Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Siêu âm thai kì

Siêu âm thai kỳ, thấy và biết những gì?

Đa số bà bầu sẽ được siêu âm thai ít nhất 1 lần, trong giai đoạn mới phát hiện có thai hay lúc thai khoảng 20 tuần. Do đó, siêu âm thai là từ rất quen thuộc với các bà bầu. Siêu âm trong thai kì là một trong những dụng cụ hỗ trợ tầm soát những gì đang xảy ra với bà bầu cũng như sự phát triển thai nhi theo tuần.

Siêu âm thai trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thường dùng để xác định có thai cũng như ngày dự sinh và xem thai có gì bất thường không. Thường nhất là siêu âm lúc 18-20 tuần. Nếu bà bầu có gì lo lắng cho thai nhi thì sẽ làm thêm siêu âm trong tam cá nguyệt cuối để đánh giá sự phát triển của bé. Đánh giá tình trạng của bé bao gồm kích cỡ, cân nặng, sự phát triển, thể tích ối.

Thỉnh thoảng, kết quả siêu âm trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối sẽ giúp khuyến cáo là bé nên được chăm sóc ở phòng chăm sóc bé sơ sinh đặc biệt hơn là tiếp tục ở trong tử cung mẹ, hoặc là khuyến cáo bé có thể sinh non chứ không có gì nguy hại nếu tiếp tục thai kì.

 Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Siêu âm thai kì là gì?

Máy siêu âm sẽ gửi sóng cao tần đi qua tử cung mẹ. Những sóng này cao hơn những gì tai người có thể nghe được do đó siêu âm thai là quá trình cần sự yên tĩnh. Sóng siêu âm được truyền từ đầu dò của máy siêu âm. Sóng siêu âm khi gặp thai nhi sẽ tạo ra những sóng dội ngược lại và tạo ra hình ảnh bé trên màn hình. Bạn hãy yên tâm là  siêu âm không gây đau hay gây hại cho cả bà bầu lẫn thai nhi. Những hình ảnh siêu âm phản ánh hình ảnh mới nhất của thai nhi. Không hề có khoảng chờ từ lúc siêu âm đến lúc thấy được hình ảnh của bé. Bạn có thể thấy bé di chuyển hay đạp tay chân. Hình ảnh rất động.

Khi đi siêu âm, bác sĩ sẽ thoa lên bụng bạn lớp gel ấm. Lớp gel này giúp giảm sự ngăn cách giữa da và đầu dò siêu âm, sóng siêu âm sẽ truyền tốt hơn.

Các mô cứng như xương sẽ cho hình màu trắng mà mô mềm thì màu xám. Dịch ối sẽ có màu đen vì sóng siêu âm đi qua dịch ối mà không tạo ra sóng phản âm ngược lại. Các tín hiệu sẽ được dịch lại và cho ra hình ảnh thông tin ta cần.

Tham khảo: Siêu âm 2DSiêu âm 3D

Bạn sẽ thấy được gì?

Bạn sẽ có thể thấy được bé, hình dạng bé và cả các cơ quan nội tạng của bé nữa, như là não, tim, phổi, thận, gan và dạ dày; ngoài ra còn có cột sống, tứ chi, cơ quan sinh dục và sự di chuyển của bé. Bác sĩ có thể sẽ in một tấm ảnh cho bạn đem về nhà nhưng bạn đừng mong đợi nó sẽ đẹp hay chi tiết như hình chụp nhé. Bạn cũng đừng mong đợi sẽ có cả một DVD quay hình ảnh bé. Các phòng khám hiện nay ít quay lại DVD vì sợ đây sẽ là bằng chứng nhỡ như có biến chứng nào của bé mà họ không phát hiện được. Nếu bạn muốn xin hình nào của bé thì cứ báo với bác sĩ siêu âm

Bạn sẽ thấy được gì khi siêu âm thai kỳ

Liệu siêu âm thai có gây đau cho bà bầu hay thai nhi?

Siêu âm được làm thường quy ở khắp mọi nơi từ mấy chục năm trước. Có nhiều nghiên cứu cho thấy có thể có nguy cơ gây hại cho bà bầu và bé. Tuy nhiên, đến hiện này thì chưa hề có bằng chứng xác thực nào về mối nguy hại của siêu âm cả. Siêu âm là phương pháp không xâm lấn vào cơ thể. Siêu âm cũng không phải quá trình phẫu thuật vì không có mổ xẻ gì qua da cả. Siêu âm cũng không dùng tia như chụp X-ray nên nó hầu như là an toàn với thai kì.

Hiện nay, siêu âm được phát triển và quản lý tốt, đội ngũ nhân viên huấn luyện chuyên nghiệp. Siêu âm trở nên quá thông dụng đến nỗi nếu nó có gây nguy hại nào thì sẽ ngay lập tức được nghiên cứu ngay.

Tại sao bạn cần siêu âm trong thai kì?

Có nhiều nguyên nhân để siêu âm trong thai kì nhưng thông dụng nhất là:

  • Xác định có thai.
  • Xác định tuổi thai.
  • Kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của thai.
  • Xác định số thai trong tử cung.
  • Xác định vị trí của nhau thai.
  • Đánh giá nguy cơ hội chứng Down (tuần 11-13).
  • Đánh giá các nguy cơ khác như tật khuyết thần kinh chẳng hạn.
  • Xác định giới tính (tuần 20).
  • Xác định biến chứng thai kì trong trường hợp có chảy máu âm đạo, bà bầu đau bụng hay thai giảm máy.
  • Phát hiện thai ngoài tử cung thường gặp là thai phát triển trong vòi trứng.
  • Hướng dẫn để chọc nước ối làm xét nghiệm. Nhằm đảm bảo kim không đâm trúng thai nhi.
  • Kiểm tra u xơ tử cung hay u buồng trứng.

Bạn có thể siêu âm ở đâu?

Đa số các phòng khám thai hay phòng xét nghiệm đều có dịch vụ siêu âm.

Quá trình siêu âm thường khoảng 30 phút. Nếu bạn hẹn trước cho siêu âm đầu dò âm đạo và sau đó cần làm thêm siêu bụng thì có thể kéo dài 1 tiếng. Bạn không nên nóng vội vì đây là lúc bạn được nhìn thấy bé mà.

Khi nào thì bạn nhận được kết quả siêu âm?

Bạn sẽ thấy được hình ảnh thai nhi cùng lúc với khi bác sĩ làm siêu âm cho bạn. Bạn sẽ thấy được nhiều mặt cắt khác nhau cho hình ảnh của bé. Nhiều phòng khám còn lắp hẳn màn hình riêng và lớn cho các bà bầu xem cho dễ.

Nếu có gì không rõ ràng trong lúc siêu âm, bác sĩ siêu âm có thể nhờ thêm bác sĩ khác xem kết quả và cho ý kiến. Và như vậy thì bạn sẽ phải chờ đợi kết quả lâu hơn. Việc này có thể khiến bạn lo lắng. Nhưng đôi khi để xác định là bình thường thì cần chắc chắn nhiều yếu tố.

Kết quả sau đó có thể được gửi thẳng đến bác sĩ sản khoa của bạn theo yêu cầu. Và bác sĩ sẽ là người thông báo kết quả siêu âm cho bạn. Dĩ nhiên, bác sĩ sẽ giải thích nếu có biến chứng nào phát hiện qua siêu âm.

Ai sẽ làm siêu âm cho bạn?

Siêu âm thường do các kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh chuyên về siêu âm làm. Họ được huấn luyện về cách siêu âm, nguy cơ và cả cách đọc kết quả. Nếu có gì không rõ, kết quả sẽ được bác sĩ chuyên về chẩn đoán hình ảnh kiểm tra lại.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm?

Trong trường hợp siêu âm ở tam cá nguyệt đầu tiên, bạn sẽ cần uống nước và giữ bàng quang căng đầy. Phòng siêu âm nơi bạn chọn sẽ hướng dẫn bạn kỹ hơn, như là uống 750ml-1 lít nước trong 1 tiếng trước khi siêu âm và cố gắng không đi tiểu cho tới khi siêu âm xong. Bàng quang đầy sẽ giúp đẩy tử cung lên cao gần xương mu hơn và sẽ dễ quan sát hơn.

Trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc khi siêu âm tầm soát, bà bầu nên uống khoảng 2 ly nước trong vòng 1 tiếng trước khi siêu âm. Cũng có trường hợp cần uống thuốc trước khi siêu âm, nếu có thì bác sĩ sẽ kê toa và hướng dẫn bạn trước.

Mặc dù siêu âm không gây đau nhưng vẫn có thể làm bạn khó chịu vì tức bàng quang chẳng hạn. Lúc người làm siêu âm ấn đầu dò trên bụng bạn, bạn cũng có thể rất khó chịu dù thời gian ngắn thôi. Trường hợp bạn chịu không nổi thì nên thông báo với người làm siêu âm  và bạn có thể tiểu bớt cho dễ chịu, cũng như người làm siêu âm sẽ xoay chuyển đầu dò sao cho bạn thoải mái hơn.

Bạn có thể bị yêu cầu nín thở trong thời gian rất ngắn khi siêu âm để có được hình ảnh rõ nét hơn chẳng hạn. Quá trình hít thở có thể ảnh hưởng độ sắc nét của hình siêu âm.

Liệu bạn có thể biết giới tính của thai?

Dĩ nhiên bạn có thể biết. Tuy nhiên trong trường hợp bé nằm tư thế gây khó quan sát thì người siêu âm cũng khó xác định. Thông thường lúc 20 tuần tuổi là lúc dễ xác định giới tính của thai nhi. Bạn cũng có thể giữ sự hào hứng cho đến khi sinh bằng cách chọn lựa không biết trước giới tính bé, khi đó bạn nên nói trước với người làm siêu âm cho bạn.

Bạn nên nhớ mục đích của siêu âm không phải chỉ để biết giới tính của bé. Quan trọng là theo dõi sự phát triển của bé trong tử cung và tầm soát biến chứng nếu có

Tham khảo: Thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính

Siêu âm thai kỳ có biết giới tính thai nhi

Siêu âm qua ngả âm đạo là gì?

Đây là cách siêu âm đưa trực tiếp đầu dò vào âm đạo để lấy hình ảnh trong tử cung. Nếu bạn phát hiện có thai ở giai đoạn rất sớm thì siêu âm qua bụng có thể chưa thấy được gì mà cần phải siêu âm qua ngả âm đạo.

Siêu âm qua ngả âm đạo không gây hại cho bà bầu lẫn thai nhi. Thời điểm cần siêu âm qua ngả âm đạo thường là 7 tuần, có khi đến tận 12 tuần vẫn cần.

Lưu ý

Siêu âm trong thai kì không cần thiết 100%. Và cũng không có nghĩa siêu âm phát hiện hết 100% các biến chứng. Kết quả siêu âm có thể sai tuỳ thuộc vào người siêu âm, máy móc. Sự thật là siêu âm không chính xác 100%. 

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé chưa? Tham khảo cách đặt tên cho con cùng Huggies nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;