Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích

Hình ảnh bụng bầu 7 tháng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 7
  2. Sự thay đổi của mẹ và bé trong các tuần thai kỳ tháng thứ 7
  3. Những thay đổi của mẹ bầu 7 tháng nói chung
  4. Một số lưu ý dành cho các mẹ bầu 7 tháng

 

Chúc mừng mẹ bầu đã vượt qua 6 tháng mang thai an toàn. Bước vào giai đoạn bầu 7 tháng, mẹ và bé sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt. Ngoải ra, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ chơi đầy đủ để có sức khỏe tốt cho mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin về phát triển của mẹ và bé giai đoạn 7 tháng và những điều mẹ bầu cần lưu ý nhé!

>> Xem thêm: Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 7

Khi mẹ bầu 7 tháng, hệ thống phổi của thai nhi đang dần được hoàn thiện. Myelin ở cấp độ não đã bao bọc các sợi thần kinh. Thận, gan, ruột của em bé lúc này có thể tự xử lý hiệu quả nước ối mà em nuốt vào. Đồng nghĩa rằng bé đã có thể định hình sở thích khẩu vị của mình với đồ ngọt.

Ở tháng thứ 7 này, dù ở trong bụng mẹ nhưng bé con đã có thể cảm nhận thế giới bên ngoài bằng tất cả các giác quan của mình. Bé cảm nhận được giọng nói, tiếng nhạc và thậm chí là có sợi dây liên kết với cảm xúc của mẹ. Ngoài ra, nhờ đôi mắt đã hoàn thiện nên bé có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng và bóng tối.

>> Xem thêm: 

Bụng bầu 7 tháng của mẹ thay đổi theo sự phát triển của thai nhi

Thai nhi 7 tháng tuổi đã có thể nghe được giọng nói của bố mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Sự thay đổi của mẹ và bé trong các tuần thai kỳ tháng thứ 7

Giai đoạn thai kỳ ở tháng thứ 7 tương ứng với sự phát triển của bé từ tuần 27 đến tuần 30. Mỗi tuần, bé và mẹ đều có những sự thay đổi khác nhau về sức khỏe và cơ thể. Dưới đây là chi tiết những biến chuyển theo tuần:

Thai 27 tuần

Bắt đầu tháng thứ 7 của thai kỳ, cân nặng lúc này của bé tương ứng 1/3 cân nặng lúc sinh ra. Các bộ phận cơ thể bé cân đối và các đường nét đã rõ ràng hơn.

Khi thai nhi tuần 27, cơ thể mẹ bầu lúc này cảm giác nặng nề hơn và có thể bị những cơn chuột rút. Ngoài ra chân mẹ bắt đầu sưng phù hơn vì trọng lượng toàn cơ thể tăng lên.

>> Xem thêm:

Bầu 7 tháng cả mẹ và bé đều có nhiều thay đổi

Bước sang tháng thứ 7, các bộ phận cơ thể thai nhi đã rõ nét hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 28 tuần

Thai nhi ở tuần 28, em bé có cân nặng khoảng 1000g và dài 35cm. Thai nhi đã có thể chớp mắt, thị lực dần phát triển giúp bé có thể nhìn thấy ánh sáng bên ngoài. Đến lúc này, não bé cũng có tốc độ phát triển tốt và hình thành thêm hàng triệu tế bào mới. Lớp mỡ dưới da dần tích tụ dày thêm để giữ ấm cho cơ thể ngay lúc bé chào đời.

Mẹ bầu 7 tháng nên nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ giúp chống đầy bụng, táo bón và ở chua.

Thai 29 tuần

Khi thai nhi 29 tuần tuổi, bé có thể nhận thấy ánh sáng từ thế giới bên ngoài nhờ hệ thống mắt đã phát triển tốt. Vị giác của bé cũng đang trong quá trình phát triển tốt hơn và bé có thể cảm nhận hương vị thức ăn ngày qua nước ối của mẹ.

Thai nhi có thể cảm nhận ánh sáng khi được 7 tháng

Thai nhi ở tháng thứ 7 đã có thể cảm nhận được ánh sáng và bóng tối (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 30 tuần

Ở cuối tháng thứ 7 của thai kỳ, bộ não của bé vẫn đang tiếp tục phát triển. Lúc này, thai nhi có thể thực hiện các chuyển động lớn, làm biến dạng bụng của bạn một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, bé sẽ không ngần ngại di chuyển về mọi hướng nếu cảm thấy không thích vị trí hiện tại của mẹ. Ngoài ra, từ cuối tháng thứ 7 bụng của mẹ đã căng tròn tối đa. Mẹ bầu 7 tháng thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi vì thế hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi.

>> Xem thêm: Thai nhi 30 tuần tuổi

Những thay đổi của mẹ bầu 7 tháng nói chung

Đến tháng thứ 7, thai nhi lớn hơn nên mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề và nhức mỏi hơn. Dưới đây là những thay đổi về cơ thể của mẹ bầu 7 tháng nhé:

  • Vì thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang và chân của mẹ. Mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại.
  • Bụng to lên và lưng cong, gây ra cơn đau lưng ở tháng thứ 7, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Áp lực từ thai nhi và cân nặng của mẹ là nguyên nhân chính cho đau lưng này.
  • Cơ tử cung bắt đầu giãn ra, khiến thai nhi chèn ép lên các bộ phận trong cơ thể, dẫn đến cơn co thắt ở cửa tử cung và làm bụng cứng hơn.
  • Mẹ có thể cảm thấy nóng, thậm chí trong thời tiết lạnh, và đổ mồ hôi nhiều hơn. Điều này xảy ra do tăng cường trao đổi chất trong cơ thể mẹ và nhiệt độ cơ thể tăng.
  • Sự dịch chuyển trọng tâm khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn, vì thai nhi ngày càng lớn và tạo áp lực lên bàng quang.
  • Ngực của mẹ trở nên mềm mại và nặng hơn, mạch máu xuất hiện dày đặc hơn và núm vú có màu sẫm hơn, cùng với sự xuất hiện của sữa non.
  • Sưng phù ở chân tay là kết quả của sự tăng cung cấp máu. Vì vậy, mẹ cần tìm tứ thế nằm phù hợp để ngủ thoải mái hơn. Đồng thời, hãy đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh

Cơ thể mẹ bầu 7 tháng nặng nề hơn

Mẹ bầu 7 tháng cảm thấy cơ thể nặng nề và chân phù hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Một số lưu ý dành cho các mẹ bầu 7 tháng

  • Khi mang thai ở tháng thứ 7, bạn trải qua các cơn co thắt thường xuyên thì bạn nên nhận được sự tư vấn và theo dõi từ bác sĩ. Các cơn co thắt này là một tín hiệu cho bạn biết rằng hãy chăm sóc bản thân.
  • Nếu bạn gặp tình trạng tay chân phù nề và kèm theo nhức đầu, nên đi khám để kiểm tra huyết áp và loại trừ bất kỳ khả năng nào về tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.
  • Nếu bạn gặp ngứa dữ dội ở lòng bàn chân và bàn tay, hãy đến kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ gọi là ứ mật thai kỳ.
  • Bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo nào cũng cần được đưa đến cấp cứu ngay lập tức. Đó có thể là nhau tiền đạo (nhau thai chèn bất thường gần cổ tử cung) hoặc nhau bong non một phần.
  • Trong trường hợp bạn bị sốt, bạn nên đến ngay bệnh viện. Bởi lẽ, việc nhiễm trùng ở mẹ bầu ở tháng thứ 7 có thể gây hại cho sức khỏe của em bé và sự phát triển của thai nhi.
  • Bài tập nghiêng xương chậu là một bài tập quan trọng vào giai đoạn cuối của thai kỳ, nó giúp giảm nhẹ cảm giác khó chịu ngay lập tức. Mẹ có thể tham khảo ngay các bài tập vận động khi mang thai để nâng cao sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ.
  • Để không gây áp lực lên tĩnh mạch chủ và động mạch chủ, hãy nằm nghiêng về bên trái. Đặt một gối giữa hai chân sẽ giúp bạn có tư thế ngủ thoải mái hơn.
  • Ở giai đoạn bầu 7 tháng này, giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng. Vì bụng bầu đã chiếm không gian, mẹ có thể khó chịu về tiêu hóa và chuột rút. Cảm giác muốn đi tiểu cũng thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Hoạt động thể lực nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga có thể giúp mẹ bầu dễ ngủ. Đồng thời, hãy tiếp tục chú ý đến chế độ ăn uống đa dạng và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất.
  • Mẹ bầu ở tháng thứ 7 vẫn cần thực hiện các cuộc khám thai định kỳ để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi và nhận lời khuyên từ bác sĩ về cách xử lý đau khi mang thai. 

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Huggies về bầu 7 tháng sẽ có những thay đổi cả mẹ và bé như thế nào. Ở giai đoạn này, thai nhi có tốc độ phát triển nhanh khiến cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn. Mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho mình và bé. Đặc biệt, mẹ hãy có một tinh thần thoải mái nhất và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự chào đón một em bé khỏe mạnh vào 2 tháng sau nhé! Mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác trong quá trình mang thai và sinh con sắp tới.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;