Lời đáp từ chuyên gia: Mẹ cho con bú uống bia được không? | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Lời đáp từ chuyên gia: Mẹ cho con bú uống bia được không?

Uống bia có lợi cho tuyến sữa là một trong những kinh nghiệm trong dân gian được truyền tai nhau trong hội mẹ bỉm sữa. Trên thực tế, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng và chứng minh về tính đúng đắn nên dường như có nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Vậy, uống bia liệu có thực sự an toàn khi cho con bú hay không? Cùng Huggies tìm hiểu tất tần tật thông tin liên quan đến việc cho con bú uống bia được không qua bài viết bên dưới đây. 

>> Tham khảo thêm: 

Uống bia có thực sự làm tăng nguồn sữa mẹ dồi dào?

Việc có nguồn sữa mẹ dồi dào để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa của con trẻ trong giai đoạn bú mẹ là điều mà mẹ bỉm nào cũng luôn mong muốn. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của từng người cũng như các nguyên nhân khách quan khác mà một số mẹ bỉm không có đủ nguồn sữa mẹ cho con mình. Do đó, thông tin về những cách giúp làm tăng nguồn sữa mẹ luôn được các bà mẹ tìm kiếm và thực hành. 

Trong số đó, một số bà mẹ lựa chọn sử dụng bia trong quá trình đang cho con bú. Nguyên nhân là vì nhiều mẹ bỉm tin rằng uống bia trong giai đoạn này có thể giúp gia tăng nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé. Đây cũng là kinh nghiệm dân gian được truyền tai nhau từ xa xưa nên các mẹ bỉm cũng chủ quan, không kiểm chứng trước khi áp dụng. 

Phương án gia tăng nguồn sữa mẹ nghe có vẻ “phản khoa học” như vậy, liệu cho con bú uống bia được không? Trên thực tế, các nghiên cứu, thử nghiệm của những chuyên gia đã chỉ ra được rằng các thành phần có trong bia có khả năng làm gia tăng hormone prolactin bên trong cơ thể. Loại hormone này đóng vai trò là chất kích thích giúp gia tăng lượng sữa mẹ được tạo ra mỗi ngày. Có lẽ đây chính là lý do khiến nhiều mẹ bỉm cho rằng uống bia giúp cho việc lợi sữa

Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng mang tính khoa học nào được đưa ra để khẳng định rằng việc tiêu thụ bia trong quá trình cho con bú có thể làm gia tăng nguồn sữa mẹ. Thậm chí, một số nghiên cứu khác còn chỉ ra được rằng thành phần trong bia có thể làm giảm lượng sữa cũng như gây ra một số tác động tiêu cực cho sức khỏe của con trẻ. 

>> Tham khảo thêm: Ngũ Cốc Lợi Sữa Có Tốt Cho Mẹ Sau Sinh Không?  

Uống bia có làm gia tăng nguồn sữa mẹ hay không vẫn là ý kiến gây nhiều tranh cãi

Uống bia có làm gia tăng nguồn sữa mẹ hay không vẫn là ý kiến gây nhiều tranh cãi (Nguồn: Sưu tầm)

Cho con bú uống bia được không? Mẹ có nên uống bia khi cho trẻ sơ sinh bú không?

Cho con bú uống bia được không là thắc mắc chung của các bà mẹ bỉm sữa. Bởi một số mẹ bỉm cho rằng đây là cách giúp gia tăng lượng sữa mẹ để cung cấp cho nhu cầu của bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chuyên về mảng dinh dưỡng Nhi khoa thì nếu thực hiện đúng cách, mẹ bỉm có thể uống một lượng bia phù hợp mà không sợ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân sau khi sinh cũng như vẫn đảm bảo được sự an toàn cho con yêu. 

Một cốc bia nhỏ thực tế sẽ ít gây ra các rủi ro nghiêm trọng cho cơ thể của bé. Dù vậy, mẹ bỉm cũng không nên hình thành thói quen uống bia mỗi ngày. Những thành phần có trong bia có thể đi vào bên trong sữa mẹ và hòa tan với các thành phần có trong sữa. Do đó, lời khuyên ở đây chính là mẹ bỉm nên kiêng cử việc uống bia trong giai đoạn cho bé bú. 

Nếu bạn đã uống bia thì tốt nhất nên đợt ít nhất sau 2 tiếng đồng hồ mới cho con bú trở lại. Điều này giúp cơ thể mẹ có đủ thời gian để giải phóng phần lớn các chất cồn ra bên ngoài. Hoặc, bạn nên cho con bú trước khi tham gia sự kiện cần dùng đến đồ uống có cồn như bia. 

>> Tham khảo thêm: 

Cho con bú uống bia được không

Cho con bú uống bia được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm (Nguồn: Sưu tầm)

Tác hại khi vừa cho con bú vừa uống rượu, bia

Cho con bú uống bia được không? Khi uống bia trong giai đoạn cho con bú, một lượng cồn trong bia sẽ đi vào máu, từ đó, gây nên những ảnh hưởng đến chất lượng của dòng sữa mẹ. Mặc dù lượng bia sẽ được đào thải sau đó trong trường hợp bạn chỉ tiêu thụ một lượng tương đối nhỏ. Tuy nhiên, đối với cơ thể của trẻ sơ sinh thì lá gan vẫn chưa thật sự trưởng thành. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ thể của trẻ không thể hấp thu được bia tốt như người lớn được.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra được bia có thể gây ảnh hưởng đến quá trình ăn và ngủ của trẻ 3 tháng tuổi trở xuống. Trong bốn tiếng đồng hồ sau khi mẹ bỉm cho con bú uống bia thì trẻ khi bú mẹ sẽ tiêu thụ chỉ khoảng 20% là sữa, ít hơn so với bình thường. Và trong khi trẻ bú, mẹ có thể buồn ngủ và ngủ nhanh hơn sau khi mẹ uống rượu. Ngược lại, trẻ lại ngủ trong khoảng thời gian ngắn hơn trước đó.  

Cồn trong sữa mẹ cũng gây ra những cản trở đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Cụ thể, trong một nghiên cứu gần nhất cho thấy, sự phát triển về khả năng vận động thô ở trẻ 12 tháng tuổi dường như bị chậm lại nếu mẹ của bé có thói quen uống ít nhất từ 1 ly bia mỗi ngày trong vòng ba tháng đầu đời. Bác sĩ cũng cho biết, mẹ uống rượu bia khi đang trong thời gian cho con bú cũng khiến trẻ bị suy giảm trí tuệ khi bước vào độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi. Ngoài ra, những đánh giá từ các chuyên gia đến từ Úc về vốn từ vựng cũng như khả năng tư duy và ghi nhớ của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mẹ uống bia khi cho con bú.

>> Tham khảo thêm: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao 

Tác hại khi vừa cho con bú vừa uống rượu, bia mẹ nên biết

Mẹ uống bia khi cho con bú có thể khiến sự phát triển về khả năng vận động thô bị ảnh hưởng (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ sinh xong bao lâu uống bia được?

Thực tế cho thấy sau khi uống những loại nước ngọt có gas hay bia thì có thể thường xảy ra tình trạng ợ hơi. Với những mẹ bỉm sinh mổ thì cần phải xì hơi mới có thể chuyển tiếp sang giai đoạn ăn uống những thực phẩm ở dạng lỏng được. Tuy nhiên, lời khuyên ở đây đó chính là không nên sử dụng các thức uống như bia rượu, nước ngọt có gas trong thời điểm này. 

Sau khi sinh, tốt nhất, mẹ cần kiêng các loại thức uống nói trên trong vòng 6 tháng. Đây là thời điểm mà các bé đều đã đủ tuổi để chuyển sang chế độ ăn dặm. Lúc này, sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho bé nữa. Đồng thời, cơ thể mẹ cũng đã hoàn toàn phục hồi nên có thể tiêu thụ bia được.

>> Tham khảo thêm: 

Mẹ sinh xong bao lâu uống bia được?

Mẹ bỉm nên kiêng bia ít nhất 6 tháng sau khi sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Ngoài thắc mắc đến vấn đề cho con bú uống bia được không thì để con luôn được thoải mái, dễ chịu trong quá trình trưởng thành, mẹ bỉm cũng cần quan tâm đến các loại tã phù hợp, đặc biệt là các sản phẩm đến từ thương hiệu Huggies nhé! Dòng sản phẩm tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade chính là một gợi ý không tồi mà mẹ có thể tham khảo. Nhờ bề mặt Naturesoft làm từ sợi thiên nhiên cao cấp nhập khẩu 100% từ Châu Âu, và thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch, sản phẩm giúp làm dịu và nuôi dưỡng làn da bé yêu. 

Sản phẩm Huggies Tràm Trà tự nhiên còn được bổ sung tăng cường tinh chất Tràm Trà tự nhiên giúp làm dịu da bé, thiết kế ứng dụng công nghệ 3D, thấm hút tức thì, chống thấm ngược đến 99,9%, các mẹ không phải lo lắng tràn bỉm gây khó chịu cho bé yêu. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe làn da của bé khi lựa chọn sản phẩm tã bỉm Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade giúp bao bọc an toàn cho làn da của trẻ sơ sinh (Nguồn: Huggies)

Cho con bú uống bia được không là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Dù vậy, tốt nhất mẹ bỉm nên hạn chế loại đồ uống này cho đến khi bé chuyển sang chế độ ăn dặm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Ngoài ra, mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies hoặc chuyên mục Chăm sóc bé của Huggies để sưu tầm thêm nhiều thông tin về những lời khuyên hữu ích sau sinh nhé. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

trẻ bị dị ứng đậu phộng
Chăm sóc bé 10/01/2019

Đậu phộng và dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng đậu phộng là một loại triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ ngày càng phổ biến, nhất là ở các nước phương Tây

Chăm sóc bé 15/01/2019

Dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh chàm sữa (Eczema)

Bệnh chàm sữa (được biết đến là bệnh viêm da dị ứngvà các triệu chứng bao gồm da bé bị bong, nổi đốm đỏ, rạn nứt, chảy nước, đóng vảy và ngứa) có thể dễ dàng được kiểm soát hoặc điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là với bé lớn hơn một tuổi.

Khi bé thích chơi với chó
Làm cha mẹ 12/12/2018

Trẻ sơ sinh và Chó

Các bước chuẩn bị cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà có nuôi vật nuôi là cần thiết cho sự an toàn của trẻ cũng như tâm lý của vật nuôi.

Huggies đồng hành cùng bạn

Huggies Power of Hugs

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ