Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Khi nào tập cho bé ăn dặm?

Khi nào tập cho bé ăn dặm?

Giữa 4 đến 6 tháng tuổi, nhất là lúc gần 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm, và sau đây là những lời khuyên khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn này. 

Cho bé tiếp xúc với ăn dặm thế nào?

Giữa 4 đến 6 tháng tuổi, nhất là lúc gần 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức đã cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Khoảng từ 6 tháng tuổi trở đi, nguồn chất sắt bé trữ từ lúc trong bụng mẹ sẽ bắt đầu giảm . Đó là nguyên nhân chúng ta nên bắt đầu cho bé ăn dặm.

Đừng nóng vội mà tập cho bé ăn dặm quá sớm

Cho bé thử ăn dặm là một thử thách với hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện của bé (đa số hệ tiêu hoá các bé đều chưa hoàn thiện cho đến 6 tháng tuổi) cũng như sẽ ảnh hưởng nguồn sữa mẹ. Thêm một nguyên nhân nữa là có thể tăng khả năng dị ứng thực phẩm và việc tiếp xúc với nhiều vi khuẩn dễ làm cho bé bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá.

Đa số ba mẹ đều sớm nhận ra cho bé bú sữa thật là thuận tiện biết bao. Nên cũng có nhiều người có xu hướng trì hoãn thời điểm bắt đầu ăn dặm của bé.

Bạn đừng chờ quá lâu

Các nghiên cứu cho thấy thức ăn dặm không có lợi cho bé trước 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn dặm quá trễ, bé có thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là nhu cầu sắt và kẽm của bé thì tăng mà nguồn cung cấp từ sữa mẹ lại giảm. Một số vấn đề khác có thể gặp như thử thách hệ miễn dịch và giảm sự phát triển vận động, như kỹ năng nhai chẳng hạn.

Lần đầu tiên bé sẽ ăn bao nhiêu?

  • Từ lúc bé thử ăn dặm cho đến lúc bé ăn được 10ml mỗi ngày (hơn 2 muỗng cà phê) là một tháng, và bạn sẽ mất thêm khoảng một tháng rưỡi để bé có thể ăn được 100ml mỗi ngày.
  • Nếu bé bắt đầu ăn dặm từ quá sớm thì khoảng thời gian này sẽ phải kéo dài hơn. Bởi vậy thời điểm 6 tháng tuổi là phù hợp nhất.

Mẹo để bé ăn dặm

  • Thức ăn nên nát, nhuyễn và mịn.
  • Giới thiệu mỗi lần một món ăn cho bé và phải đảm bảo không có đường, muối hay gia vị. Duy trì nguồn sữa cho bé giúp đảm bảo nếu có bất kỳ phản ứng nào thì nguyên nhân là do món ăn duy nhất bé vừa ăn.
  • Đổi món mới cho bé sau mỗi 3-5 ngày để bé đỡ ngán. Việc này cũng giúp giảm khả năng dị ứng cho bé và nếu có, cũng dễ nhận ra loại thực phẩm nào gây dị ứng.
  • Sau khi bé đã thử nhiều món ăn, bạn có thể thay đổi món ăn phong phú hơn để cân bằng chế độ cho bé thật tốt.
  • Bạn nên kiên nhẫn. Có khi phải sau 10 lần ăn bé mới chấp nhận được món mới.
  • Quả bơ là món được yêu thích để bắt đầu vì có nhiều chất béo tương tự như sữa mẹ. Bạn nên pha loãng bơ với sữa cho bé dễ ăn.

Thông in được cung cấp bởi Leanne Cooper – chuyên gia dinh dưỡng và là mẹ của 2 bé trai năng động – Dinh dưỡng trẻ con và em bé Sneakys

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;