Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mẹ sốt có nên cho con bú hay không?

mẹ sốt có nên cho con bú thumb

MỤC LỤC BÀI VIẾT

"Mẹ sốt có nên cho con bú?" là nỗi băn khoăn chung của nhiều mẹ sau sinh, lo lắng liệu cơn sốt có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của bé. Thực tế, tùy vào nguyên nhân gây sốt, mẹ vẫn có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bé Qua bài viết dưới đây, Huggies sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, đồng thời gợi ý những cách hạ sốt an toàn, hiệu quả để mẹ nhanh chóng hồi phục và tiếp tục hành trình nuôi con khỏe mạnh.

>>> Xem thêm:

Mẹ bị sốt có nên cho con bú không?

Mẹ sốt có nên cho con bú? Câu trả lời là hoàn toàn có thể trong hầu hết các trường hợp sốt thông thường. Nhiều mẹ lo lắng rằng sốt có thể ảnh hưởng đến bé, nhưng thực tế, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những lý do mẹ nên tiếp tục cho con bú ngay cả khi bị sốt:

  • Tăng cường miễn dịch cho bé: Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. Khi mẹ bị sốt, cơ thể sẽ sản sinh thêm kháng thể, giúp bé tăng sức đề kháng có khả năng chống lại virus và vi khuẩn tốt hơn.
  • Giữ nguồn dinh dưỡng ổn định: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh, chứa đầy đủ các chất cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh. Việc tiếp tục cho con bú đảm bảo bé không bị gián đoạn nguồn dinh dưỡng quan trọng này.
  • Giảm nguy cơ cai sữa sớm: Ngừng bú đột ngột có thể khiến mẹ bị căng tức sữa, tắc ống dẫn sữa hoặc viêm tuyến vú. Bé cũng có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với nguồn dinh dưỡng thay thế, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch của con.

Mẹ sốt vẫn có thể cho bú

Mẹ sốt vẫn có thể cho con bú trong trường hợp sốt thông thường

Xem thêm:

Khi nào nên tránh cho con bú?

Mặc dù trong đa số trường hợp, mẹ sốt vẫn có thể tiếp tục cho con bú, nhưng có một số tình huống đặc biệt mẹ cần thận trọng để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu rơi vào các trường hợp dưới đây, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục cho bé bú:

  • Mẹ sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng: Một số tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé. Đặc biệt, nếu mẹ mắc các bệnh do virus như cúm nặng, virus corona, cần hạn chế tiếp xúc gần để tránh nguy cơ lây lan.
  • Mẹ sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc hóa chất độc hại: Trong trường hợp này, các độc tố từ thực phẩm hoặc hóa chất có thể đi vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Vì vậy, mẹ sốt do ngộ độc tuyệt đối không nên cho con bú.
  • Mẹ bị viêm tuyến vú, tiêu chảy nặng kèm sốt: Nếu mẹ bị viêm tuyến vú nghiêm trọng, vi khuẩn và các chất hoại tử từ vùng viêm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Tương tự, khi mẹ bị sốt kèm nôn mửa và tiêu chảy kéo dài, vi khuẩn đường ruột có thể gây hại cho trẻ.
  • Mẹ sốt cao trên 39,5°C: Khi nhiệt độ cơ thể quá cao, mẹ có thể cảm thấy kiệt sức, mất nước và khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú. Ngoài ra, sốt cao còn làm tăng nguy cơ co giật và suy nhược cơ thể, vì vậy mẹ cần nghỉ ngơi và điều trị trước khi tiếp tục cho bé bú.

Mẹ bị viêm tuyến vú

Mẹ bị viêm tuyến vú nghiêm trọng thì không nên cho con bú

>>> Xem thêm:

Cách phòng ngừa để mẹ bị sốt tránh lây bệnh cho con

Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng về vấn đề mẹ sốt có nên cho con bú không, các mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và hạn chế lây nhiễm sẽ giúp bé được nhận đầy đủ nguồn dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ mà vẫn an toàn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ yên tâm chăm sóc bé ngay cả khi không khỏe:

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với bé: Tránh cho núm vú giả, thìa hoặc bất kỳ đồ dùng nào của bé vào miệng mẹ trước khi đưa cho con, vì điều này có thể khiến vi khuẩn, virus dễ dàng truyền sang trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp: Nếu có thể, mẹ nên hạn chế ôm hôn hoặc tiếp xúc quá gần trong 1-2 ngày bị sốt để tránh lây lan mầm bệnh qua giọt bắn.
  • Giữ vệ sinh khi ho hoặc hắt hơi: Luôn che mũi, miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Điều này giúp hạn chế sự phát tán của vi khuẩn và virus trong không gian gần bé.
  • Bổ sung đủ nước: Khi bị sốt, cơ thể dễ mất nước, mẹ nên uống nhiều nước để duy trì sức khỏe và đảm bảo nguồn sữa ổn định cho bé. Sữa mẹ cũng chính là nguồn cấp nước quan trọng giúp bé luôn đủ nước.
  • Rửa tay thường xuyên: Trước khi chạm vào bé hay cho con bú, mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm hoặc dùng dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Sử dụng máy hút sữa nếu có thể: Nếu mẹ lo ngại việc tiếp xúc trực tiếp có thể khiến bé bị lây bệnh, mẹ có thể hút sữacho bé bú bằng bình để hạn chế nguy cơ.
  • Đeo khẩu trang khi ở gần bé: Khi chăm sóc bé, đặc biệt là trong lúc cho con bú, mẹ nên đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn và virus.

Mẹ nên đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây lan

Mẹ nên đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây lan khi cho con bú

>>> Xem thêm:

Cách hạ sốt hiệu quả cho mẹ đang cho con bú

Khi bị sốt, cơ thể mẹ thường mệt mỏi, uể oải, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa cho bé. Nhiều mẹ băn khoăn "mẹ sốt có nên cho con bú" và làm thế nào để nhanh chóng hạ sốt mà vẫn đảm bảo an toàn cho con? Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ giảm sốt hiệu quả, tự nhiên mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

  • Ăn cháo tía tô, hành lá: Đây là mẹo dân gian được nhiều mẹ áp dụng để giúp cơ thể ra mồ hôi và hạ sốt nhanh chóng. Mẹ nấu cháo như bình thường, sau đó thêm hành lá, tía tô, một ít gừng xắt nhuyễn và có thể thêm trứng gà hoặc thịt băm để bổ sung dinh dưỡng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nếu sốt kèm theo viêm họng, mẹ nên súc miệng với nước muối pha loãng (tỉ lệ 0,9%) khoảng 3 - 4 lần/ngày. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm đau rát cổ họng và hỗ trợ hạ sốt.
  • Bổ sung đủ nước: Khi sốt, cơ thể dễ bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều. Mẹ nên uống nước ấm đều đặn, mỗi 2 tiếng một lần để duy trì lượng nước cần thiết. Lượng nước khuyến nghị dành cho cơ thể trưởng thành là 2 lít. Trong giai đoạn sốt, mẹ nên uống nhiều nước ấm hơn một chút, từ 2.5-3 lít/ngày. Ngoài ra, nước ép trái cây hoặc sinh tố cũng giúp bổ sung vitamin cho mẹ và tăng cường sức đề kháng.
  • Uống nước mật ong pha chanh: Nước mật ong ấm kết hợp với chanh giúp làm dịu cổ họng, hỗ trợ hệ miễn dịch và hạ sốt hiệu quả. Mẹ có thể pha theo công thức: 1 ly nước ấm + 3 muỗng cà phê mật ong + 1 - 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, uống 2 - 3 lần/ngày.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn hợp lý với nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, xoài, dâu tây là những loại trái cây tốt cho mẹ giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn. Đồng thời, mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức để giúp cơ thể nhanh chóng khỏe lại.

 Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Mẹ bỉm cần ăn uống đủ chất để hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc "mẹ sốt có nên cho con bú" và biết cách chăm sóc bản thân để nhanh chóng hồi phục. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đừng quên lựa chọn tã Huggies mềm mại, thấm hút tốt, giúp bé luôn khô thoáng và thoải mái ngay cả khi mẹ cần nghỉ ngơi!

Các dòng tã bỉm Huggies luôn là người bạn đồng hành cùng mẹ chăm sóc nâng niu làn da bé. Các sản phẩm HUGGIES TRÀM TRÀ, TÃ HÀN HUGGIES THIN & SOFT ® SIÊU MỎNG, TÃ CAO CẤP HUGGIES ®PLATINUM NATUREMADE,... đều được sản xuất từ các thành phần thiên lành tính, an toàn cho da. Đồng thời có khả năng thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả, giúp bảo vệ làn da bé khô thoáng suốt ngày dài. Với Huggies, mẹ có thể an tâm theo dõi con lớn khôn, thoải mái khám phá Thế Giới. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;