Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Tư Thế Cho Con Bú Đúng Cách Mẹ Nên Ghi Nhớ

Các tư thế cho bé bú

Bài viết đã được thông qua tham vấn y khoa của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh - Bác sĩ Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Cho con bú là bản năng của người mẹ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ vẫn cảm thấy lúng túng và lo lắng về tư thế cho con bú đúng cách. Mẹ có thể tìm hiểu các tư thế cho bé bú khác nhau để chọn ra tư thế phù hợp với mẹ và bé. Ngoài ra, hãy sử dụng các vật dụng hỗ trợ để giúp mẹ và bé thoải mái hơn khi cho bú. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Những điều mẹ cần chuẩn bị khi cho con bú

  • Một chiếc ghế thoải mái, có chỗ dựa lưng, có thể có chỗ đặt tay hoặc không. Nhưng cần đảm bảo đủ rộng cho đầu bé và khuỷu tay của mẹ.
  • Nếu mẹ sinh thường có hỗ trợ và vẫn còn đau ở những chỗ khâu hoặc đáy chậu bầm tím, mẹ có thể ngồi trên một đệm khí hoặc một cái gối mềm.
  • Gối mẹ có thể sử dụng những chiếc gối được thiết kế riêng cho việc bú, như những chiếc gối hình như bánh sừng bò.
  • Một tã lót hoặc vải thấm nước. Trẻ sơ sinh dễ bị trớ trong và sau khi bú.
  • Nước uống: Một ly nước, hoặc chai nước có nắp vặn để mẹ có thể mở được bằng một tay và bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
  • Để điện thoại nhà và điện thoại di động gần mẹ nếu mẹ đang chờ cuộc gọi nào nđó.
  • Đừng quên đi vệ sinh trước khi cho bé bú. Nếu mẹ có trẻ nhỏ mẹ có thể đưa chúng một số đồ chơi để chơi, một món đồ ăn nhẹ và nước uống, như vậy mẹ không bị gián đoạn khi cho bé bú.
  • Nếu mẹ cần một chai đựng sữa sau khi cho bé bú, hãy chuẩn bị trước khi ngồi xuống cho bé bú.
  • Mặc áo thoải mái để bé có thể áp vào ngực mẹ. Mẹ có thể cởi nút áo xuống hoặc dễ dàng vén áo lên để lộ ngực.
  • Mẹ có thể thoải mái xem ti vi, ngắm cảnh ngoài cửa sổ, hoặc ngồi ở sân sau để thư giãn khi cho bé bú.
  •  

    Tư thế cho bú đúng cách giúp mẹ và bé cảm thấy thoải mái hơn

    Một chiếc ghế có chỗ dựa, chỗ đặt tay giúp mẹ thoải mái hơn khi cho con bú (Nguồn: Sưu tầm)

    Các tư thế cho con bú đúng cách

    Việc cho bé bú đúng cách rất quan trọng, nhằm đảm bảo sự thoải mái bé bú được đủ lượng sữa cần thiết, tránh sặc sữa đồng thời không gây tổn thương đến núm vú của mẹ. Dưới đây là một số tư thế cho bé bú mà mẹ có thể tham khảo:

    Tư thế ngồi

    Mẹ nên lưu ý lựa chọn chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái do mỗi cữ bú của bé sơ sinh thường dao động trong khoảng từ 15-30 phút. Tư thế ngồi cho con bú thường khá phổ biến đối với các mẹ đã có sức khỏe hồi phục tốt sau sinh, sau đây là một số tư thế ngồi cho con bú đúng cách mà các mẹ có thể tham khảo:

    Tư thế cho con bú kiểu ôm nôi

    Đây là tư thế đơn giản và dễ thực hiện nên được hầu hết các mẹ áp dụng. Tư thế này sẽ được thực hiện như sau:

  • Bế bé bằng hai tay trước ngực và ngồi xuống ghế hoặc giường có điểm tựa vững chắc.
  • Đặt bé nằm ngang, đối diện với mẹ, bụng của mẹ áp sát với bụng bé.
  • Một tay vòng sau lưng bé để đỡ cột sống và cổ, nâng phần thân và đầu của bé nằm thẳng.
  • Mặt bé ở vị trí đối diện với núm vú.
  • Tư thế cho con bú kiểu ôm bóng bầu dục hay ôm dưới cánh tay

    Thay vì đặt bé nằm ngang theo tư thế cho bú thông thường, tư thế ôm dưới cánh tay đặt bé nằm dọc, vuông góc với người mẹ và phù hợp với một số trường hợp sau:

  • Vết thương sinh mổ của mẹ chưa lành, cần hạn chế tác động đến vùng bụng.
  • Bé gặp khó khăn khi bú hay ngậm núm vú do đầu ti tụt, đầu ti bị dẹt.
  • Bầu vú hoặc đầu ti của mẹ quá lớn gây cản trở trong các tư thế bú thông thường.
  • Cần điều tiết dòng sữa do sữa mẹ chảy quá mạnh, dễ làm bé sặc.
  • Lợi thế của tư thế ôm bé nằm dưới cánh tay là giúp mẹ dễ quan sát và điều chỉnh phần đầu của con giúp bé bú tốt hơn, đồng thời hạn chế tối đa việc tác động lên vùng vết mổ. Khi cho bé bú bằng tư thế này, mẹ cần thực hiện các bước sau:

  • Đặt bé nằm lên gối, bên phải hoặc bên trái cánh tay của mẹ để miệng của bé ở vị trí ngang tầm với đầu ti của mẹ.
  • Dùng bên tay thuận, luồn dưới lưng để đỡ phần đầu và cổ của em bé, tay còn lại giữ phần ngực và tiến hành cho bé bú.
  • Tư thế cho con bú kiểu Koala

    Tư thế cho bú mô phỏng theo cách Koala cho con bú được áp dụng khi mẹ bị nhức mỏi tay và cần hạn chế dùng lực để bồng, bế bé cho bú. Ở tư thế này, cả mẹ và bé đều ngồi thẳng. Bé sẽ ngồi trên đầu gối của mẹ với hai tay mẹ hỗ trợ giữ người bé. Mẹ sẽ điều chỉnh tư thế để phần ngực vừa tầm với miệng của bé.

    Tư thế cho con bú kiểu ngồi ngả lưng

    Với tư thế này, mẹ không cần dùng nhiều sức để bế giữa bé trước ngực. Thay vào đó, mẹ ngồi hơi ngả lưng về phía sau (dựa lưng vào vách hoặc gối kê) nhằm tạo độ nghiêng khoảng 45 độ. Sau đó, mẹ sẽ đặt bé nằm trên bụng, áp vào phía ngực của mẹ để bé bú, với một tay giữ nhẹ phần cổ, gáy của bé từ phía sau.

    Tư thế nằm cho con bú

    Tư thế nằm cho con bú là lựa chọn phổ biến của rất nhiều mẹ bỉm sữa bởi đây là tư thế thích hợp để bé ti được lâu, ti được nhiều sữa, đồng thời mẹ cũng được nghỉ ngơi thư giãn. Tuy nhiên, một nhược điểm của tư thế cho con bú này là dễ làm mẹ và bé ngủ quên, điều này có thể trở nên nguy hiểm khi mẹ quên không rút ti ra khỏi miệng con, dẫn đến tình trạng đầu ti đè lên mũi làm bé ngạt thở. Vì thế, mẹ nên lưu ý quan sát khi cho bé bú trong tư thế này, và luôn rút ti khỏi miệng bé trước khi mẹ ngủ nhé.

    Tư thế nằm cho con bú áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Mẹ vẫn chưa hồi phục sau sinh, không có đủ sức khỏe để ngồi lâu khi cho bé bú.
  • Mẹ cần tránh tác động đến vết khâu mổ đẻ, hoặc vết khâu tầng sinh môn khi đẻ thường.
  • Mẹ muốn cho trẻ bú để ru trẻ ngủ.
  • Mẹ muốn tranh thủ nghỉ ngơi khi cho bé bú.
  • Kỹ thuật của tư thế nằm cho con bú:

  • Mẹ nằm nghiêng một bên, có thể dùng gối kê cao đùi và đầu gối.
  • Đặt bé nằm theo tư thế nghiêng, đầu bé úp mặt vào ngực mẹ sao cho miệng bé đối diện với núm vú.
  • Mẹ nên kê gối hoặc dùng tay đỡ phần đầu bé cao lên để tránh bé bị sặc sữa.
  • Mẹ có thể đỡ đầu hoặc ôm hông trẻ bằng tay còn lại để con dễ bú hơn.
  •  

    Cách cho trẻ bú nằm được nhiều bà mẹ lựa chọn

    Tư thế nằm cho con bú là lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bỉm sữa (Nguồn: Sưu tầm)

    Tư thế cho bé bú song sinh

    Đối với các mẹ có 2 bé sinh đôi thì đây là tư thế cho con bú phù hợp dành cho mẹ. Một ưu điểm của việc cho hai bé sinh đôi bú cùng lúc đó là sẽ tận dụng được hoàn toàn lượng sữa mẹ tiết ra, do khi một bé bú một bên bầu ngực thì sẽ kích thích sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Tư thế cho bé bú song sinh được thực hiện như sau:

  • Đặt hai bé song song hai bên hông của mẹ tưng tư như tư thế cho con bú ôm dọc, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước, mặt áp vào đầu vú của mẹ.
  • Mẹ có thể dùng gối chữ U kê bên dưới để tránh bị mỏi tay khi đỡ bé. Tuy nhiên, không nên đặt bé nằm hoàn toàn xuống gối vì bé sẽ không bú được sữa.
  • Điều chỉnh tư thế lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục bé còn lại.
  • Lưu ý: Mẹ nên luân phiên thay đổi vị trí bú của hai bé, để các bé có cơ hội bú cả hai bầu ngực. Điều này giúp lượng sữa tiết ra đều nhau, tránh làm lệch đầu vú và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.
  • Khi mẹ được chẩn đoán bị viêm vú hoặc tắc sữa một bên vú, các chuyên gia sẽ khuyên mẹ nên đổi tư thế cho bé bú phù hợp hơn. Mẹ và bé có thể sẽ mất một vài ngày để quen với sự thay đổi này, nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể cho con bú theo tư thế nào mà mẹ thấy thoải mái nhất. Hoặc thay đổi tư thế cho bé bú theo vị trí cho bé bú hay tùy theo tư thế mà bé muốn. Việc cho con bú có thể mất nhiều giờ và khi bé bú nhiều lên, bạn cần có sự phân bổ thời gian trong ngày cho hợp lý để không gây mệt mỏi cho mẹ.

    >> Bài viết có cùng chủ đề: Làm sao để có nhiều sữa cho con bú?

    Các yếu tố đảm bảo tư thế cho con bú đúng cách

    Mẹ có thể lựa chọn các tư thế cho con bú khác nhau, nhưng phải đảm bảo cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái nhất giúp trẻ bú được nhiều sữa hơn. Tư thế cho con bú đúng cách phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Phần đầu và thân của trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Bụng trẻ phải áp sát vào phần bụng của mẹ.
  • Mặt trẻ quay vào bầu vú mẹ và mũi đối diện với núm vú.
  • Đối với trẻ sơ sinh, bên cạnh việc đỡ phần đầu và hông thì mẹ cũng cần phải đỡ mông trẻ.
  •  

    Tư thế cho con bú đúng cách

    Tư thế cho con bú đúng cách (Nguồn: Sưu tầm)

    Mẹo giúp mẹ cho con bú hiệu quả

    Nhận biết dấu hiệu bé đói

    Khi đói, bé có thể đưa cả bàn tay vào miệng để mút hoặc ngoảnh đầu tìm kiếm bầu vú mẹ. Khi thấy có vật bất kỳ, chẳng hạn cánh tay của mẹ chạm vào má mình, bé có thể quay về phía đó và sẵn sàng để bú. Động thái này thường được gọi là phản xạ tìm kiếm.

    Nếu mẹ thấy dấu hiệu này thì hãy cho bé bú. Đợi đến khi bé khóc mới cho bú thì có thể bé đã bực mình, việc ngậm bắt vú đúng cách trở nên khó khăn hơn. Càng về sau, mẹ sẽ nhanh chóng nhận biết dấu hiệu bé đói để cho bú kịp thời.

    Quan sát và làm theo chỉ dẫn của bé

    Sau khi lựa chọn được tư thế ngồi thoải mái, bé đã ngậm bắt vú đúng cách thì các mẹ nên làm theo chỉ dẫn của bé. Một số trẻ cần bú cả hai bên vú trong mỗi lần bú nhưng một số khác lại thấy thỏa mãn sau khi bú một bên.

    Khi bé còn mút và nuốt, mẹ nên để bé bú cạn bầu sữa thứ nhất giúp con nhận được phần sữa giàu chất béo cuối lần bú. Thường bé sẽ tự nhả núm vú khi đã bú no và có thể ngủ thiếp đi. Trong trường hợp bé bú hết sữa một bên vú mà vẫn chưa đủ thì mẹ có thể chuyển sang bú bên kia.

    Ôm bé kề sát người mẹ

    Trẻ sơ sinh còn khá xa lạ với thế giới mới, vì thế chúng cần được ôm thật gần bên mẹ. Việc tiếp xúc da kề da giúp bé ít quấy khóc, nhịp tim và nhịp thở đều đặn hơn.

    Hạn chế sử dụng núm vú giả trong thời gian đầu

    Trong vài tuần đầu sau sinh, mẹ nên tránh cho bé sử dụng bình sữa, núm vú giả và bổ sung sữa công thức, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu cần bổ sung sữa thì trước tiên nên sử dụng sữa mẹ vắt ra, nhưng tốt nhất vẫn là cho bé bú mẹ trực tiếp. Điều này giúp cơ thể mẹ sản sinh sữa, giúp bé khỏi bị nhầm lẫn giữa núm vú thật và núm vú giả trong thời gian bắt đầu học bú.

    Nắm được thời gian để đánh thức bé

    Vài tuần đầu sau khi sinh, mẹ cần đánh thức bé nếu đã quá 4 tiếng đồng hồ kể từ thời điểm bắt đầu cữ bú trước. Các mẹ có thể đánh thức bé bằng cách cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ, massage lưng, chân bụng của bé hoặc thay tã. Nếu bé thường ngủ thiếp đi khi đang bú thì mẹ cần phải kiểm tra xem bé ngậm bắt vú có đúng không và theo dõi cân nặng của trẻ.

    Một số biểu hiện ở mẹ khi tập cho bé bú

    Đau núm vú

    Nếu núm vú của mẹ nhìn như bị kẹp hoặc bị biến dạng sau khi bé bú xong, điều này có nghĩa trẻ ngậm vú chưa đủ sâu. Trong trường hợp này, các mẹ nên giúp trẻ mở rộng miệng bằng cách hướng cơ thể bé về phía mẹ, áp sát cằm vào bầu vú, sau đó cọ xát khu vực giữa môi trên và mũi bằng núm vú.

    Căng sữa

    Căng sữa là khi ngực bạn có cảm giác đau và cứng. Tình trạng này có thể làm cho núm vú bị bẹp khiến bé khó ngậm được. Mẹ có thể xoa bóp ngực nhẹ nhàng, chườm nóng, nặn một ít sữa quanh chân núm vú trước khi cho bé bú và chườm lạnh sau khi bú cho đỡ khó chịu. Để tránh căng sữa thì mẹ có thể cho trẻ bú theo nhu cầu.

    Tư thế cho con bú đúng cách giúp 2 mẹ con thoải mái và bé bú được nhiều sữa hơn

    Căng sữa khiến ngực bạn có cảm đau và cứng (Nguồn: Sưu tầm)

    Tắc sữa

    Nếu tắc sữa mẹ sẽ cảm giác đau nhức và thấy một chỗ lồi hay mảng đỏ trên ngực. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tiếp tục cho bú từ bên ngực bị ảnh hưởng, massage nhẹ nhàng núm vú đang cho bú và chườm nóng vào chỗ bị ảnh hưởng cũng có thể giúp đỡ phần nào khó chịu.

    Viêm vú

    Viêm vú là biểu hiện của sự nhiễm trùng của ống dẫn sữa bị tắc. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh hoặc chống viêm. Tuy nhiên, điều quan trọng là mẹ phải để sữa tiếp tục di chuyển qua phần ngực bị viêm bằng cách cho bé bú hoặc nặn ra. Các loại thuốc điều trị viêm vú không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bú mẹ.

    Những câu hỏi thường gặp khi cho con bú sữa mẹ

    Tạo sao cần cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu?

    Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng từ chất béo, đạm,... cho đến các khoáng chất. Đặc biệt, sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất hơn sữa bò. Sữa mẹ không chứa các thành phần protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ. Chính vì vậy, các bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ lớn nhanh hơn, ít có nguy cơ bị thừa cân, còi xương, suy dinh dưỡng và thường có sức đề kháng tốt hơn.

    Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới, mẹ nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh để trẻ có thể tận hưởng dòng sữa non đầu đời giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ cho bé bú không đúng cách sẽ gây khó chịu cho cả hai mẹ con, bé quấy khóc vì không uống được hoặc uống rất ít sữa. Ngoài ra, mẹ có thể bị căng sữa, đau rát đầu vú, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất sữa. Do đó, mẹ nên chọn tư thế cho con bú đúng cách để cả mẹ và bé cùng được thoải mái nhất.

    Mẹ cho con bú nên ăn thực phẩm gì?

    Mẹ mệt mỏi, lo âu hay dinh dưỡng kém đều là những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn sữa. Chính vì thế, mẹ cần phải biết ăn thực phẩm gì để nhiều sữa nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng. Trong đó, thực đơn hàng ngày phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.

    Nếu không có thời gian cho các bữa ăn đầy đủ, mẹ nên tăng cường những loại thức ăn giàu năng lượng như họ đậu, trái cây tươi, các loại hạt tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ luôn để một bình nước trong tầm tay để bổ sung đủ nước cho cơ thể.

    Mẹ tuyệt đối tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm gây khó tiêu, đồ ngọt, rượu, bia và thuốc lá. Đối với những mẹ lỡ “nghiện” cafe hay trà thì thỉnh thoảng có thể nhâm nhi một chút nhưng không quá nhiều nhé. Theo một số nghiên cứu, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với cafe, thậm chí một số bé có thể mất ngủ và trở nên cáu kỉnh chỉ với một lượng nhỏ.

    Tư thế cho con bú đúng cách giúp trẻ bú nhiều sữa hơn và hấp thụ dưỡng chất tốt nhất

    Mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất và nước cho cơ thể để duy trì nguồn sữa (Nguồn: Sưu tầm)

    >> Xem thêm:

  • Sữa mẹ - Nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?
  • Huggies mong rằng bài viết này phần nào giúp mẹ tìm hiểu được các tư thế cho con bú đúng cách, phù hợp để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ được thuận lợi hơn. Nếu mẹ gặp bất kỳ vấn đề trong việc cho con bú mà không thể cải thiện được bằng các cách thông thường, mẹ hãy tham khảo với các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn về tình trạng của mình. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm tại Góc chuyên gia Huggies về các vấn đề mà mẹ bỉm sữa thường gặp trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhé.

    Nguồn tham khảo:

    https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/how-to-breastfeed/breastfeeding-positions/

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/322984#best-breastfeeding-positions

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
    Chăm sóc bé 23/09/2020

    Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

    Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
    Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
    Chăm sóc bé 01/03/2019

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

    Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

    Dạy bé tập nói
    Bé tập đi 07/12/2018

    9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

    Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;