Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu dễ hấp thu, đủ dưỡng chất

Khi mang thai, mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng khác để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Một trong những thành phần quan trọng mẹ không thể thiếu đó là sắt. Vậy sắt cho bà bầu có tác dụng như thế nào và thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu là thực phẩm nào? Hãy tham khảo ngay trong bài viết này nhé.  

Vai trò của sắt đối với bà bầu

Một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu ở mẹ bầu đó chính là thiếu sắt. Nồng độ hemoglobin trong máu quá thấp do là mẹ không bổ sung đủ sắt. Để biết chính xác mẹ có thiếu máu hay không mẹ cần phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb). 

Nếu nồng độ Hb trong máu của mẹ ở mức dưới 12g/dl thì mẹ đã bị thiếu máu, cần bổ sung sắt ngay. Đặc biệt, trong suốt thai kỳ hàm lượng sắt cần cung cấp cho cơ thể tăng lên. Nếu mẹ thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. 

Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với cơ thể của người phụ nữ bình thường sẽ cần 15gm sắt/ngày. Còn khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ cần khoảng 30mg sắt/ ngày, tăng gấp đôi so với bình thường. Đây là một lượng không nhỏ nên dường như nhiều người vẫn không thể đáp ứng đủ. Tuy nhiên, nếu thiếu sắt mẹ bầu sẽ bị bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng, khi lần đầu xác định mang thai, mẹ nên uống mỗi ngày 1 viên sắt cho đến sau sinh 1 tháng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung 60mg sắt cùng với 400mcg axit folic mỗi ngày.

Riêng đối với những mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt thì cần bổ sung 50-100mg sắt/ ngày. Có nhiều trường hợp, mẹ bầu thiếu máu nghiêm trọng, cần phải ở lại bệnh viện được theo dõi và điều trị 2- 3 tháng. Các bác sĩ sẽ tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết và giữ ở mức ổn định.

Làm thế nào để biết bà bầu đủ hay thiếu sắt?

Để có thể biết mẹ bầu đủ hay thiếu sắt chỉ có thể làm xét nghiệm máu thai kỳ mới chính xác được. Tuy nhiên, khi mang thai nếu mẹ có những dấu hiệu sau thì rất có thể mẹ đang bị thiếu máu.

  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Da tái xanh, nhợt nhạt
  • Dễ bị ngất xỉu
  • Móng tay dễ bị gãy

Thậm chí, có nhiều trường hợp nặng hơn mẹ bầu có thể thích ăn những thứ không ăn được như: Giấy, đất sét, cát, phấn,...Lúc này, mẹ cần phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời nhé. 

Tác hại nghiêm trọng của việc bà bầu thiếu sắt

Đối với mẹ bầu

Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu. Khi bị thiếu máu, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị hóa mắt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu chóng mặt,...Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, bị sản giật, vỡ ối sớm, mắc các bệnh về tim mạch,...rất nguy hiểm. 

Đặc biệt, nếu thiếu sắt ở giai đoạn chuyển dạ sẽ làm cho quá trình chuyển dạ kéo dài, làm mẹ bầu mệt mỏi, dễ băng huyết sau sinh cũng như nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, thiếu sắt nặng cũng sẽ khiến mẹ thiếu sữa sau sinh

Đối với thai nhi

Đối với thai nhi, nếu mẹ bị thiếu sắt sẽ khiến cho bé không được cung cấp đủ hồng cầu để phát triển, bé bị suy dinh dưỡng,...Hậu quả, khi sinh ra bé dễ bị vàng da, nhẹ cân, ốm yếu,... 

Thừa sắt có sao không?

Hiểu được việc thiếu sắt là rất nguy hiểm với mẹ và bé, nên từ khi mới mang thai có rất nhiều mẹ bầu đã bổ sung sắt. Tuy nhiên, nếu nạp lượng sắt quá nhiều hoặc quá lạm dụng sắt sẽ dẫn đến thừa sắt.

Nếu thừa sắt sẽ có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Bởi vì nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi tăng và huyết sắc tố trong máu người mẹ tăng làm cản trở quá trình tạo máu bình thường. Nếu thừa sắt, có thể dễ sinh non, bé sinh ra thiếu cân và có nguy cơ tử vong cao cho mẹ.

Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì? Các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu dễ hấp thu

Thịt đỏ

Thịt đỏ là một trong những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu tốt nhất. Một số loại thịt đỏ chứa chất sắt như: Thịt bò, thịt cừu,...Có khoảng 2,5 – 3mg sắt trong mỗi phần thịt bò, đặc biệt thịt bò nạc sẽ giàu sắt hơn thịt bò gân..Do đó, trong thực đơn chăm sóc mẹ bầu, mẹ có thể thêm thịt bò vào nhé. 

Gan và nội tạng động vật

Ngoài thịt thì phần nội tạng động vật và gan động vật cũng chứa rất nhiều chất sắt. Mẹ có thể chọn mua gan, não, tim, thận động vật để chế biến các món ăn giúp mẹ bổ sung sắt hiệu quả. Bên cạnh đó, phần thịt nội tạng của động vật còn chứa nhiều protein, vitamin, selen, choline,...tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Động vật thân mềm

Những loại động vật có vỏ cứng và sống dưới nước chính là những động vật thật mềm, ví dụ như: Cua, trai, nghêu,....Trong 100g nghêu sẽ có khoảng 28mg sắt, con số này đã đủ đáp ứng cho cơ thể mỗi ngày. 

Rau chân vịt (cải bó xôi)

Rau chân vịt cũng là loại thực phẩm bổ sung sắt cho bầu rất tốt. Ngoài rau chân vịt, thì các loại rau xanh có màu đậm cũng giúp bổ sung sắt cho cơ thể, đồng thời lại ít calo nên rất thích hợp cho những mẹ bầu sợ tăng cân.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau bổ dưỡng, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, có khá nhiều sắt, giàu chất xơ, vitamin K và folate. Bông cải xanh dùng để chế biến món ăn cũng rất hấp dẫn, dễ ăn

Các loại đậu

Các loại đậu rất giàu protein và giúp bổ sung sắt đối với mẹ bầu. Một số loại đậu mẹ nên ăn như: Đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh,...Đặc biệt, các loại đầu này cũng có thể chế biến thành những món ăn vặt hấp dẫn, giúp mẹ ăn tạm những lúc đói.

Các loại hạt

Trong các loại hạt như: Óc chó, macca, hạnh nhân,...chứa nhiều hàm lượng Omega-3, sắt. Nên đây được xem là một trong những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu rất tốt, hỗ trợ sự phát triển về trí tuệ và thể chất của thai nhi

Sô-cô-la đen

Có thể mẹ chưa biết, sô-cô-la đen chính là thực phẩm cung cấp sắt dồi dào cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, sô-cô-la với thành phần chứa hoạt tính chống oxy cao, giúp mẹ hạn chế các bệnh về tim mạch rất hiệu quả.

Lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà không chỉ chứa nhiều sắt, protein, canxi, photpho mà còn chứa rất nhiều vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu, tốt cho mẹ bầu và thai nhi. 

  • Vitamin tan trong nước: B1, B6
  • Vitamin tan trong dầu: A, D, K

Mỗi tuần mẹ có thể ăn từ 3-4 quả trứng gà để bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhé.

Uống thuốc sắt

Ngoài những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu được kể trên, mẹ có thể uống thêm thuốc sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai. 

Tùy vào tình trạng thiếu sắt của mỗi mẹ bầu, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp để uống. Tuy nhiên, khi dùng mẹ không nên quá lạm dụng cũng như dùng chung với những thực phẩm từ sữa khác. Đồng thời, thuốc sắt dễ gây táo bón cho mẹ nên mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ nhé. 

Chăm sóc mẹ bầu chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là những mẹ bầu bị thiếu máu. Do đó, những thông tin trong này hy vọng có thể giúp mẹ biết được những loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu tốt và áp dụng thử nhé

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/pregnancy/iron-rich-foods-for-pregnancy

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;