Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chứng động kinh

Chứng động kinh

Sản giật là tình trạng nghiêm trọng khi tiền sản giật trở nên mất kiểm soát. Ở các nước phát triển, tình trạng này hiếm gặp vì đa số các trường hợp tiền sản giật tiến triển đều được phát hiện trước khi chuyển thành sản giật. Tuy nhiên, thống kê vẫn cho thấy khoảng 1/2000– 3000 bà bầu có thể bị sản giật. Sản giật ít khi xảy ra trước tuần 20 của thai kì, đa số xuất hiện từ tuần 20 đến tuần 31.

Sản giật được xem là trường hợp cấp cứu sản khoa vì sức khoẻ của mẹ và bé đều có thể bị ảnh hưởng. Sản giật có thể đe đến tính mạng nên cần đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản ngay lập tức để có sự chăm sóc đặc biệt.

Triệu chứng của Sản giật

  • Tăng huyết áp.
  • Hôn mê hoặc co giật là dấu hiệu điển hình của sản giật.
  • Co giật xảy ra mà trước đó không có tiền sử bệnh lý ở não như động kinh chẳng hạn.
  • Suy thận.
  • Suy thai (giảm nhịp tim thai).
  • Tiểu cầu thấp.
  • Kích động và cử động không ngừng.
  • Đau nhức cơ.

Có những bà bầu có dấu hiệu của sản giật mà không hề bị tiền sản giật trước đó. Thậm chí một số trường hợp sau khi em bé sinh ra rồi, bà mẹ có thể bị co giật sau sinh. Do đó, nên theo dõi sát và dùng thuốc chống co giật nếu cần.

Sản giật xảy ra như thế nào?

Trong sản giật, mạch máu sẽ bị co thắt lại, không thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và đến thai nhi. Các cơ quan sinh tồn như gan, thận và não phải chấp nhận giảm lưu lượng máu và không thể hoạt động hiệu quả được. Co giật thường xảy ra vì não bị thiếu oxy.

Yếu tố nguy cơ phát triển sản giật

  • Thường gặp ở bà bầu trẻ tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi.
  • Mang thai con đầu lòng.
  • Bà bầu có điều kiện kinh tế xã hội thấp, thiếu dinh dưỡng, thiếu điều kiện chăm sóc sức khoẻ (khó phát hiện sớm tiền sản giật).
  • Di truyền cũng là yếu tố nguy cơ dù hiểu biết về nó chưa rõ ràng.
  • Cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh và não đặc biệt(gặp ở một số bà bầu dù chưa có bằng chứng rõ ràng).
  • Chế độ ăn của mẹ thiếu dinh dưỡng.
  • Gốc người Mỹ Phi.
  • Thai kì có biến chứng như tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc các bất ổn khác.
  • Mang đa thai.

Dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật phát triển

  • Thị giác bất thường như nhìn mờ hoặc thấy chớp sáng.
  • Tăng huyết áp.
  • Xét nghiệm máu bất thường.
  • Đau đầu không trị được.

Điều trị sản giật

Nguyên tắc điều trị chính của sản giật là phòng ngừa từ đầu. Theo dõi khám thai định kì giúp phát hiện và chẩn đoán sớm. Kiểm tra đạm trong nước tiểu, theo dõi huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm trương hay huyết áp dưới, để ý tình trạng giữ nước trong cơ thể.

  • Nghỉ ngơi, thậm chí vệ sinh cá nhân tại giường.
  • Nhập viện nếu cần sau khi được chẩn đoán sản giật.
  • Theo dõi tim thai nhi và sự phát triển của thai. Làm biểu đồ tim thai– cơn gò (CTG). Siêu âm là công cụ hiệu quả để đánh giá sự phát triển của thai.
  • Theo dõi huyết áp của mẹ. Dùng thuốc hạ áp để đưa huyết áp về mức bình thường.
  • Có thể dùng thuốc lợi tiểu để giảm phù và tránh tình trạng ứ nước trong cơ thể.
  • Có thể dùng thuốc chống co giật, thuốc thường dùng là Magnesium Sulphate (ma-giê sun-phát).

Trường hợp sản giật nặng thậm chí phải cố định bà bầu để chống co giật. Cho thở oxy và dùng thuốc chống co giật để tối ưu lượng oxy lên não và tới thai nhi. Chỉ định sinh mổ ngay lập tức kể cả bé chưa đủ trưởng thành.

Biến chứng của sản giật

  • Bong nhau thai là nguy cơ chính của tiền sản giật và sản giật.
  • Sinh non.
  • Rối loạn đông máu hay còn gọi là Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC).
  • Trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng mẹ và bé nhưng nếu theo dõi sát và chăm sóc đặc biệt thì tình huống này rất ít xảy ra.

Mục tiêu chung của điều trị sản giật là giảm nguy cơ gây hại đến mẹ và bé. Nếu có thể, giải pháp sinh mổ sẽ được trì hoãn đến lúc bé 32-34 tuần tuổi đối với sản giật nặng. Nếu nhẹ, thời điểm sinh thường được kéo tới 36 tuần hoặc hơn. Cân bằng giữa nguy hiểm cho mẹ và sự trưởng thành cho thai là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị sản giật.

Lưu ý: Bạn nên khám thai định kì ngay cả khi bạn cảm thấy mình hoàn toàn khoẻ mạnh. Tiền sản giật và sản giật không phải lúc nào cũng phát hiện được thông qua đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu.

Hy vọng bài viết trên đây của Huggies đã giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu và biến chứng của sản giật khi mang thai. Thương hiệu tã bỉm Huggies sẽ luôn đồng hành cùng mẹ và bé đồng hành trong hành trình sinh con tuyệt vời này. Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe.

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Mang thai 07/12/2018

Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa

Chuột rút khi mang thai là sự co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hoặc nhiều nhóm cơ gây đau ở đùi, bắp chân và chân dữ dội.

Siêu âm thai 7 tuần
Mang thai 26/12/2018

Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi và những điều quan trọng mẹ cần biết

Dựa vào hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi để biết thai nhi đã bám chắc chưa, để xem nhịp tim và chỉ số phát triển. Tìm hiểu chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi và dấu hiệu thai khỏe.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;