Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bà bầu uống trà sữa được không? Những lưu ý khi uống trà sữa

bà bầu uống trà sữa được không thumb

Bà bầu có uống được trà sữa không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đang trong giai đoạn mang thai. Trà sữa là đồ uống được rất nhiều người yêu thích với hương vị khá thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, đồ uống này không phải phù hợp với tất cả mọi người. Bài viết sau của Huggies sẽ giải đáp câu hỏi trên để giúp mẹ bầu có chế độ ăn uống hợp lý nhất.

>>> Xem thêm:

Bà bầu có uống được trà sữa không?

Trà sữa là thức uống được pha chế theo công thức đặc biệt với sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau. Để biết bà bầu uống trà sữa được không hay bà bầu có được uống trà sữa thái không, các mẹ cần xác định các thành phần chính có trong trà sữa. Được biết, phần lớn các loại trà sữa hiện nay thường có chứa những thành phần sau:

  • Trà: Các loại trà thường dùng để pha chế trà sữa là trà xanh, hồng trà, trà ô long,... Trà là thành phần chứa hàm lượng caffein tương đối cao, không thích hợp với sức khỏe của mẹ bầu.
  • Sữa, kem béo: Để tăng độ thơm ngon, béo ngậy, trà sữa còn được bổ sung sữa và kem béo. Trong đó, kem béo chứa một lượng lớn dầu thực vật hydro hóa không tốt cho sức khỏe. Nếu thai phụ sử dụng quá nhiều kem béo có thể làm tăng cholesterol xấu, gây tắc nghẽn mạch máu,... ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Đường: Đường giúp tăng thêm độ ngọt cần thiết cho trà sữa. Đặc biệt, loại đường thường dùng để nấu trân châu pha chế trà sữa là đường đen. Việc tiêu thụ một lượng lớn đường tinh luyện có nguy cơ cao dẫn đến thừa cân, béo phì, tăng huyết áp,...
  • Topping đi kèm: Các loại topping thường có trong mỗi ly trà sữa thường là trân châu đường đen, trân châu giòn, thạch trái cây, thạch phô mai,... Một số loại trân châu trên thị trường có chứa nhiều hương liệu không đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ và bé.

Tuỳ vào công thức pha chế mà trà sữa có những thành phần và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Thế nhưng, về cơ bản, trà sữa vẫn là đồ uống nghèo dưỡng chất nhưng lại chứa nhiều đường, caffeine và giàu calo. Do đó, trà sữa là không phải là đồ uống tốt nên mẹ bầu cần hạn chế.

Với những mẹ bầu có nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ hay các bệnh lý về tim mạch,... tốt nhất không nên uống trà sữa.

>>> Xem thêm:

Bà bầu có uống được trà sữa không?

Trà sữa không phải là đồ uống tốt cho bà bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai 3 tháng đầu uống trà sữa được không?

Như vậy, bà bầu uống trà sữa được không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu mẹ bầu quá thèm trà sữa thì có thể uống lượng ít và nên ưu tiên loại ít đường, ít caffeine và ít kem béo. Thói quen uống trà sữa cũng không nên duy trì thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đối với những bà mẹ mang thai 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng cần được quan tâm nhiều hơn. Vậy, các mẹ mang thai 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Nhiều mẹ mang thai 3 tháng đầu rất thích ăn vặt và uống trà sữa. Thế nhưng, đây không phải là thực phẩm, đồ uống tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Nếu lạm dụng trà sữa, các mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bị sảy thai, dị tật thai nhi,...
  • Uống nhiều trà sữa khiến mẹ bầu không kiểm soát được cân nặng, gây tăng cân quá mức, gây tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp và một số biến chứng khác trong quá trình sinh nở.
  • Với hàm lượng lớn chất béo không lành mạnh, trà sữa còn gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Thành phần trà sữa chứa nhiều hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản,... Đây đều là những thành phần không tốt cho các mẹ đang mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Vì thế, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên uống trà sữa để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định, khỏe mạnh. Nếu các mẹ vẫn muốn thưởng thức đồ uống này thì hãy tự chế biến tại nhà và tối giản nguyên liệu, hạn chế sử dụng đường và kem béo.

>>> Xem thêm:

Bà bầu nên hạn chế uống trà sữa

Trà sữa nghèo dưỡng chất không phù hợp với bà bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi uống trà sữa khi mang thai

Như đã đề cập ở trên, bà bầu uống trà sữa được không nên căn cứ vào hàm lượng trà sữa tiêu thụ và tình hình sức khỏe. Để an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, khi uống trà sữa, các mẹ cần lưu ý:

  • Lượng trà sữa tiêu thụ: Trung bình, mỗi ly trà sữa thường có chứa 40 - 50 caffeine. Trong khi đó, lượng caffeine mà mẹ bầu có thể tiêu thụ cần dưới mức 200mg/ngày. Thế nên, mẹ bầu yêu thích trà sữa cũng không nên uống hơn 5 ly trà sữa mỗi ngày. Mức giới hạn này được đặt ra nhưng mẹ bầu cũng chỉ nên uống tối đa 1 ly trà sữa/ngày tương đương 125 - 250ml.
  • Nên uống trà sữa chứa ít caffeine: Trà sữa được pha chế từ hồng trà, trà ô long thường chứa lượng caffeine cao. Ngược lại, trà sữa làm từ các loại trà như trà xanh, trà hoa cúc, trà bạc hà,... lại chứa lượng caffeine thấp hơn. Vậy nên, các mẹ bầu nên ưu tiên những loại trà chứa ít caffeine.
  • Hạn chế topping: Các loại topping đi kèm giúp trà sữa trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn nhưng mẹ bầu nên có sự lựa chọn topping phù hợp. Tốt nhất, các mẹ nên hạn chế một số topping như trân châu đen. Thành phần chính của trân châu đen là bột năng và đường, có thể gây đầy hơi, tăng đường huyết. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng trân châu trắng giòn, thạch trái cây, sương sáo,... Những topping này thường chứa ít tinh bột, ít đường, dễ tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết cho bà bầu tốt hơn.

>>> Xem thêm:

Bà bầu nên uống trà sữa đúng cách

Bà bầu không nên lạm dụng trà sữa tránh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)

Rủi ro khi uống nhiều trà sữa trong thai kỳ

Trong chế độ ăn uống của mẹ bầu, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm hay đồ uống nào đều không phải là lựa chọn tốt. Đặc biệt, nếu tiêu thụ quá nhiều trà sữa trong thai kỳ sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho mẹ bầu, có thể kể đến như:

Nạp nhiều đường có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu không nên tiêu thụ vượt quá 25g đường/ngày. Trung bình mỗi ly trà sữa 473ml sẽ chứa khoảng 34g - 45g đường. Bà bầu uống hết 1 ly trà sữa 473ml cũng đồng nghĩa lượng đường nạp vào cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép 2 - 3 lần.

Với mẹ bầu, tiêu thụ quá nhiều đường sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất insulin gây tích tụ mỡ thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì. Không chỉ vậy, sử dụng một lượng lớn đường mỗi ngày sẽ khiến làn da bị lão hóa sớm, dễ gặp các vấn đề viêm da.

Có rủi ro gây thiếu sắt

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu cần bổ sung sắt đầy đủ. Sắt có tác dụng duy trì sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non, hậu sản,... Thế nhưng, trà sữa lại chứa nhiều acid béo gây ức chế hoạt động của acid dạ dày, làm cản trở đến quá trình hấp thu sắt và nhiều dưỡng chất khác. Do đó, bà bầu tiêu thụ quá nhiều trà sữa có thể khiến cơ thể bị thiếu sắt nghiêm trọng, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Không đủ lượng nước nạp vào cơ thể

Khi mang thai, thân nhiệt cơ thể tăng cao nên bà bầu cần uống nhiều nước hơn bình thường, khoảng từ 2,5 - 3 lít nước/ngày. Nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu.

Thế nhưng, bà bầu uống nhiều trà sữa sẽ khiến lượng nước nạp vào cơ thể giảm. Mặt khác, 1 lít trà sữa chỉ chứa khoảng 100ml nước lọc tinh khiết. Vì thế, mẹ bầu nên giảm lượng trà sữa và tăng cường nước lọc để quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể diễn ra thuận lợi.

>>> Xem thêm:

Uống nhiều trà sữa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu

Lạm dụng trà sữa gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp về “bà bầu uống trà sữa được không”

Bên cạnh thắc mắc “bà bầu uống trà sữa được không” thì các mẹ đang mang thai cũng có rất nhiều câu hỏi khác liên quan chế độ ăn uống hằng ngày. Chẳng hạn như:

Bầu 3 tháng đầu nên uống nước gì cho mát?

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường rất nhạy cảm với chế độ ăn uống. Để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và làm mát cho cơ thể, mẹ bầu nên uống một số loại nước như: nước lọc, trà thảo mộc, nước ép trái cây, nước ép rau củ, sinh tố,...

Bà bầu khi nào uống được nước dừa?

Bà bầu có thể uống nước dừa nhưng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Theo các bác sĩ sản khoa, bà bầu không nên uống nước dừa trước giai đoạn thai nhi 12 tuần tuổi. Bởi, giai đoạn này thai nhi mới hình thành, phát triển chưa ổn định mà nước dừa lại có tính mát nên dễ gây sảy thai.

Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kỳ, các mẹ cũng nên hạn chế uống nước dừa để tránh trình trạng bị dư ối.

Bầu 3 tháng cuối uống trà sữa được không?

Tương tự 3 tháng đầu, bà bầu cũng nên hạn chế uống trà sữa trong 3 tháng cuối. Trong giai đoạn 3 tháng cuối, cân nặng mẹ bầu thường tăng nhanh nên việc tiêu thụ quá nhiều trà sữa rất dễ làm cho mẹ tăng cân quá mức, gây nhiều rủi ro như béo phì, tiểu đường, khó sinh,...

Bài viết trên đã chia sẻ cho các mẹ bầu một số thông tin về trà sữa cũng như lưu ý khi sử dụng. Qua đó, các mẹ cũng đã giải đáp được thắc mắc “bà bầu uống trà sữa có được không”. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là các mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dưỡng chất và hạn chế những thức ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe.

Huggies là thương hiệu tã bỉm em bé nổi tiếng của Mỹ, luôn đồng hành cùng sự phát triển của bé ngay từ khi mới lọt lòng. Với chất liệu tự nhiên, mềm mịn cùng khả năng thấm hút vượt trội, miếng lót sơ sinh, tã dán, tã quần Huggies sẽ giúp mẹ nâng niu làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé. Một số sản phẩm nổi bật của Huggies được nhiều mẹ tin dùng như: Huggies Skin Perfect, Huggies Tràm Trà, Huggies Platinium Nature Made.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;