Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Những điều dễ mắc phải khi cho con bú

Những điều dễ mắc phải khi cho con bú

Cho con bú là bản năng và cũng là một việc làm thiêng liêng giữa mẹ và con. Vì vậy các bà mẹ hãy suy nghĩ tích cực và lạc quan khi cho con bú. Tâm trạng thoải mái cũng giúp ích rất nhiều khi bạn gặp vấn đề trong khi cho con bú. Phần lớn những vấn đề, nếu có, đều chỉ là cản trở tạm thời thôi, nên bạn đừng vội lo lắng mà bỏ cuộc nhé!

Dù cho con bú là bản năng, nhưng nó vẫn đòi hỏi các bà mẹ có một số kỹ năng nhất định. Trước hết, đừng quá lo lắng hay hoang mang mà hãy cố giữ tâm trạng bình tĩnh, nhất là đối với các bà mẹ có con lần đầu. Hãy nhớ rằng, cho trẻ bú mẹ là việc làm không chỉ có lợi cho các bé mà còn giúp ích cho các bà mẹ nữa đấy. Hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay những điều mà mẹ thường mắc phải khi cho con bú. 

Những vấn đề thường gặp khi cho trẻ bú mẹ

Phần lớn các bà mẹ đều có thể xoay sở cho con bú khá dễ dàng. Một vài ngày đầu có thể hơi bối rối cho cả mẹ và bé, nhưng sau đó mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các bà mẹ hãy kiên nhẫn, tự tin và khi cần, hãy nhờ sự tư vấn để có thể tìm ra phương thức cho bé bú tốt nhất.

Sữa non là lượng sữa đầu tiên được sản sinh sau khi bé chào đời, và sau vài ngày sẽ được thay thế bằng sữa mẹ. Sữa non chứa rất nhiều chất kháng thể và dinh dưỡng, thích hợp với trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bạn hãy cố gắng cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt để hưởng thụ nguồn sữa non quý giá này. Đây cũng là cách giúp bé quen thuộc với mẹ và cũng làm cho quá trình bú mẹ của bé sau này dễ dàng hơn. Phần lớn các em bé sơ sinh đều có nhu cầu tìm và bú sữa mẹ. Vì vậy, thông thường sau khi sinh, các bác sĩ và y tá sẽ đặt bé gần với mẹ để giúp mẹ cho con bú ngay khi có thể. Tiếp xúc da thịt giữa bé và mẹ cũng giúp bé nhận biết và tìm kiếm sữa mẹ dễ dàng.

Nhiều bà mẹ nghĩ sữa mẹ sẽ trông giống như các loại sữa khác, ví dụ như sữa bò. Thực tế, đây là hai loại sữa hoàn toàn khác nhau. Sữa mẹ sẽ lỏng hơn và nhạt màu hơn, nhưng không có nghĩa là sữa mẹ không đủ chất. Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nước, chất kháng thể và chất béo. Tùy vào kích cỡ của ngực và lượng sữa được sản xuất, các bé có thể thích bú bên này hơn so với bên còn lại.

Bạn vẫn chưa thể cho con bú?

Nếu bạn vẫn loay hoay chưa cho con bú được, đừng vội hoang mang rằng liệu mình có thể cho con bú không. Phần lớn các vấn đề khi cho trẻ bú mẹ đều xuất hiện trong thời gian đầu, và sẽ biến mất khi cả mẹ và bé quen với quá trình này hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn quá lo lắng, hãy tìm đến tư vấn của các chuyên gia hoặc bác sĩ.

Thông thường, các bà mẹ đều sẽ tự tìm ra cách để giải quyết các vấn đề khi cho bé bú. Nếu bạn muốn chắc chắn hơn rằng mình đang làm đúng thì có thể hỏi ý kiến các bác sỹ. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể hỏi những người đã có kinh nghiệm trong vấn đề này. Có đôi khi, chính những người đã trải qua những vấn đề như bạn sẽ làm bạn an tâm hơn là tìm đến các chuyên gia.

Những vấn đề thường gặp khi cho con bú

  • Khó khăn trong việc tìm một tư thế để bé có thể thoải mái bú.
  • Ít sữa hoặc có quá nhiều sữa.
  • Đầu ti bị đau nhức. Tư thế của mẹ và bé không đúng có thể dẫn đến việc đầu ti bị nứt, phồng rộp hoặc bị xước.
  • Bị tắc sữa.
  • Tâm trạng lo lắng. Hãy xin lời khuyên của những người đã có kinh nghiệm trong vấn đề này mà bạn tin tưởng.
  • Đôi khi, hãy tin vào trực giác của mình!
  • Sự thiếu tự tin. Khi mới bắt đầu, có thể bạn sẽ gặp một số khó khăn. Hãy lạc quan và tích cực để làm quen với nó và dần dần bạn sẽ thấy mình cho con bú một cách dễ dàng.
  • Một số bà mẹ đã từng làm phẫu thuật ngực có thể có vấn đề trong việc sản xuất sữa cho con. Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể cho con bú mẹ. Trong trường hợp không đủ sữa cho con, bạn có thể cho bé bú thêm sữa ngoài.

Những vấn đề thường gặp ở bé

  • Các em bé đang buồn ngủ sẽ không tập trung bú mẹ.
  • Trẻ sinh non hoặc đang bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới khả năng bú mẹ.
  • Có vài bé sẽ không thích bú mẹ mà không có nguyên nhân đặc biệt gì.
  • Đôi khi các bé đói mà mẹ lại không thể cho con bú, hoặc không cho bé bú đủ lâu. Các bà mẹ không nên hạn chế việc cho con bú vì có thể sau đó con sẽ không muốn bú mẹ nữa.
  • Trẻ bú sữa mẹ trực tiếp từ ti mẹ và từ bình có thể làm con thấy lẫn lộn và không thích bú mẹ nữa.
  • Cho bé uống sữa công thức có thể làm giảm sự thèm bú mẹ của bé.

Tìm sự trợ giúp ở đâu?

  • Các bác sỹ hoặc y tá khoa phụ sản. Họ là những người có chuyên môn và làm việc với rất nhiều các trường hợp khác nhau.
  • Bạn cũng có thể đến các trung tâm y tế nhờ tư vấn.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;