Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Quan hệ tình dục khi mang thai

quan hệ khi mang thai

Trong quá trình mang thai, các hormones thay đổi dẫn đến nhu cầu cho "việc yêu" của nhiều mẹ bầu có khả năng cao hơn. Tuy nhiên, kích thước vòng bụng tăng dần cũng như những thay đổi về ngoại hình có thể làm nhiều mẹ mất cảm giác tự tin hoặc cảm thấy không an toàn để quan hệ trong thời gian này. Vậy làm cách nào để chuyện chăn gối vẫn luôn giữ lửa mà an toàn cả cho bé yêu trong bụng? Mẹ cùng Huggies tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: 

Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu

Có nên quan hệ khi mang thai?

Trước khi trả lời cho câu hỏi này, mẹ bầu cần hiểu con yêu đang được an toàn kể cả khi vợ chồng bạn có phát sinh "chuyện yêu" như bình thường. Vì lúc này, bé đang được nằm yên trong tử cung, được bao bọc bởi nước ối và màng ối vững chắc. Lúc này, cơ quan sinh dục của người bố không thể tác động được đến bé và nút nhầy ở cổ tử cung người mẹ cũng sẽ ngăn cản tinh dịch, hạn chế cơ hội vi khuẩn có thể xâm nhập làm tổn thương con. 

Vì bé yêu luôn được giữ an toàn, nên mẹ hoàn toàn yên tâm có thể thực hiện "chuyện yêu" trong thời kỳ mang thai nhé!

Những lợi ích từ việc quan hệ trong thai kỳ

Với tần suất vừa đủ và những động tác nhẹ nhàng, quan hệ trong thai kỳ không những mang đến cho mẹ những giây phút thăng hoa về mặt cảm xúc mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cả cho mẹ và bé nữa:

  • Ổn định sức khỏe cho bé: Khi mẹ đạt khoái cảm, bé yêu trong bụng cũng sẽ được truyền tín hiệu êm ái, thư giãn, giúp bé yêu gắn kết và thoải mái hơn.
  • Giảm căng thẳng: Việc "lên đỉnh" khi quan hệ trong thai kỳ sẽ giúp mẹ sản sinh adrenaline - một hoạt chất giúp mẹ thư giãn, giải tỏa tâm lý. Chưa kể, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên trong lúc quan hệ sẽ làm mẹ càng nhạy cảm hơn, việc gối chăn được thăng hoa, đạt ngưỡng cực khoái hơn bao giờ hết.
  • Kiểm soát cân nặng: Quan hệ là một trong những hoạt động tiêu hao năng lượng nhất. Vì vậy, quan hệ vợ chồng trong thời gian này có thể giúp mẹ giải phóng bớt một số nguồn năng lượng dư thừa, kiểm soát tốt cân nặng trong suốt thai kỳ.
  • Cải thiện giấc ngủ: Khó ngủ là một trong những hội chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Quan hệ khi mang thai có thể giúp cơ thể các mẹ sản sinh 2 loại hormones là oxytocin và endorphins. Những hormone này có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng, đẩy nhanh tuần hoàn máu, đặc biệt là cân bằng sự trao đổi chất. Từ đó, giúp mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn.
  • Thúc đẩy lưu thông máu: Nhu cầu máu trong giai đoạn thai kỳ cần được tăng gấp đôi để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cả mẹ và bé yêu trong bụng. Các hormones được giải phóng trong quá trình quan hệ sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, đảm bảo cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé.
  • Giảm đau hiệu quả: Bên cạnh thiếu ngủ, các cơn đau đầu, đau lưng, đau chuột rút,... là những gì mẹ bầu có thể phải đối mặt. Hormones oxytocin và endorphins được sản sinh khi quan hệ, một lần nữa, sẽ giúp mẹ giảm đau tự nhiên mà không phải dùng thuốc.
  • Giảm huyết áp: Trong tinh trùng của người chồng có thành phần HLQ-G, đây là một loại protein giúp giảm huyết áp ở phụ nữ có thai rất tốt. Vì vậy, với mẹ bầu thường bị tăng huyết áp ở các giai đoạn trong thai kỳ, thì việc quan hệ đều đặn khi mang thai là một phương pháp hiệu quả. Việc kiểm soát tốt huyết áp là tiền đề giúp mẹ bầu hạn chế tối đa nguy cơtiền sản giật về sau nữa, mẹ chú ý nhé!
  • Gắn kết tình cảm vợ chồng: Việc quan hệ hòa hợp còn giữ nhiệm vụ thúc đẩy sự gắn kết đôi lứa. Mẹ bầu quan hệ đều đặn sẽ tạo được mối liên kết mạnh mẽ trong thai kỳ và càng làm tăng tình cảm mặn nồng giữa hai vợ chồng.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Kháng thể IgA và Globulin được sản sinh trong quá trình quan hệ sẽ giúp mẹ phòng tránh được một số bệnh như: cảm lạnh, cảm cúm theo mùa. Đây là một trong những lợi ích hết sức quan trọng của "việc yêu" trong thai kỳ, vì trong chính giai đoạn này, hệ miễn dịch của mẹ được đánh giá là khá nhạy cảm.
  • Kiểm soát bàng quang, hạn chế tiểu tiện nhiều lần: Một trong những nỗi phiền muộn với những mẹ bầu, đặc biệt càng về cuối thai kỳ, chính là việc phải đi tiểu tiện nhiều lần. Nếu vẫn giữ nhịp quan hệ đều đặn, mẹ có thể kiểm soát được các cơ co thắt bàng quang và đường tiết niệu tốt hơn, tránh sự phiền muộn khi phải ra vào nhà vệ sinh liên tục đấy!
  • Thúc đẩy quá trình sinh: Đối với các mẹ có khả năng chịu đau kém, thì việc vượt cạn có thể nói như một nỗi ám ảnh kéo dài. Hoạt chất prostaglandin có trong tinh dịch của người chồng và các hoạt động co bóp của các cơ ở khung xương chậu sẽ giúp cổ tử cung mềm hơn và dễ nở hơn trong quá trình chuyển dạ. Từ đó, thúc đẩy thời gian sinh bé diễn ra nhanh chóng hơn, giúp mẹ sinh nở suôn sẻ và nhẹ nhàng hơn.
  • Tăng tốc độ phục hồi sau sinh: Hoạt động tình dục giống như nhữngbài tập kegel. Nó không chỉ giúp tăng cường cơ bắp vùng chậu, "tăng tốc" quá trình vượt cạn, giảm đau, mà còn tăng tốc độ phục hồi sức khỏe sau sinh nữa.

Quan hệ trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ)

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi mẹ còn cảm thấy khó chịu do các triệu chứng ốm nghén thường trực thì con yêu cũng đang trải qua giai đoạn quan trọng để thành hình. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ bầu thường có tâm lý kiêng cữ chuyện gối chăn để đảm bảo sức khỏe thai nhi trong bụng.

Thai nhi trong 3 tháng đầu có vị trí và sức khỏe vẫn đang nằm trong vùng an toàn. Vì thế, mẹ có thể an tâm tận hưởng chuyện chăn gối, mẹ nhé. Huggies gợi ý một số lời khuyên cho việc quan hệ trong tam cá nguyệt thứ nhất như sau:

  • Sử dụng các tư thế nhẹ nhàng: Việc sử dụng các tư thế thô bạo, kích thích có thể khiến vùng tiểu khung của mẹ bị xung huyết. Tử cung co bóp dễ dẫn đến khả năng bị sảy thai.
  • Thời gian quan hệ không nên quá lâu: Bên cạnh yếu tố về tư thế, việc quan hệ trong thời gian quá lâu có thể làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, vùng tiểu khung cũng dễ bị xung huyết. Nguy cơ mất thai từ đó cũng tăng cao.
  • Tiền sử bệnh: Nếu trước đây mẹ có các bệnh nền như: cổ tử cung ngắn, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng hoặc lần mang thai trước có một số sự cố như: sảy thai, sinh non, mang đa thai, nhau thai bám thấp, có vấn đề bất thường cổ tử cung, v.v... thì mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tham khảo: Các tư thế quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Quan hệ trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ)

tam cá nguyệt thứ hai, tức từ tháng 4 - 6 khi mang thai, sức khỏe mẹ bầu sẽ ổn định hơn. Những cơn ốm nghén đã dịu dần, tâm lý ổn định hơn, lượng máu lưu thông đến vùng ngực và vùng xương chậu tăng... Bên cạnh đó, ngực mẹ bầu mềm mại, âm đạo cũng căng và nhạy cảm hơn. Chính những thay đổi về sinh lý này khiến nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy hưng phấn và ham muốn gần gũi chồng mình hơn.

Khi quan hệ ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần ghi nhớ:

  • Sử dụng các tư thế "nương" vùng bụng: Cơ thể mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai đã có những thay đổi rõ rệt như bụng sẽ căng và nặng hơn trước. Do đó, các tư thế khó và động tác mạnh có thể tăng áp lực lên vùng bụng gây ảnh hưởng trực tiếp đến "tổ ấm" của bé yêu đang trong bụng.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà khuyên các mẹ rằng:

bac si

+ Giao hợp thưa hơn bình thường: 1 tuần/ lần

+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khi quan hệ cũng sạch sẽ không thò tay vào sâu trong âm đạo

+ Tuyệt đối không quan hệ khi đang có viêm âm đạo, âm hộ.

bac si

Tham khảo: Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

Quan hệ trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)

Trái với suy nghĩ của nhiều người, theo trang Parents, việc quan hệ tình dục trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là hoàn toàn lành mạnh và an toàn. Nếu như đang có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh và không có bất kỳ biến chứng nào thì mẹ hãy yên tâm "giữ lửa" trong việc yêu nhé!

Những lưu ý cho việc yêu trong giai đoạn này sẽ tương tự với trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ hãy tận hưởng việc yêu trước khi gia đình mình đón chào thành viên mới.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Quan hệ tình dục trong thai kỳ

Những lưu ý khi quan hệ trong thai kỳ

Trong từng giai đoạn tam cá nguyệt, mẹ nên lưu ý thêm một số điểm sau khi quan hệ trong giai đoạn mang thai như:

  • Sử dụng bao cao su: Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé yêu trong bụng. Cụ thể, bé có thể gặp tình trạng chậm phát triển hoặc dị tật khi sinh ra.
  • Không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tình dục: Với các mẹ có tử cung ngắn, việc đưa dị vật vào âm đạo có thể tác động trực tiếp đến bé yêu trong bụng. Chưa kể các vi khuẩn có trên các vật dụng này cũng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Không quan hệ bằng miệng: Việc thổi khí vào âm đạo có thể làm lây lan vi khuẩn, gây những hậu quả khó lường. Bên cạnh đó, nếu như người chồng mắc bệnh herpes ở miệng, quan hệ tình dục bằng phương thức này có thể làm nhiễm trùng cơ quan sinh dục của mẹ bầu.

Mẹ bầu có thể có tâm lý tự ti khi cơ thể ngày càng đẫy đà hơn nhưng mẹ đừng vì thế mà bỏ quên "việc yêu" nhé! Giai đoạn này là giai đoạn mẹ cần nhận được sự thương yêu và trân trọng hơn bao giờ hết từ chính người bạn đời của mình. Huggies mến chúc mẹ và bé có một thai kỳ hoàn toàn ổn định và mái ấm gia đình luôn trong ấm ngoài êm!

Để có thêm thông tin chăm sóc trong thai kỳ, mẹ hãy đọc thêm các bài viết Chăm sóc khi có thai nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Mang thai 07/12/2018

Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa

Chuột rút khi mang thai là sự co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hoặc nhiều nhóm cơ gây đau ở đùi, bắp chân và chân dữ dội.

Siêu âm thai 7 tuần
Mang thai 26/12/2018

Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi và những điều quan trọng mẹ cần biết

Dựa vào hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi để biết thai nhi đã bám chắc chưa, để xem nhịp tim và chỉ số phát triển. Tìm hiểu chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi và dấu hiệu thai khỏe.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;