Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà

 Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trong giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc trong vài ngày, và cũng có thể sẽ có dấu hiệu sốt. Vậy nên, làm gì khi trẻ bị sốt do mọc răng là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những mẹo trị sốt mọc răng cho bé qua bài viết dưới đây của Huggies!

>>Tham khảo: Sốt mọc răng

Cách hạ sốt mọc răng cho bé

Dưới đây là những cách giúp trẻ có thể hạ sốt nhanh chóng:

Uống nhiều nước – Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mà hiệu quả

Sốt sẽ làm cơ thể mất nước. Vì vậy, mẹ nên cố gắng giúp con bổ sung thêm nhiều chất lỏng khi sốt. Mẹ có thể cho bé uống nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, sữa… như một cách hạ sốt khi trẻ mọc răng.

Thay vì nước, mẹ cũng có thể thể bổ sung chất lỏng bằng cách cho bé bú nhiều và thường xuyên hơn. Nếu bé không chịu bú, mẹ có thể thử thay đổi các tư thế để giúp bé thoải mái hơn. Trong một số trường hợp, mẹ có thể dùng muỗng để đút sữa cho bé.

>>Tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

 Bổ sung chất lỏng là cách giúp trẻ hạ sốt nhanh và hiệu quả

Cho bé uống nhiều nước là cách hạ sốt mọc răng đơn giản (Nguồn: Sưu tầm)

Lau người bằng nước ấm – Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng thông dụng

Không chỉ sốt mọc răng, hầu hết các mẹ đều sử dụng cách lau người bằng nước ấm khi phát hiện thân nhiệt trẻ tăng cao hơn bình thường. Đây là cách hạ sốt khi trẻ mọc răng đơn giản nhưng có tác dụng hạ nhiệt nhanh chóng.

Để lau người hạ sốt cho trẻ đúng cách, đầu tiên mẹ cần chuẩn bị khăn nhỏ và một thau nước ấm. Đặt bé nằm nơi thoáng mát, nhúng khăn vào nước ấm, vắt khô vừa phải rồi lần lượt lau khắp những vùng có mạch máu lớn mang nhiều nhiệt như nách, bẹn để đẩy nhanh quá trình thải nhiệt của cơ thể. Mẹ cũng có thể dùng khăn quấn quanh bàn chân trẻ để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Không sử dụng nước lạnh, nước đá khi lau người cho bé là một lưu ý rất quan trọng mẹ cần nhớ khi áp dụng cách hạ sốt cho trẻ mọc răng này. Vì nước đá lạnh sẽ gây co mạch rất nguy hiểm.

Bên cạnh cách hạ sốt cho trẻ mọc răng  trên đây, mẹ cũng cần lưu ý một vài điều sau khi chăm sóc trẻ bị sốt:

- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát.

- Mẹ không đắp nước lạnh hoặc nước đá lên cơ thể bé.

- Cho bé nghỉ ngơi trên giường từ một đến hai ngày.

- Cho bé ăn nhiều rau củ quả.

- Trẻ sốt trên 40 độ ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

>>Tham khảo: Nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh

Mẹo trị sốt mọc răng cho bé theo dân gian

Sử dụng lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ là một loại dược liệu có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm.  Khi lợi tách ra để răng nhô lên sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây ra đau, sốt cho trẻ. Lá hẹ sẽ giúp diệt khuẩn ở phần lợi bị sưng và nhờ vậy, bé sẻ giảm sốt và sưng đau.
Cách thực hiện: Mẹ hãy chọn những cọng lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt nhỏ và giã hoặc xay lấy nước. Sau khi trẻ bú sữa khoảng 30 phút, mẹ dùng gạc ( loại dùng để rơ lưỡi) chấm vào nước cốt đã xay/giã và rơ đều lên vùng lợi của trẻ vài lần. Nên thực hiện mẹo trị sốt mọc răng này khi trẻ khoảng 3 tháng tuổi và có dấu hiệu sưng lợi, chảy nước miếng.

Sử dụng đậu xanh

Đậu xanh là một loại hạt giàu dinh dưỡng và rất lành tính với trẻ. Khi thấy bé bị sưng lợi hoặc chảy nước miếng, mẹ có thể dùng đậu xanh để đề phòng con bị sốt khi mọc răng.
Cách thực hiện: Mẹ chọn khoảng 100gr đậu xanh và ngâm khoảng 30 phút với nước ấm. Sau đó mẹ mang đi nấu đến khi chín nhừ. Đậu nên được giã hay xay mịn trước khi rơ lợi, tránh để trẻ bị hóc khi nuốt. Sau đó, mẹ sử dụng gạc và bôi đậu xanh vào lợi bé.

Sử dụng rau ngót

Trong Đông y, rau ngót có tính mát và vị ngọt giúp cơ thể giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn. Nhờ tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm nên nhiều mẹ cũng sử dụng rau ngót để giúp con hạ sốt.
Cách thực hiện: Mẹ rửa sạch lá rau ngót, rồi giã nhuyễn hoặc xay mịn. Tương tự với những cách trên, mẹ dùng gạc nhúng vào nước rau ngót và rơ đều lên vùng lợi bị sưng, giúp bé giảm đau.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Ngoài các cách dân gian trên, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ đơn giản bằng thuốc hạ sốt giảm đau thông thường như paracetamol ( Tilenol, Hapacol, Sara, efferalgan…)

bac si

Chăm sóc trẻ sốt mọc răng đúng cách

Ngoài những cơn sốt, mọc răng cũng làm bé bị đau, khó chịu. Mẹ có thể giúp bé con giảm khó chịu bằng một số cách sau đây:

 Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Không chỉ sốt, sự xuất hiện của những chiếc răng đầu tiên cũng làm trẻ bứt rứt, khó chịu (Nguồn: Sưu tầm)

- “Đóng băng” cơn đau: Một miếng táo ướp lạnh có thể tạm thời ức chế được cơn đau và cảm giác khó chịu. Ngoài táo, mẹ có thể chuẩn bị thêm một số loại trái cây ướp lạnh khác. Chuối xắt lát cũng là một gợi ý không tồi, mẹ ơi.

- Massage nướu cho bé: Dùng tay massage nhẹ nhàng nướu răng có thể giúp bé con giảm đau. Tuy nhiên, lúc này nướu trẻ đang rất nhạy cảm. Mẹ cần vệ sinh tay bằng xà phòng tiệt trùng, tránh lây lan vi khuẩn gây viêm nướu.

Mẹ lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tham khảo thêm nhiều cách hạ sốt cũng như chăm sóc bé tại chuyên mục Chăm sóc sức khoẻ cho bé trên website huggies.com.vn mẹ nhé! 

Những câu hỏi thường gặp khi bé bị sốt mọc răng

Bé sốt mọc răng mấy ngày sẽ hết?

Thông thường, trẻ bị sốt do mọc răng sẽ kéo dài từ 1 đến 2 ngày và có các dấu hiệu phổ biến sau:
- Chảy dãi nhiều;
- Trẻ quấy khóc và biếng ăn;
- Hay nhai cắn các đồ vật.

Trẻ sốt mọc răng thì nên ăn gì?

Khi trẻ mọc răng thường sẽ bị sưng lợi và gây ra đau, dẫn đến trẻ quấy khóc và biếng ăn. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên chuẩn bị cho trẻ để đảm bảo con vẫn đủ dinh dưỡng: 
- Thực phẩm giàu canxi
Trẻ ở độ tuổi mọc răng cần được bổ sung canxi đầy đủ, bởi đây là dưỡng chất quan trọng hình thành nên xương và răng. Thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến là sữa và những chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa… Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ ăn tôm, cua, rau màu xanh đậm,... đều là những thực phẩm giàu canxi.
- Thực phẩm giàu phốt pho
Ngoài canxi, phốt pho cũng là một dưỡng chất cho răng và xương phát triển. Đây là dưỡng chất phổ biến, có mặt trong hầu hết những loại thịt động vật. Vậy nên, chỉ cần đảm bảo thực đơn của trẻ phong phú và đa dạng là đã cung cấp đủ phốt pho cần thiết cho trẻ.
- Thực phẩm giàu Vitamin D
Tác dụng của Vitamin D đó là giúp cơ thể hấp thụ tốt phốt pho và canxi, hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng. Các chuyên gia khuyến khích cho trẻ bổ sung vitamin D dạng thuốc nhỏ giọt mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. 
- Thực phẩm giàu Magie
Magie là một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ vitamin D và trao đổi canxi. Đó là lý do trẻ trong độ tuổi mọc răng nên bổ sung magie. Những thực phẩm giàu magie bao gồm tôm, cá, các loại rau xanh, các loại hạt,…
- Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể tổng hợp chất collagen. Mẹ có thể bổ sung Vitamin cho trẻ với những thực phẩm như cam, chanh, súp lơ, cà chua…
- Thực phẩm giàu Vitamin A
Vitamin A không chỉ giúp trẻ đảm bảo sức khỏe răng miệng mà còn giúp bảo vệ mắt. Những thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến trứng, sữa, các loại củ quả có màu đỏ hoặc vàng…
- Nên ăn nhiều rau củ quả
Rau củ quả chứa nguồn vitamin đa dạng và dồi dào. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất xơ, giúp cho nướu răng chắc khỏe hơn.

Trẻ mọc răng không nên ăn gì?

Trẻ ở độ tuổi mọc răng cần hạn chế những loại thức ăn dính răng và nhiều đường như: kẹo, bánh, nước ngọt,… Những loại thức ăn này còn làm tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ. Lý do là vì chất đạm trong nước bọt khi gặp đường sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng, vàng răng.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức về các mẹo trị sốt mọc răng cho bé. Nếu có những thắc mắc trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ có thể truy cập ngay Góc chuyên gia tại trang chủ Huggies! Tham khảo thêm về giá các loại tã quần giá rẻ Huggies mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;