Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bổ sung DHA cho bà bầu thế nào cho đúng?

Làm sao khi bé bị ho và sổ mũi

Hiện nay có nhiều loại thuốc DHA cho bà bầu với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích dễ thất của DHA, không phải mẹ nào cũng biết nên uống DHA khi nào hay cách uống DHA bầu ra sao để tốt cho cả mẹ và bé. Cùng Huggies và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu chi tiết cách bổ sung DHA cho bà bầu trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Vai trò của DHA đối với sức khoẻ mẹ bầu

  • DHA là một loại acid béo Omega-3, là những chất béo không bão hoà (polyunsaturated fatty acids-PUFA) vì chúng không thể tổng hợp được trong cơ thể.
  • Có 2 nguồn gốc chính tạo DHA:
    • 18-carbon acid béo (linoleic acid-LNA): hạt flaxeed, hạt đậu nành, canola, và hạt bông gòn, hạt lúa mì và dầu walnut.
    • 20- và 22 acid béo: Cá, dầu cá
  • Các lợi ích của DHA với mẹ và bé
    • Với mẹ:
      • Tiền sản giật: là bệnh lý tăng huyết áp hay gặp trong thai kỳ, đặc biệt với mẹ lớn tuổi. Theo nhận định chung, omega 3 n-3 fatty acids cho thấy có lợi ích đối với ổn định huyết áp. Tuy nhiên, những nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng không chứng minh được dầu cá có tác dụng giảm tỉ lệ tiền sản giật.
      • Sẩy thai tiếp diễn: dùng dầu cá bổ sung cho bệnh nhân bị hội chứng kháng phospholipid kéo dài gây sẩy thai liên tiếp cho thấy sau 3 năm, 86% bệnh nhân sanh được con khỏe mạnh.
      • Với tim mạch: Omega-3 có khả năng làm tăng loại Cholesterol tốt nên gián tiếp bảo vệ mạch máu, giảm các bệnh lý tim mạch
      • Sự trầm cảm, giảm trí nhớ thường đi kèm với mức độ thấp n-3 fatty acids, đặc biệt DHA.
      • Tăng sức khoẻ da, tóc, móng
    • Với con:
      • Giúp phát triển nhận thức, trí nhớ, tư duy và các hoạt động khác của não.
      • Phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh: tham gia tạo võng mạc, tăng thị lực. Những nghiên cứu cho thấy nếu trẻ được sinh ra từ các bà mẹ không được dinh dưỡng đầy đủ cái chất này thì thường hay bị bệnh về mắt, đặc suy giảm về hoạt động thần kinh mắt.

    Tham khảo: Vàng da sơ sinh và các biến chứng nguy hiểm

    Các loại DHA cho bà bầu

  • Như đã nói ở trên, mục đích bổ sung DHA:
    • Giúp phòng chống một số bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai như tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường thai kỳ…
    • Gián tiếp bổ sung DHA cho thai nhi

Tham khảo: Cách cai sữa cho bé

  • Trong số các loại acid béo Omega-3 không no, chuỗi dài thì DHA và EPA là đáng chú ý nhất vì những lợi ích rõ ràng của chúng với sức khỏe:
    • DHA tham gia và cấu tạo của 20% chất xám trong não bộ, tới 65% tế bào võng mạc. DHA là thành tố tối cần đối với sự tăng trưởng và phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi và trẻ nhỏ. Bổ sung DHA trong thai kỳ là điều cần thiết để phát triển não bộ, thị giác của trẻ.
    • EPA là nguyên liệu chuyển hóa thành các chất chống viêm, giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, đặc biệt hỗ trợ vận chuyển DHA qua hàng rào nhau thai vào trong thai nhi.
  • Theo các nghiên cứu, tỉ lệ DHA/EPA ~ 4/1 sẽ cho hiệu quả tối ưu vì tỉ lệ 4/1 giống như trong sữa mẹ sẽ giúp DHA vận chuyển qua nhau thai được nhiều nhất do một tỷ lệ thích hợp. DHA từ mẹ qua nhau thai để vào thai nhi chỉ được thực hiện khi DHA được gắn với một “Protein vận chuyển”. Chính EPA là chất giúp tăng khả năng gắn kết giữa DHA và “Protein vận chuyển” đó. Do đó, EPA với tỉ lệ tối ưu như trong công thức trên sẽ giúp kích thích quá trình vận chuyển DHA qua nhau thai. Nếu EPA nhiều hơn DHA thì sẽ cạnh tranh với DHA khi vận chuyển qua nhau thai. Ngược lại, nếu chế độ ăn uống bổ sung nghèo EPA, mặc dù 4-11% DHA được chuyển hóa ngược lại thành EPA, nhưng vẫn không tạo được sự cân bằng của các eicosanoid do thiếu EPA, dẫn đến hạn chế vận chuyển và thu nạp DHA, hậu qủa là tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm…

Tham khảo: Chăm sóc trẻ mọc răng

Nhu cầu DHA trong thai kỳ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg lượng DHA mỗi ngày để thai nhi phát triển vượt trội. Nguồn bổ sung DHA có thể từ thực phẩm, có thể từ các loại thuốc chứa DHA trong viên tổng hợp hoặc viên Omega 3.

Tham khảo: Bé ngủ hay giật mình có đáng lo không?

Cách bổ sung DHA cho bà bầu

Bà bầu bổ sung DHA

Omega-3 này trong 3 loại chính: (1) cá, (2) những loại thảo mộc, (3) những loại hạt hay những loại dầu.

  • Cá: có rất nhiều loại cá chứa những hàm lượng Omega-3 khác nhau. Nhiều nhất là mỡ cá salmon (hồi), cá mackerel (cá thu), cá sardine (cá mòi). Nói chung thì những loại cá mà béo thì có nhiều chất Omega-3 hơn là những loại cá khác. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng có lượng DHA như nhau. Lưu ý, một số cá đánh bắt từ vùng biển bị ô nhiễm có thể chứa nhiều thủy ngân, kim loại nặng hơn bình thường, gây độc cho thai.
  • Nghêu, sò, hến cũng có thể có hàm lượng này.
  • Các thực vật chứa Omega-3: trái kiwi, trái dâu đen (black raspberry), các loại hạt như đậu phụng, hạt bí, hạt dưa…
  • Các loại dầu: dầu olive, dầu cải…
  • Một lượng nhỏ DHA có thể tìm thấy trong thịt gà và lòng đỏ trứng gà.
  • Viên dầu gan cá: cũng là nguồn bổ sung DHA tốt. Tuy nhiên, lưu ý hàm lượng vitamin A vì sử dụng Vitamin A liều cao + kéo dài có thể gây ngộ độc cho cả bà mẹ và thai nhi.
  • Các loại tảo biển cũng có Omega-3 nhưng chủ yếu tồn tại ở dạng ALA. ALA là tiền chất của DHA, ALA được chuyển hóa một phần trong cơ thể thành DHA nhưng do tỷ lệ chuyển đổi thấp nên không phải là nguồn bổ sung DHA tốt cho cơ thể. Ngoài ra, tảo biển cũng có tiềm ẩn nhiều nguy cơ do nồng độ thủy ngân thường cao nên cũng không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh đầy bụng phải làm sao?

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;