạn, và để chân chúng đan chéo với nhau. Cách này cũng rất lý tưởng khi các bé còn nhỏ.

Điều cần ghi nhớ

Bạn có thể cần sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ khi chăm sóc các con, nhưng chúng vẫn là con bạn. Nếu cảm thấy sự riêng rư của bạn và con đang bị can thiệp, hãy gợi ý về một khoảng thời gian riêng cho bạn,cho chồng và các con. Nếu cảm thấy khó khăn, hãy tâm sự với chồng bạn.

Hầu hết mọi người đều có ý thức và các lời khuyên, gợi ý giúp đỡ của họ thì đều dựa trên tinh thần thiện chí. Nhưng việc đặt ra các giới hạn tương đối linh hoạt về việc bạn muốn được giúp đỡ khi nào và như thế nào cũng rất cần thiết. Vì vậy, hãy cố gắng để truyền đạt tốt nhất những mong muốn của bạn.

Cần thêm sự giúp đỡ:

Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

sinh con năm 2024 hợp tuổi nào
Sinh con 10/05/2023

Sinh năm 2024 là năm gì, mệnh gì? Tuổi nào hợp để sinh con?

Sinh năm con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì? Sinh con năm 2024 có tốt không? Năm 2024 hợp với bố mẹ tuổi gì? Tháng nào được mùa sinh năm 2024? Cùng tìm hiểu ngay!
Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 25/11/2018

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, từ vết thương trên cơ thể tới các hormone nội tiết. Kể cả sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng cần được chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng tới tinh thần.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;