Sinh non 24 tuần tuổi: Câu chuyện sinh con | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Sinh non ở tuần 24 - Chiến binh dũng cảm của tôi

Sinh non ở tuần 24 - Chiến binh dũng cảm của tôi

Sinh non ở tuần 24 - Chiến binh dũng cảm của tôi

Khó có thể tưởng tượng nổi một đứa trẻ được sinh khi mới chỉ 24 tuần tuổi (6 tháng) sẽ phải đối mặt với những gì. Hãy cùng chia sẻ câu chuyện có thật về đứa trẻ sinh non 6 tháng của một bà mẹ không may phải sinh non và hành trình tìm sự sống của một em bé dũng cảm.

Trong bốn tháng đầu thai kỳ, tôi cảm thấy hơi sợ vì bị ra nhiều máu. Sau hai lần siêu âm, bác sĩ phát hiện tôi bị “tử cung hai sừng”, một dạng dị tật do điểm ở chính giữa chưa được sáp nhập nên làm nó trông giống hình trái tim. Khi em bé phát triển sẽ tác động làm chảy máu. Ông ấy còn nói đến khoảng tuần 18 –20 thì nó sẽ ngưng chảy máu và không gây hại gì cho quá trình mang thai lẫn em bé. Tôi nghe vậy thấy nhẹ nhõm hơn vì tin rằng máu sẽ ngừng chảy.

Tham khảo: Dấu hiệu sinh non

Chúng tôi đi khám thai ở tuần 20 và rất vui khi thấy con gái khỏe mạnh. Nhưng mọi chuyện bắt đầu khi thai được 23 tuần 5 ngày. Lúc đó tôi bắt đầu thấy đau, tôi nghĩ không lẽ đã bị chứng đau giả (gò sinh lý Braxton Hicks) rồi sao. Tôi cố gắng ngồi xuống ghế và nghỉ ngơi thư giãn.  Một tiếng sau cơn đau dữ dội hơn nên tôi phải đi bệnh viện để kiểm tra. Tôi còn tự tin nghĩ rằng nó chỉ là cơn đau giả thôi và sẽ sớm được về nhà nhưng tôi đã nhầm to. Bác sĩ nói là tôi đang có dấu hiệu sinh non, cửa mình đã mở được 3,5 cm, nước ối cũng vỡ rồi.

Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh

Sinh non 24 tuần tuổi: Câu chuyện sinh con

Mặc dù đã cố gắng để chặn quá trình sinh con của tôi (hoặc ít nhất là kéo dài nó đủ lâu nhằm giúp phổi em bé có cơ hội phát triển hoàn thiện hơn), nhưng nó đến rất nhanh làm chúng tôi không kịp trở tay. Con chúng tôi rất nhỏ và chưa phát triển đầy đủ, cơ hội sống sót của con bé chỉ có 50% thôi. Còn nếu nó qua khỏi, nhẹ nhất cũng bị dị tật bẩm sinh. Các bác sĩ hỏi chúng tôi liệu có muốn giữ lại con bé sau khi nó được sinh ra không. Bạn có hiểu đó là một quyết định khó khăn như thế nào không? Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải lựa chọn như vậy cả. Cuối cùng chúng tôi quyết định sẽ cứu sống con gái bé nhỏ. Chúng tôi đặt tên con là Xuân An.

11 tiếng sau bé An chào đời. Con bé chỉ nặng có 650 gram và chỉ số APGAR (chỉ số sống sót trẻ sơ sinh) chỉ đạt 4 điểm thôi. Một tiếng sau tôi được đưa lên phòng chăm sóc đặc biệt để gặp con. Thế giới của tôi như ngừng lại khi tôi nhìn vào đốm sống màu hồng bé tí xíu đó, thật đẹp nhưng cũng thật mong manh. Cơ thể bé nhỏ của con bé bị bủa vây với cơ man các ống dẫn, dây điện và máy móc hỗ trợ. Thật khó mà chịu đựng nổi khi phải chứng kiến cảnh tượng đó, xót xa lắm.

Tôi không thể tin được những gì đã xảy ra khi nhìn xuống cái bụng đã từng mang thai của mình rồi lại nhìn đứa con nhỏ bé đang nằm trong chiếc hộp đang đặt trước mặt. Con bé quá nhỏ bé và mỏng manh, giờ thì chúng tôi đã có nó và yêu nó biết dường nào.

Con bé không tự thở được nên phải cần đến máy thở, phổi nó chưa phát triển đầy đủ. Nó cũng không ăn uống gì được vì cơ thể nhỏ bé vẫn chưa sẵn sàng. Mắt chưa mở và con bé còn bị xuất huyết não trong lúc sinh. Chúng tôi biết mình không có nhiều thời gian nên lúc nào cũng túc trực bên con bé đến nỗi quên ăn quên ngủ. Phải tận dụng từng giây phút để ở bên khi con bé còn sống. Vợ chồng tôi chỉ muốn được nghe tiếng nó thở, nhìn thấy những cái uốn mình của nó và chạm vào đôi bàn chân và tay tí hon ấy.

Bé An có một lỗ hổng thông vào tim khiến máu chảy ngược qua phổi. Các bác sĩ cố gắng để ngăn ống thông đó lại nhưng việc chưa trị vẫn chưa thành công. Khi được 21 ngày tuổi nó cũng chỉ nặng có 518 gram, nhưng rồi vẫn phải gửi đi phẫu thuật đóng lỗ hổng đó lại. Được sinh khi mới chỉ 24 tuần tuổi nên con bé quá yếu ớt và phổi chưa phát triển hoàn thiện. Nó phải cần nhiều sự hỗ trợ hơn bình thường, thậm chí là cả chuyện thở nữa. Do đó, để thu hẹp lỗ hổng ở tim, bác sĩ phẫu thuật cần phải làm xẹp phổi.

Họ giải thích rằng đối với những em bé quá nhỏ, nguy cơ thất bại ngay trên bàn mổ là rất lớn. Bé An mới chỉ vào phòng mổ 1 giờ đồng hồ nhưng tôi thấy như ngồi trên đống lửa. Đó là khoảng thời gian chờ đợi dài nhất của cuộc đời tôi. Thật may sau đó họ báo tin là con bé đã qua khỏi.

Con bé phục hồi dần sau ca phẫu thuật và bắt đầu tăng cân. Lúc nó được 59 ngày tuổi, tôi mới được ôm nó lần đầu tiên. 60 ngày tuổi, con bé vẫn cần các máy trợ giúp. Phổi nó bị tổn thương nghiêm trọng và trở thành bệnh mãn tính. Chỉ có một cách giúp cho mọi việc này chấm dứt, nếu chúng tôi đồng ý, họ sẽ dùng một liều thuốc đủ để làm xuất huyết não, dẫn đến khuyết tật và tử vong. Thậm chí không làm như vậy thì cũng có rất ít cơ hội sống sót.

Các bác sĩ cho biết, họ sẽ cố gắng lần cuối khi cho con bé hai mũi tiêm steroids để giảm chứng viêm phổi và hy vọng nó có thể thở được. Nếu mà không có tác dụng nữa thì coi như hết cách và đành phải để con bé ra đi.

Thời gian cuối cùng của hai tuần điều trị, bé An có vẻ khá hơn một chút nhưng cũng chỉ đủ để con bé  không dùng đến những hỗ trợ kỹ thuật thôi. Chúng tôi cầu nguyện và hy vọng con bé sẽ thở, và nó đã làm được. Rồi bé được chuyển sang máy CPAP (máy thở áp lực dương liên tục) để hỗ trợ làm căng phổi giúp con bé dễ thở hơn.

Tới lúc được 3 tháng, con bé lại bị biến chứng từ việc hấp thụ lượng oxi quá cao mà con bé tiếp xúc trong suốt quá trình hỗ trợ từ ống thở. Nó làm cho võng mạc phát triển không bình thường, chúng có thể bị rách và con bé có thể mù. Phương pháp duy nhất có thể để chữa trị là phẫu thuật mắt bằng tia laser. Phẫu thuật có thể giúp cho võng mạc không bị rách nhưng nó làm hạn chế tầm nhìn, nghĩa là nó vẫn nhìn được nhưng sẽ bị cận thị. Chúng tôi được khuyến cáo là nguy cơ bị mù vẫn còn nên bé cần được gặp bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị cứ mỗi 9 tháng một lần. Phải kiểm tra võng mạc để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt và vẫn khỏe mạnh.

Sau khi phẫu thuật, chúng tôi chuyển con bé vào khu có y tá chăm sóc đặc biệt. Nếu mọi việc vẫn tiến triển tốt, chúng tôi có thể đón bé về nhà. Con bé vẫn cần dùng ống thở oxi nên chúng tôi đặt mua vài cái để thay đổi ở nhà.

Nhưng cứ hết tai này rồi đến ách nọ, trước ngày về nhà 3 hôm thì con bé bỗng sốt nóng. Bác sĩ kiểm tra nói nó bị cảm và có thể do nó được ủ kỹ quá nên nóng thôi. 11 giờ đêm chúng tôi chào tạm biệt con bé để về nhà nghỉ ngơi một chút. Nhưng tới chừng 3 giờ sáng bệnh viện gọi khẩn cấp báo tin quay vào gấp. Người con bé đã tím tái và ngưng thở, y tá nói “con bé được đánh thức và gửi qua phòng chăm sóc đặc biệt rồi, nhưng có thể nó không qua khỏi tối nay”.

Vợ chồng tôi hớt hải chạy vào bệnh viện, cảm thấy thật xót xa, tại sao chuyện này lại có thể xảy ra khi chỉ còn một chút xíu nữa thôi là chúng tôi có thể đón bé về nhà.

Con bé được tiêm thuốc kháng sinh và sau đó thì họ phát hiện nó bị nhiễm trùng tụ cầu. Đó là một loại khuẩn khá phổ biến, có rất nhiều ở bệnh viện và có khả năng gây chết người. Chúng tôi đã nghe kể rất nhiều về những đứa trẻ sinh non bị nhiễm tụ cầu khuẩn rồi qua đời vì bị suy giảm hệ miễn dịch nhưng không ngờ con mình cũng bị. Thật khó mà dám hình dung là con bé lại phải một lần nữa chống chọi với bệnh tật, trông nó giống một chiến binh đang giành giật sự sống. Thật may mắn vì cuối cùng con bé cũng qua khỏi. Con bé dũng cảm hơn tôi tưởng!

Sau 112 ngày chiến đấu ở bệnh viện, chúng tôi đón bé về nhà. Mặc cho nguy cơ tử vong hoặc bệnh tật lên đến 85%, nhưng sức khỏe của bé An vẫn tiến triển tốt. Gia đình tôi phải áp dụng từ việc điều trị tâm lý thông thường đến vật lý trị liệu, khả năng nói và đánh giá hiệu quả điều trị cho con bé và rất may là nó đã phát triển bình thường. Hiện giờ con bé xinh xắn và thông minh, giống như thiên thần. Giống như có phép lạ vậy! Chúng tôi vui mừng vì đã cho nó cơ hội sống và cũng thật may mắn khi có được con bé ở bên mình cho đến tận bây giờ. 

Tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh

>> Bí kíp cho mẹ: 

Dù là sinh non, hay sinh đúng ngày, bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng luôn cần một sự chăm sóc đặc biệt, nhất là những món đồ dùng hàng ngày như tã, bỉm. Tã bỉm là thứ tiếp xúc với trẻ sơ sinh gần như là mỗi ngày trong những năm tháng đầu đời. Do đó, khi chọn tã cho bé, mẹ nên ưu tiên loại tã thấm hút tốt, sử dụng chất liệu an toàn để không gây hại cho làn da của bé. Dòng Tã dán cao cấp Huggies Naturemade sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho làn da nhạy cảm của bé yêu. Thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch và không chứa hóa chất gây hại, sản phẩm được chứng nhận cực kỳ an toàn cho da bé tại viện nghiên cứu Đức. Bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Đồng thời thiết kế bề mặt 3D mỏng nhẹ, tã sẽ giúp thấm hút nhanh, khô thoáng lên đến 12 tiếng. Tã Huggies Naturemade có bảng size đa dạng từ dưới 5kg đến dưới 15kg (NB, S, M, L, XL, XXL) gồm cả tã dán và tã quần cho mẹ thoải mái lựa chọn.
Huggies còn có dòng Tã dán, tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên. Tinh chất tràm trà có trong tã giúp làm dịu làn da bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%. Tã tràm trà có kích thước từ M đến XXXL, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Mẹ cân nhắc lựa chọn hai dòng tã này cho bé yêu trải nghiệm nhé.

 

Tã quần cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã quần cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 24/08/2021

Đau lưng sau sinh mổ - Những điều mẹ cần biết

Đau lưng sau sinh mổ là hiện tượng phổ biến. Để điều trị dứt điểm đau lưng sau sinh, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sau đây nhé!

trẻ sinh non
Sinh con 02/11/2018

Tìm hiểu về sinh non

Trẻ được coi là sinh non nếu sinh ra trước 37 tuần thay vì ở giữa tuần 38-42. Trẻ bị sinh non sẽ dễ bị nhẹ cân hơn trẻ sinh đủ tháng và có thể gặp vấn đề về sức khỏe vì các bộ phận trong cơ thể chưa có đủ thời gian để hoàn thiện.

Nấu ăn cùng bé
Bé tập đi 04/01/2019

Nấu ăn cùng bé

Những bậc làm cha mẹ cho rằng hướng dẫn bé nấu ăn cùng bạn là cách nuôi dạy trẻ tốt nhất để bé ý thức được bổn phận là một thành viên trong gia đình. Thông qua việc giúp nấu ăn, bé sẽ được học những bài học nuôi dạy trẻ đầu tiên về cuộc sống như hành động nấu ăn gia đình, cách phân loại thực phẩm, hoạch định việc nấu ăn, dọn bàn ăn…

Huggies đồng hành cùng bạn

Huggies Power of Hugs

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ