Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? | Huggies " "
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?

Trẻ sơ sinh gặp phải triệu chứng sôi bụng

Nấc cụt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên với những bà mẹ bỉm sữa lần đầu thì vẫn hết sức lo lắng. Không biết làm thế nào để trẻ mau hết nấc cụt? Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Hãy cùng Huggies tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp tất cả những thắc mắc này nhé!

>> Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý
  • Vì sao trẻ sơ sinh lại thường xuyên bị nấc cụt?

    Nấc cụt là những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ do cơ hoành bị kích thích không liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc như:

  • Do trẻ bú sai cách: Khi mẹ cho bé bú sai tư thế vô tình khiến bé nuốt phải không khí vào dạ dày, làm cho cơ hoành bị kích thích, từ đó hình thành tiếng nấc. Đặc biệt, với trẻ bú bình bằng những núm ti quá to hoặc trẻ bú quá no sẽ làm dạ dày bị giãn nở đột ngột gây co thắt cơ hoành.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày: Lúc này, dịch axit trong dạ dày hoặc sữa trào lên thực quản và khiến cơ hoành co thắt. Đây là nguyên nhân khá phổ biến vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện.
  • Nhiệt độ thay đổi: Khi thời tiết trở lạnh đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi trong khi trẻ không được giữ ấm đúng cách khiến con trào ngược nôn trớ rồi gây ra tiếng nấc.
  • Do một số bệnh lý khác: Nấc cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về hô hấp ở trẻ như hen suyễn, dị ứng, viêm đường hô hấp cấp hoặc có thể do trẻ hít phải không khí bị ô nhiễm.
  • >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân là do đâu?

    Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt

    Nấc cụt là do cơ hoành bị kích thích liên tục (Nguồn: Sưu tầm)

    Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú hay không?

    Rất nhiều mẹ thắc mắc nếu trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho con bú. Bên cạnh đó, trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú, nhiều mẹ băn khoăn không biết nên cho trẻ tiếp tục bú hay không vì sợ con sẽ nôn trớ hoặc sặc sữa. Lời khuyên đưa ra là mẹ vẫn có thể cho bé bú thêm một chút để giúp con hết nấc. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho trẻ bú đúng tư thế để trẻ không phải nuốt hơi quá nhiều. Trường hợp bé bú xong vẫn bị nấc, mẹ có thể áp dụng phương pháp khác như vỗ ợ hơi hoặc có thể cho trẻ uống thêm một ít nước (đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên).

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

    Mẹ nên cải thiện tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh như thế nào?

    Sau khi biết đáp án của câu hỏi trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho con bú, mẹ hãy áp dụng thêm một số phương pháp cơ bản dưới đây để cải thiện được tình trạng này:

    Vỗ lưng cho bé

    Vỗ lưng cho bé sau mỗi lần bú là việc làm được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Khi bé ợ hơi sẽ giúp lượng không khí nuốt phải trong quá trình bú bình được đẩy ra ngoài. Từ đó, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng – một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, việc vỗ ợ hơi còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Các mẹ chú ý, vỗ lưng cho bé cần phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm bé bị đau.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đầy bụng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

    Vỗ lưng cho trẻ sơ sinh

    Vỗ lưng cho bé sau mỗi lần bú được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng (Nguồn: Sưu tầm)

    Alt: Vỗ lưng cho trẻ sơ sinh

    Làm bé xao nhãng

    Thay vì các mẹ bỉm thắc mắc trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không thì mẹ có thể thực hiện giải pháp làm bé xao nhãng sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Nếu bé không tập trung vào cơn nấc nữa thì tình trạng nấc cụt sẽ tự động biến mất. Mẹ có thể khiến bé quên đi cơn nấc bằng cách cho bé chơi món đồ yêu thích hoặc ngậm núm vú giả.

    Massage lưng

    Massage lưng cho bé không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, thả lỏng các cơ và ngăn ngừa được hiện tượng nấc cụt một cách hiệu quả.

    >> Xem thêm: Trẻ bị hăm cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

    Cho bé ngậm núm vú giả

    Ngậm núm vú giả là cũng là một trong những cách trị nấc cho trẻ đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Điều này sẽ giúp cơ hoành của trẻ được thư giãn, giảm sự co thắt, không gây ra nấc cụt.

    >> Tìm hiểu thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

    Trẻ sơ sinh ngậm núm vú giả

    Ngậm núm vú giả là cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

    Thay đổi tư thế bú

    Cho trẻ bú đúng tư thế không chỉ giúp ngăn chặn cơn nấc mà còn giảm triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể bế trẻ trên tay hoặc nằm nghiêng một bên để cho con bú. Trong trường hợp trẻ bú sữa công thức thì việc lựa chọn núm vú đúng kích cỡ là rất quan trọng. Điều này giúp hạn chế tình trạng bé nuốt phát bọt khí khi bú bình.

    Giữ ấm cho bé

    Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt do thay đổi nhiệt độ đột ngột, mẹ nên mặc đồ ấm và ôm bé vào lòng. Khi thân nhiệt của trẻ ổn định, cơn nấc sẽ tự biến mất.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm? Nguyên nhân, cách trị ho cho trẻ sơ sinh

    Bịt tai của trẻ

    Bịt tai của trẻ được xem là mẹo dân gian khá hay giúp xử lý nhanh gọn cơn nấc ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy dùng 2 ngón tay trỏ bịt nhẹ lỗ tai của bé trong vòng 30 giây và lặp lại 2 – 3 lần là được.

    >> Tham khảo thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị bón: 4 nguyên nhân và cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý
  • Huggies đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không cũng như gợi ý một số mẹo đơn giản giúp giảm tình trạng nấc cụt. Hy vọng rằng, bài viết trên đã mang đến cho các mẹ những thông tin hữu ích.

    EmptyView

    Tã dán sơ sinh

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ